Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy - 12


Tên Vườn quốc gia

Giải pháp ưu tiên mức cao

Giải pháp ưu tiên mức

thấp


Nguyên nhân


Định hướng giải pháp

Vườn

Quy

Tăng

Hiện nay, Vườn quốc gia

Với nguồn lực đầu tư có hạn, giải pháp được tập trung

quốc gia

hoạch

cường sự

Xuân Thủy chưa có Quy

giải quyết ưu tiên từ phương án có giá trị trọng số lớn nhất

Xuân

không

tham gia

hoạch không gian phát triển

(Quy hoạch không gian phát triển du lịch), được coi là

Thủy

gian phát

của cộng

du lịch, đây là cơ sở tiền đề

giải pháp ưu tiên triển khai đầu tiên tại Vườn quốc


triển du lịch

đồng

cho việc quản lý, tổ chức phát triển du lịch sinh thái tại một Vườn quốc gia; qua phân tíchbằng phương pháp phân tích thứ bậc ta thấy, giá trị trọng số của phương án

Quy hoạch không gian phát

giaXuân Thủy. Lần lượt theo đó là các giải pháp được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Định hướng thị trường khách DL và marketing (0,252) và Quy hoạch các công trình phục vụ du lịch sinh thái (0,184)lần lượt có mức ưu tiên ở vị trí thứ hai và thứ ba. Các giải pháp tiếp theo lần lượt là Quy

hoạch cho thuê môi trường rừng (0,114), Đào tạo, nâng




triển du lịch là lớn nhất

cao năng lực quản lý, tổ chức (0,079) và Tăng cường sự




(0,319) và của phương án

tham gia của cộng đồng (0,051).




Tăng cường sự tham gia của





cộng đồng là nhỏ nhất





(0,051)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy - 12

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN


Với những kết quả trình bày ở trên, đề tài rút ra một số kết luận sau:


1. Về mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và công tác bảo tồn tại hai Vườn quốc gia:Hai Vườn quốc gia Xuân Thủy và Cúc Phương là hai trong số 30 Vườn quốc gia của Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái. Việc phát triển du lịch sinh thái phát huy tiềm năng, giá trị của khu vực, thông qua đó nhằm tuyên truyền, giáo dục môi trường đến với mọi du khách tham quan; tạo nguồn thu tài chính bền vững, làm cơ sở bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

2. Về những nhận định, đánh giá tổng quan về thực trạng quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia:Việc quản lý, tổ chức tại hai Vườn quốc gia Xuân Thủy và Cúc Phương bước đầu đảm bảo cho việc phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, tuy nhiên, trong thời gian tới, các Vườn quốc gia cần phải hoàn thiện hơn nữa về tổ chức bộ máyvà quản lý kinh doanh phát triển du lịch sinh thái nói chung và thực hiện các giải pháp đề xuất trình bày nêu trên tại đề tài này.

3. Về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia: (i) Đối với Vườn quốc gia Cúc Phương: mang nhiều giá trị trong nghiên cứu, học tập; có ưu thế về hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng và kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức du lịch sinh thái. Tuy nhiên, Vườn quốc gia Cúc Phương chưa có chiến lược cụ thể để quảng bá và phát triển du lịch sinh thái. Về cơ hội, Vườn quốc gia Cúc Phương có tiềm năng phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng như phát huy được tối đa lợi thế văn hóa dân tộc Mường trong gắn kết với phát triển du lịch. Tuy vậy, nguy cơ về ô nhiễm môi trường được coi là một trong những yếu tố chính đe dọa tới hoạt động bảo tồn của Vườn quốc gia; (ii) Đối với Vườn quốc gia Xuân Thủy: có nhiều lợi thế về các hoạt động tiếp thị du lịch và sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và năng lực của đội ngũ cán bộ còn kém. Đối với Vườn quốc

gia Xuân Thủy, địa phương đã chủ động hơn trong hợp tác quốc tế và nâng cao nhận thức môi trường của cộng đồng. Về nguy cơ, Vườn quốc gia Xuân Thủy phải đối mặt với sự khai thác tài nguyên tới cạn kiệt của người dân cũng như các hoạt động di chuyển tham quan.

4. Về các giải pháp ưu tiên trong quản lý, phát triển du lịch sinh thái:Đối với Vườn quốc gia Xuân Thủy, xét theo mức độ ưu tiên các phương án tổ chức và quản lý du lịch sinh thái, giải pháp Quy hoạch không gian phát triển du lịch là giải pháp ưu tiên triển khai đầu tiên tại khu vực.Đối với Vườn quốc gia Cúc Phương, xét theo mức độ ưu tiên các phương án tổ chức và quản lý du lịch sinh thái; giải pháp quy hoạch cho thuê môi trường rừng là giải pháp ưu tiên triển khaiđầu tiên.

5. Về các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái: góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển bền vững tại Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy.

Đối với Vườn quốc gia Xuân Thủy, xét theo mức độ ưu tiên các phương án tổ chức và quản lý du lịch sinh thái; giải pháp Quy hoạch không gian phát triển du lịch (0,319) được coi là phương án ưu tiên triển khai đầu tiên. Các giải pháp Định hướng thị trường khách du lịch và marketing (0,252) và Quy hoạch các công trình phục vụ du lịch sinh thái (0,184)lần lượt có mức ưu tiên ở vị trí thứ hai và thứ ba. Các giải pháp tiếp theo lần lượt là Quy hoạch cho thuê môi trường rừng (0,114), Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức(0,079) và Tăng cường sự tham gia của cộng đồng (0,051).

Đối với Vườn quốc gia Cúc Phương, xét theo mức độ ưu tiên các phương án tổ chức và quản lý du lịch sinh thái; giải pháp quy hoạch cho thuê môi trường rừng (0,341) được coi là giải pháp ưu tiên triển khai đầu tiên. Các giải pháp Tăng cường sự tham gia của cộng đồng (0,243) và Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức (0,167) lần lượt có mức ưu tiên ở vị trí thứ hai và thứ ba. Các phương án tiếp theo lần lượt là Quy hoạch các công trình phục vụ du lịch sinh thái (0,118); Định hướng thị trường khách DL và marketing (0,088); và Quy hoạch không gian phát triển du lịch (0,044).

Các giải pháp ưu tiên trong quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia Xuân Thủy và Cúc Phương được trình bày chi tiết, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trong đề tài. Với nguồn lực đầu tư có hạn, các Vườn quốc gia cần tập trung giải quyết lần lượt từng giải pháp nhằm từng bước nâng cao năng lực quản lý, tổ chức phát triển du lịch sinh thái tại khu vực.

KIẾN NGHỊ


Cần có một số cơ chế chính sách phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (trong đó có hai Vườn quốc gia nghiên cứu) để làm cơ sở cho việc mở rộng, phát triển du lịch sinh thái; đề tài đề xuất một số chính sách như sau:

(i) Chính sách đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái

* Chính sách đầu tư về cơ sở hạ tầng phát triển du lịch sinh thái trong Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên phảiphù hợp với quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng được duyệtvà quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và quy định hiện hành khác của Nhà nước.

* Các hạng mục do Nhà nước đầu tư bao gồm:

- Xây dựng trung tâm du khách.

- Xây dựng đường mòn thiên nhiên.

- Xây dựng hệ thống cấp điện, nước.

- Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước, chất thải.

* Các hạng mục do các tổ chức, cá nhân liên kết đầu tư:

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng; cho vay 50% kinh phí theo dự án được duyệt với lãi suất ưu đãi để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái, bao gồm:

- Các cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh du lịch: Nhà nghỉ; nhà ăn; nhà hàng bán lưu niệm...

- Các phương tiện vận chuyển du khách thân thiện với môi trường.

* Các hạng mục do Ban quản lý Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đầu tư:

- Nhà nước cho vay 100% kinh phí (3 năm đầu không tính lãi xuất) theo dự án được duyệt với lãi suất ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái:

- Các cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh du lịch: Nhà nghỉ; nhà ăn; nhà hàng bán lưu niệm...

- Các phương tiện vận chuyển du khách thân thiện với môi trường.

(ii) Chính sách hỗ trợ đào tào nguồn nhân lực phát triển du lịch sinh thái

- Nhà nước chi trả 100% kinh phí đào tạo nguồn nhân lực bao gồm: học phí và sinh hoạt phí cho những cán bộ làm du lịch sinh thái trong thời gian đào tạo.

- Đối tượng được đào tạo bao gồm: Đào tạo cán bộ quản lý hoạt động du lịch sinh thái. Đào tạo hướng dẫn viên du lịch sinh thái và nhân viên phục vụ dịch vụ du lịch sinh thái; người dân sống hợp pháp tại vùng đệm của Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

(iii) Chính sách về sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh phát triển du lịch sinh thái

Toàn bộ lợi nhuận thu được gồm: thu từ hoạt động dịch vụ, cho thuê môi trường rừng, thu phí dịch vụ môi trường rừng, lợi nhuận thu từ hoạt động liên doanh liên kết và các nguồn thu hợp pháp khác được sử dụng như sau:

- Ban quản lý khu rừng đặc dụng được sử dụng 25% nguồn thu trên để đầu tư phát triển rừng đặc dụng.

- Ban quản lý rừng khu đặc dụng được sử dụng 75% nguồn thu trên cho các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên như sau:

+ Hỗ trợ tăng lương, thưởng cho cán bộ, nhân viên đang làm việc tại ban quản lý rừng đặc dụng.

+ Hỗ trợ cho các hoạt động phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm của rừng đặc dụng.

+ Chi cho hoạt động tái đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái.

(iv) Chính sách góp vốn đầu tư liên doanh liên kết để phát triển du lịch sinh thái

- Những công trình cơ sở hạ tầng do nhà nước đầu tư xây dựng cho hoạt động phát triển du lịch sinh thái sẽ được định giá và tính vào số vốn liên doanh liên kết.

- Giá trị cảnh quan môi trường rừng để liên doanh liên kết.

- Việc định giá tài sản, và giá trị cảnh quan môi trường rừng do các cơ quan có thẩm quyền quy định.

(v) Chính sách về giá thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái

- Căn cứ vào quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững của Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên được duyệt, Ban quản lý rừngcho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng để tổ chức hoạt động du lịch sinh thái.

- Giá cho thuê môi trường rừng do cấp có thẩm quyền quyết định hoặc được xác định thông qua đấu giá trong trường hợp có từ hai tổ chức cá nhân trở lên cùng đề nghị thuê môi trường rừng.

- Giá thuê môi trường rừng được điều chỉnh 5 năm 1 lần theo thỏa thuận giữa Ban quản lý Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên và người thuê môi trường rừng trên cơ sở chính sách giá cả thời điểm của Nhà nước.

- Thời gian thuê môi trường rừng không quá 50 năm, hết thời hạn đó nếu hai bên thực hiện đúng hợp đồng thì Ban quản lý rừng đặc dụng và người thuê môi trường rừng có thể thỏa thuận tiếp tục kéo dài thời gian thuê nhưng thời gian kéo dài không quá 20 năm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1) Arabella Lakin (2012). Đầu tư du lịch sinh thái trong các Khu bảo tồn ở Việt Nam. WWF.

2) Michael R. Appleton, Trần Chí Trung và Vũ Thị Minh Hoa (2011). Đánh giá nhu cầu năng lực cho việc quản lý Khu bảo tồn ở Việt Nam và đề xuất mô tả công việc cho một số vị trí công tác then chốt. GIZ. Hà Nội.

3) Lê Huy Bá (2006). Du lịch sinh thái.

4) Ban Quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương (2013). Báo cáo công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học hàng năm của các Vườn quốc gia Cúc Phương. Ninh Bình.

5) Ban Quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy (2011). Báo cáo công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học hàng năm của các Vườn quốc gia Cúc Phương. Nam Định.

6) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007). Thông tư số 78/2011/TT- BNNPTNT ngày 11/11/2011: quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

7) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007). Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007: ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu BTTN.

8) Lê Thạc Cán (1995). Nâng cao nhận thức môi trường. Hà Nội.

9) Vũ Tuấn Cảnh (1991). Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam.

10) Chính phủ (2006). Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006: thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.

11) Chính phủ (2010). Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010: hướng dẫn Luật đa dạng sinh học.

12) Chính phủ (2010). Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010: về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí