chất chuẩn tham chiếu cho thuốc. Nó ức chế HMG-CoA reductase, chống lại tác dụng của P-407, do đó làm giảm TC huyết thanh. Ngoài ra, nó cũng làm giảm mức LDL bằng cách hạ thấp mức độ tiền chất của nó (VLDL và IDL), giúp tăng cường hơn nữa tác dụng hạ lipid của nó. Hiện nay, có bảy loại statin khác nhau nói chung, nhưng chỉ atorvastatin và rosuvastatin được sử dụng trong liệu pháp cường độ cao. Atorvastatin có mức độ điều chỉnh rối loạn lipid máu vừa phải, thuốc có giá thành phù hợp và sẵn có trên thị trường tại thời điểm nghiên cứu nên thường được chọn làm thuốc đối chứng dương cho các đánh giá tác dụng hạ lipid máu trên mô hình thực nghiệm cũng như lâm sàng [35].
Kết quả bảng 3.5 cho thấy atorvastatin có hiệu quả giảm đáng kể tình trạng tăng lipid máu trên thực nghiệm về các chỉ số TC, TG, non-HDL-C. So sánh với mội số kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có kết quả tương đồng với nghiên cứu của tác giả Phạm Thanh Tùng, Tạ Thu Thủy và Đỗ Quốc Hương [16, 26, 28].
4.2.3. Đánh giá tác dụng của cao chiết lá chè vằng trên các chỉ số lipid máu
Như chúng ta đã biết, ở hầu hết các phòng xét nghiệm, các chỉ số lipid máu thường được định lượng bao gồm TG, TC và HDL- C. Chỉ số LDL-C được tính theo công thức Friedewald: LDL- C (mmol/L) = TC- HDL- C - TG/ 2,2. Đây là công thức tương đối tin cậy và được Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol của Mỹ (National cholesterol Education Program - NCEP) khuyến cáo như một phương pháp thông thường để tính LDL- C [42]. Tuy nhiên công thức Friedewald cũng có những hạn chế nhất định, có thể gây sai số khi tính toán vì dựa trên định lượng 3 thông số lipid khác. Hơn nữa, nếu nồng độ TG > 2,26 mmol/L thì công thức này không đáng tin cậy và phải nhịn đói ít nhất 8 giờ trước xét nghiệm để loại trừ sự tồn tại của chylomicron trong máu [30]. Vì vậy, NCEP đã đưa ra chỉ số non- HDL-C, được tính toán theo công thức: non - HDL-C = TC - (HDL-C) khi nồng độ TG > 2,26 mmol/L [42]. Non - HDL- C chủ yếu bao gồm LDL và VLDL. Nồng độ non - HDL- C có thể được định lượng ngay cả những trường hợp không nhịn đói [48].
Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.5 cho thấy cao chiết chè vằng có tác dụng điều chỉnh RLLPM, nhưng hiệu quả lên các chỉ số lipid máu có khác
nhau: Cả hai mức liều 36 mg/kg và liều 108 mg/kg đều làm giảm có ý nghĩa thống kê chỉ số TG, TC, non-HDL-C lần lượt là (7,9%, 15,6% và 16,9%) và (9,3%, 16,8% và 18,3%) so với lô mô hình. Có thể thấy cao chiết liều cao hơn thể hiện tác dụng điều chỉnh các chỉ số lipid tốt hơn. Tuy nhiên mức giảm các chỉ số lại thấp hơn so với thuốc đối chứng atorvastatin 100 mg/kg (TG: ↓14,3%; TC: ↓27,2%; non-HDL-C: ↓18,9%).
Giải thích cho tác dụng hạ lipid máu của cao chiết từ lá cây chè vằng: nghiên cứu từ những năm 1984 cho thấy chè vằng có terpenoid, glycosid đắng, flavonoid, syringin. Nhiều hợp chất có dược tính tốt đã được biết và công nhận như betulin, axit betulinic, 3β-acetyl-oleanoic, lupeol, β-sitosterol, rutin, astragalin, isoquercetrin, nicotiflorin, verbascosid, isoverbascosid, isooleoverbascosid, apiosylverbascosid, 6'-O-menthiafoloylverbascosid, Daucosterol, Dotriacontanol [7, 43]. Trong đó một số thành phần đã được chứng minh rằng có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu có thể kể đến là:
Betulin: Các protein liên kết yếu tố điều hòa sterol (SREBPs) là yếu tố phiên mã chính kích hoạt sự biểu hiện của các gen liên quan đến sinh tổng hợp cholesterol, axit béo và chất béo trung tính. Nghiên cứu của Jing-Jie Tang (2011) đã chỉ ra rằng sự ức chế SREBP bởi betulin đã làm giảm sinh tổng hợp cholesterol và axit béo do giảm thúc đẩy sự suy thoái HMG-CoA reductase. Vì vậy betulin được coi là một hợp chất hàng đầu để phát triển các loại thuốc điều trị chứng tăng lipid máu [47].
Lupeol: Điều trị bằng lupeol liều 50 mg/kg/ngày trên mô hình chuột cống ăn cholesterol ngoại sinh trong 15 ngày đã giảm đáng kể mức lipid với mức giảm TC và TG lần lượt là 26,7% và 28,7% so với lô mô hình. Nhóm được điều trị bằng lupeol đã cho thấy sự bài tiết cholesterol trong phân và axit mật và dần dần mức cholesterol trở lại bình thường [46].
Rutin: Một nghiên cứu về “tác dụng của rutin trên mô hình chuột tăng cholesterol máu” (2009) của Ziaee và cộng sự cho thấy chế độ ăn giàu cholesterol kết hợp với 10 mg/kg rutin đã làm giảm 21,1% TC và 48,8% LDL- C [54].
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tính an toàn và tác dụng trên các thông số lipid máu của cao chiết từ lá cây Chè vằng Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae trên thực nghiệm - 1
- Đánh giá tính an toàn và tác dụng trên các thông số lipid máu của cao chiết từ lá cây Chè vằng Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae trên thực nghiệm - 2
- Giới Thiệu Về Cao Chiết Lá Cây Chè Vằng (Jasminum Subtriplinerve Blume Oleaceae)
- Đánh Giá Tác Dụng Hạ Lipid Máu Dựa Trên Mô Hình Gây Tăng Cholesterol Máu Nội Sinh
- Tế Bào Gan Bình Thường. 2. Tế Bào Gan Thoái Hóa Nhẹ. 3. Tế Bào Gan Thoái Hóa Vừa.
- Đánh giá tính an toàn và tác dụng trên các thông số lipid máu của cao chiết từ lá cây Chè vằng Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae trên thực nghiệm - 7
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận:
Cao chiết chè vằng mức liều 18 mg/kg/ngày và 54 mg/kg/ngày trên chuột cống trắng trong 90 ngày cho kết quả an toàn.
Cao chiết chè vằng mức liều 36 mg/kg/ngày và 108 mg/kg/ngày trên chuột nhắt trắng gây mô hình RLLPM nội sinh bằng P-407 trong 7 ngày cho kết quả giảm đáng kể các chỉ số lipid có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) trong máu là TC, TG, non-HDL-C. Có thể tiến hành các nghiên cứu trên lâm sàng.
Đề xuất:
Cần thêm các nghiên cứu trên in vitro để đánh giá tác dụng hạ lipid máu của thành phần rutin, lupeol và betulin có trong cao chiết chè vằng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Đông Thị Hoài An (2005), Lipid, apoprotein, lipoprotein huyết tương, Hóa sinh lâm sàng, Nhà xuất bản Y học chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
2. Bộ môn hoá sinh Trường Đại học Y Hà Nôi (2001), Chuyển hoá lipid, Hoá sinh, Nhà xuất bản Y học.
3. Bộ Y tế (1996), Quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực thuốc cổ truyền.
4. Bộ Y tế (2004), Danh mục thuốc quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết-chuyển hóa.
6. Bộ Y Tế (2015), Quyết định 141/QĐ-K2ĐT 2015 Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc từ Đông Y, thuốc từ dược liệu.
7. PGS.TS Ngô Kim Chi (2017), "Nghiên cứu hiệu quả chiết và thử nghiệm hoạt tính sinh học lá chè vằng La Văng Cam Lộ Quảng Trị", Viện Hàn Lâm Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam.
8. TS Tạ Mạnh Cường (2010), Rối loạn lipid máu (tăng lipid máu).
9. Đại học Y Hà Nội (2007), Sinh lý bệnh và miễn dịch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Hà (2007), Lipid máu và rối loạn chuyển hóa lipid, Chuyên đề Sau đại học, Bộ môn hóa sinh - trường Đại học Y Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Ninh Hải (1986), GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CÂY CHÈ VẰNG (Jasminum subtriplinerve Blume - Oleaceae), Luận án Tiến sĩ Dược học.
12. Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam (1998), Khuyến cáo số 06 - Xử trí rối loạn lipid máu.
13. Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam (2008), "Khuyến cáo 2008 của hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu", Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, pp. 94-99.
14. Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam (2008), Xử trí rối loạn lipid máu, Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu.
15. Nguyễn Văn Hưng (2018), Giải phẫu bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
16. Đỗ Quốc Hương (2016), Nghiên cứu độc tính và hiệu quả của viên nang Lipidan trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
17. Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương (2001), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
18. Phạm Khuê (2000), Vữa xơ động mạch, Bệnh học tuổi già, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
19. Phạm Khuê, Phạm Gia Khải và Nguyễn Lân Việt (2004), Xơ vữa động mạch, ed. khoa, Bài giảng bệnh học nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
20. Đỗ Tất Lợi (2001), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
21. PGS.TS. Nguyễn Nghiêm Luật (2012), Hóa sinh, Sách đào tạo bác sĩ đa khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
22. Phí Thị Ngọc (2001), Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc HHKV lên một số chỉ số lipid máu ở thỏ và chuột, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
23. Đoàn Thị Nhu (2006), "Phương pháp nghiên cứu dược lý thuốc chống tăng lipid máu và thuốc tác dụng trên vữa xơ động mạch", Phương pháp
nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, pp. 131-138.
24. Nguyễn Phương Thanh (2011), Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của Monacholes trên thực nghiệm, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
25. Phương Thanh Mai (2013), Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của bài thuốc Chỉ thực đạo trệ hoàn trên thực nghiệm, Luận văn thạc sỹ y hoc Hà Nội ed. Nội, Trường Đại học Y Hà, Hà Nội.
26. Tạ Thu Thủy (2016), Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng rối loạn liid máu của cao lỏng đại an, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Tuấn và Hoàng Thị Cúc (2022), "Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp", Tạp chí y học Việt Nam. 508(1).
28. Phạm Thanh Tùng (2019), Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang cứng Vinatan trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu trên thực nghiệm và lâm sàng, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam.
29. Nguyễn Lân Việt (2008), Cập nhật vai trò của Statin trong việc ngăn ngừa tiến triển của xơ vữa động mạch, Tài liệu hội thảo khoa học, Viện tim mạch học Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
30. Bairaktari Eleni T, Seferiadis Konstantin I, and Elisaf Moses S (2005), "Evaluation of methods for the measurement of low-density lipoprotein cholesterol", Journal of cardiovascular pharmacology and therapeutics. 10(1), pp. 45-54.
31. Dumortier G., et al. (2006), "A review of poloxamer 407 pharmaceutical and pharmacological characteristics", Pharm Res. 23(12), pp. 2709-28.
32. Expert Pannel on Detection Evaluation, and Treament of High Blood cholesterol in Adults (2001), "Executive Summary of The Third Report of The National Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel on Detection, Evaluation, And Treatment of High Blood Cholesterol In Adults (Adult Treatment Panel III)", Jama. 285(19), pp. 2486-97.
33. Feingold K. R. (2000), "Introduction to Lipids and Lipoproteins", in Feingold, K. R., et al., Editors, Endotext, MDText.com, Inc.Copyright 2000-2022, MDText.com, Inc., South Dartmouth (MA).
34. Garg A. and Simha V. (2007), "Update on dyslipidemia", J Clin Endocrinol Metab. 92(5), pp. 1581-9.
35. Golomb B. A. and Evans M. A. (2008), "Statin adverse effects : a review of the literature and evidence for a mitochondrial mechanism", Am J Cardiovasc Drugs. 8(6), pp. 373-418.
36. Johnston T. P. (2004), "The P-407-induced murine model of dose- controlled hyperlipidemia and atherosclerosis: a review of findings to date", J Cardiovasc Pharmacol. 43(4), pp. 595-606.
37. Johnston T. P., Korolenko T. A., and Sahebkar A. (2017), "P-407- induced Mouse Model of Dose-controlled Hyperlipidemia and Atherosclerosis: 25 Years Later", J Cardiovasc Pharmacol. 70(5), pp. 339-352.
38. Johnston Thomas P and Palmer Warren K (1993), "Mechanism of poloxamer 407-induced hypertriglyceridemia in the rat", Biochemical pharmacology. 46(6), pp. 1037-1042.
39. Leon C., et al. (2006), "Acute P-407 administration to mice causes hypercholesterolemia by inducing cholesterolgenesis and down- regulating low-density lipoprotein receptor expression", Pharm Res. 23(7), pp. 1597-607.
40. Loginova V. M., et al. (2013), "Comparative characteristics of lipemia models induced by injections of Triton WR-1339 and poloxamer 407 in mice", Bull Exp Biol Med. 155(2), pp. 284-7.
41. Millar J. S., et al. (2005), "Determining hepatic triglyceride production in mice: comparison of poloxamer 407 with Triton WR-1339", J Lipid Res. 46(9), pp. 2023-8.
42. Detection National Cholesterol Education Program . Expert Panel on and Adults Treatment of High Blood Cholesterol in (2002), Third report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel on detection, evaluation, and treatment of high blood cholesterol in adults (Adult Treatment Panel III), The Program.
43. Huong N. T., et al. (2008), "A new phenylpropanoid glycoside from Jasminum subtriplinerve Blume", J Asian Nat Prod Res. 10(11-12), pp. 1035-1038.
44. OECD (2001), Test Guideline for the Testing of Chemicals, Acute Oral Toxicity – Up and Down procedure.
45. OECD (2018), Test no. 408: repeated dose 90-day oral toxicity study in rodents, OECD Publishing.
46. Sudhahar V., Ashokkumar S., and Varalakshmi P. (2006), "Effect of lupeol and lupeol linoleate on lipemic--hepatocellular aberrations in rats fed a high cholesterol diet", Mol Nutr Food Res. 50(12), pp. 1212-9.
47. Tang J. J., et al. (2011), "Inhibition of SREBP by a small molecule, betulin, improves hyperlipidemia and insulin resistance and reduces atherosclerotic plaques", Cell Metab. 13(1), pp. 44-56.
48. Virani Salim S (2011), "Non-HDL cholesterol as a metric of good quality of care: opportunities and challenges", Texas Heart Institute Journal. 38(2), p. 160.