Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch

Theo TS.Trần Thúy Diễm để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của một vùng cần có những tiêu chí sau đây.

« Thứ nhất, là độ hấp dẫn và khả năng tổ chức các loại hình du lịch : khả năng thu hút khách du lịch

Thứ hai, là vị trí và khả năng tiếp cận điểm du lịch : Sự thuận lợi về địa điểm và thuận tiện về phương tiện tiếp cận.

Thứ ba, là khả năng đón tiếp của điểm du lịch : sức chứa của điểm du lịch, các dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Thứ tư, độ bền vững của tài nguyên và môi trường. » [3]

Dựa vào nghiên cứu của TS. Trần Thúy Diễm, tác giả luận văn đề xuất các tiêu chí sau đây là tiêu chí để đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa của thành phố Hà Nội.

Tiêu chí đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa


Số lượng du khách tham quan và sử dụng loại hình du lịch văn hóa

độ hấp dẫn và khả

Sự thỏa mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa

khả năng đón tiếp

Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa


Hình 1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch

văn hóa

Theo đó, các tiêu chí đánh giá bao gồm:

* Số lượng du khách tham quan và sử dụng loại hình du lịch văn hóa

Số lượng du khách tham quan và sử dụng loại hình du lịch văn hóa là tiêu chí đầu tiên để đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa. Nếu số lượng du khách tham quan và sử dụng loại hình du lịch văn hóa càng

cao chứng tỏ hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn càng tốt và ngược lại.

Số lượng du khách tham quan và sử dụng loại hình du lịch văn hóa được thu thập từ số liệu của Tổng cục du lịch hay các Vụ trực thuộc Tổng cục, các đơn vị sự nghiệp như Báo Du lịch, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Tạp chí du lịch, Trung tâm thông tin du lịch...

* Sự thỏa mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa

Sự thỏa mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa là tiêu chí thứ hai dùng để đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa. Nếu sự thỏa mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa càng cao chứng tỏ hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn càng tốt và ngược lại.

Sự thỏa mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa được đo lường thông qua phương pháp phỏng vấn thông qua các bảng hỏi mở hoặc đóng để nhìn nhận ý kiến đánh giá của các khách hành khi sử dụng các gói sản phẩm du lịch văn hóa.

* Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dulịch văn hóa

Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa là tiêu chí thứ ba dùng để đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa. Nếu hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa càng cao chứng tỏ hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn càng tốt và ngược lại.

Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa được đo lường thông qua kết quả doanh thu, lợi nhuận kinh doanh nói chung và doanh thu, lợi nhuận từ kinh doanh các sản phẩm du lịch văn hóa nói riêng.


Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

2.1 Các điều kiện phát triển du lịch văn hóa ở Hà Nội.

2.1.1 Tài nguyên du lịch nhân văn

2.1.1.1 Các di tích lịch sử văn hóa.

Các di tích lịch sử văn hóa là tài nguyên du lịch quan trọng của du lịch Hà Nội. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử đã để lại trên mảnh đấy thủ đô nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, phong phú đa dạng cả về nguồn gốc lẫn loại hình có giá trị lớn đối với du lịch.

* Về số lượng: Cho đến nay theo ước tính trên địa bàn Hà Nội có khoảng hơn 2000 di tích lịch sử văn hóa,với mật độ 2 di tích/1 km2. Điều đáng chú ý là chất lượng di tích ở Hà Nội còn khá cao, đa số các di tích đều có giá trị nghệ thuật. Một số lớn các di tích này được nhà nước cấp bằng công nhận di tích quốc gia. Tính đến năm 2014 cả nước có gần 2000 di tích được xếp hạng. Trong đó Hà Nội có hơn 360 di tích được cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, đứng đầu cả nước về số lượng di tích được

xếp hạng nên so sánh tương quan giữa ba trung tâm du lịch của cả nước thì tỉ lệ di tích Hà Nội cao hơn cả.

Bảng 2.2 Tương quan về số lượng di tích lịch sử văn hóa


Số TT

Địa điểm

Số di tích xếp

hạng

Tỷ lệ (%)

1

2

3

Cả nước Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh

1.986

360

47

100

18,12

2,36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 - 4


4

Thừa Thiên Huế

326

16,41


* Về loại hình: Theo tài liệu của cục bảo tang bộ văn hóa thông tin, trong số các di tích được xếp hạng ở Hà Nội, số lượng các di tích nghệ thuật chiếm tỉ lệ cao nhất (46,16%) tiếp đến là các di tích lịch sử (~29%) .

Bảng 2.3 Số lượng và tỉ lệ các loại hình di tích ở Hà Nội.


Số TT

Loại hình di tích

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

Di tích lịch sử

Di tích nghệ thuật

Di tích lịch sử kiến trúc DT LS kiến trúc nghệ thuật Di tích kiến trúc nghệ thuật Di tích kiến trúc

Di tích cách mạng Danh thắng

Tổng số

69

25

6

35

174

9

35

7

360

19,16

6,94

1,66

9,72

38,33

2,5

9,72

1,94

100

Nguồn: Lưu Minh Trị ; Hà Nội Danh thắng và Di tích, Nxb Hà Nội,2009 Những số liệu phân tích trên có thể thấy nhóm di tích kiến trúc, lịch sử nghệ tuật chiếm tỷ lệ cao nhất ở Hà Nội (38,33%), nhóm di tích cách mạng chiếm 9,72 %. Từ đó có thể thấy định hướng chính trong việc khai thác các di tích ở Hà Nội để phục vụ phát triển du lịch là các di ti chs lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật là chủ yếu. Một điều rất quan trọng là di tích của Hà Nội có giá trị phục vụ du lịch cao. Nhiều di tích được xếp vào loại di tích có giá trị

đặc biệt và thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách.

Bảng 2.4: Các di tích có giá trị đặc biệt về du lịch văn hóa ở Hà Nội


Số TT

Tên di tích

Địa điểm

1

2

Khu di tích Hồ Chí Minh

Chùa Một Cột

Ba Đình

Ba Đình


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Văn Miếu – Quốc Tử Giám Cụm di tích hồ Hoàn Kiếm Cụm di tích hồ Thiền Quang Hồ Tây và các di tích

Chùa Trấn Quốc Đền Quán Thánh Cột cờ Hà Nội Chùa Kim Liên

Khu di tích Đống Đa Đền Hai Bà Trưng Cố đô Cổ Loa

Đền Sát – Đông Anh Ô Quan Chưởng Phố cổ Hà Nội Đền Voi Phục

Chùa Huỳnh Quang

Đống Đa Hoàn Kiếm Hai Bà Trưng Ba Đình

Ba Đình Ba Đình Ba Đình Đống Đa Đống Đa Mê Linh Đông Anh Đông Anh

Hoàn Kiếm Hoàn Kiếm Ba Đình

Thanh Trì


Nhìn vào bảng 2.4 có thể thấy ngay mức độ tập trung ở quận Ba Đình 7 di tích. Nói cách khác số lượng di tích đặc biệt quan trọng tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành. Do đó trong luận văn này tôi tập chọn khu vực nội thành thành phố Hà Nội là phạm vi nghiên cứu.

2.1.1.2 Lễ hội truyền thống

Đồng bằng sông Hồng mà Hà Nội là trung tâm là quê hương của hội làng, hội vùng, hội cả nước là cái nôi của lễ hội nông nghiệp và lễ hội lịch sử. Điều đó có nghĩa là những lễ hội dân gian của Hà Nội cũng bao quát những nét chung với những lễ hội cả nước, nhiều lễ hội dân gian của Hà Nội cũng là lễ hội mà nhân dân cả nước cũng tổ chức khắp nơi, nhất là những lễ hội liên quan đến canh tác, làm ăn, đến tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên Hà Nội cũng

có lễ hội đặc trưng riêng của mình như lễ hội An Dương Vương (Cổ Loa – Đông Anh) vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch; hội Gióng vào ngày 9 tháng Tư âm lịch. Hội đền Hai Bà Trưng vào ngày 6 tháng 2 âm lịch.... Cho tới nay trong số các di tích được xếp hạng ở Hà Nội thì có đến gần 90 % là đền, đình, chùa. Do chính là địa điểm tổ chức các lễ hội truyền thống.

Hà Nội còn có lễ hội ở đến, chùa, phủ những lễ hội này chiếm vị trí không nhỏ trong sinh hoạt văn hóa của người Hà Nội. Những ngày hội ở phủ Tây Hồ, đền, chùa Hà, chùa Quán Sứ là những lễ hội nổi tiếng. Những lễ hội lớn không chỉ bó hẹp trong phạm vi một làng, một thôn. Lễ hội ở Hà Nội trở thành lễ hội của cả một vùng rộng lớn. Du lịch văn hóa lễ hội dân gian là hành trang không thể thiếu được bởi lẽ với lễ hội truyền thống ngành du lịch có cơ hội để giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc.

2.1.2 Các tài nguyên du lịch văn hóa khác.

2.1.2.1 Ca mùa nhạc dân tộc.

Hà Nội là trung tâm văn hóa của cả nước và trong quá khứ là thủ đô của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Do vậy cũng là nơi phát sinh và phát triển các dòng ca mùa nhạc, ca múa nhạc cung đình và ca mùa nhạc dân gian. Khởi thủy của ca múa nhạc cung đình bắt đầu từ thời Trần với các nhạc cụ như trống cơm, tiêu, sáo, mõ. Còn nhạc dân gian với các nhạc cụ như đàn cầm, đàn tranh, đàn tì bà. Tuy nhiên phân chia như vậy nhạc cung đình vẫn dựa trên nền nhạc dân gian.

Hầu hết các loại ca nhạc phổ biến ở đồng bằng Sông Hồng như ngâm thơ, hát ru, cò lả, trống quân ... đều phổ biến tại Hà Nội. Mặc dù vậy đặc sắc nhất đối với Hà Nội là các loại hát ả đào và hát trầu văn, ngoài ra còn các làn điệu khác như tuồng, chèo, cải lương... Trong ác loại trình diễn dân gian, đặc sắc nhất phải kể đến múa rối nước có nguồn gốc rất lâu đời và tập trung chủ yếu ở huyện Đông Anh. Hiện nay mùa rối nước vẫn được đông đảo du khách quốc tế quan tâm. Hà Nội thừa hưởng một nền âm nhạc cung đình Thăng Long

xưa, một nền âm nhạc được tạo dựng từ thời nhà Lý lấy vùng Đại La làm khinh đô nước Đại Việt.

Văn nghệ, nghệ thuật ở thu đô rất phong phú: hát trống quân, hát chèo. Nhưng đặc trưng nhất vẫn là ca trù. Ca trù có nguồn gốc từ lối hát cửa đình, hát cửa đình vừa là hình thức vừa là phong cách thể hiện của đào kép đáp ứng yêu của của dân làng trong nhưng ngày lễ hội ngoài việc phục vụ nghi lễ.

Múa dân gian là bộ phận của mùa dân tộc nó không thể thiếu và đã làm sống dậy không khí vui tươi mang ý nghĩa xã hội trong các lễ hội của làng quê. Ở Hà Nội phổập nhất là múa sư từ và nổi tiếng nhất là múa rối nước. Theo các nhà nghiên cứu thì ngay từ thế kỷ XI múa rối nước đã rất thịnh hành, mùa rối nước cổ truyền như là một hội làng thu nhỏ. Sân khấu rối nước với những nhà thủy đình mái cong, ở sân khấu người diễn viên đứng là buồng trò đề điều khiển con rối, thao tác hệ thống dây điều khiển bên ngoài và dưới nước.

2.1.2.2 Ẩm thực.

Người Hà Nội rất chú tâm đến cách ăn uống và coi như một sự thưởng thức văn hóa. Quan niệm này có lẽ ít nơi nào có được. Hà Nội nổi tiếng với rượu mơ, món ăn của người Hà Nội cũng phong phú và hấp dẫn,nhiều món ăn tưởng chừng dân giã nhưng lại rất đặc sắc và cầu kỳ trong chế biến như các loại bún, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá, bánh tôm, phở và Cốm làng Vòng.

Ngoài ra Hà Nội còn là trung tâm tổ chức các sự kiện văn hóa thể thao, thu hút khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến Hà Nội tham dự các sự kiện. Là một thủ đô hòa bình – Hà Nội có thế mạnh về tiềm năng du lịch văn hóa và nhiều loại hình du lịch khác. Tuy nhiên trong luận văn này tôi chọn ba cụm di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu để làm đối tượng nghiên cứu đề tài là : Văn Miếu Quốc Tử Giám – Cụm di tích Hồ Chí Minh – Cụm di tích Hồ Hoàn Kiếm. Đây được coi là 3 trung tâm du lịch văn hóa thu hút nhiều khách du lịch khi đến với Hà Nội nhất trên toàn địa bàn.

2.2. Sơ lược tình hình phát triển kinh tế xã hội Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013

Bảng 2.1 dưới đây tổng hợp các số liệu đánh giá về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2009 – 2013.

Bảng 2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013


Chỉ tiêu

ĐVT

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá cố định

1994


Tỷ đồng


73.478


81.175


87.719


94.810


102.062

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện

hành


Tỷ đồng


243.210


291.750


326.470


373.000


403.540

Tăng tổng sản

phẩm trên địa bàn


%


11,04


10,13


8,1


8,08


8,19

GDP/người

Triệu

đồng

36,79

43,0

46,9

52,3

56,9

Vốn đầu tư phát

triển

Tỷ đồng

167.453

193.587

232.659

279.000

30.098

Số người được giải quyết việc

làm


Người


130.060


138.800


133.000


128.600


136.089

Tổng thu ngân

sách

Tỷ đồng

106.181

123.610

138.893

138.373

130.100

Nguồn:Báo cáo tổng quát tình hình Kinh tế - Xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013, Cục Thống kê Hà Nội.

Theo đó, tình hình phát triển KTXH Thủ đô giai đoạn 2009 – 2013 đã đạt được những kết quả như sau:

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí