Địa Điểm, Đối Tượng Nghiên Cứu.

Chương 2

ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và pham vị nghiên cứu


VQG

Cát Bà

S

2.1.1. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu.


VQG Cát Bà nằm trên địa giới hành chính thuộc 6 xã và một thị Trấn: xã Gia Luận, Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu, Việt Hải và thị trấn Cát Bà, cách thành phố Hải Phòng khoảng 45km về phía Đông, cách thành phố Hạ Long 25 km về phía Nam, có toạ độ địa lý:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Từ 20044’ - 20055’ vĩ độ Bắc

Từ 106054’ - 107010’ kinh độ Đông

Đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quản lý vườn quốc gia Cát Bà bền vững - 4

Bao bọc xung quanh các xã trên và VQG là sông, biển.

Phía Bắc và Đông Bắc giáp vịnh Hạ Long được ngăn cách bởi Lạch Ngăn và Lạch Đầu Xuôi của Quảng Ninh.

Phía Tây và Tây Nam là cửa sông Bạch Đằng, sông Cấm và biển Hải Phòng

- Đồ Sơn.

Phía Đông và Đông Nam giáp Vịnh Lan Hạ.

Địa điểm triển khai nghiên cứu là VQG Cát Bà, vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Bà gồm 1 vùng đệm trong (thuộc xã Việt Hải) và các vùng đệm ngoài thuộc các 5 xã, 1 thị trấn.

Vị trí địa lý VQG Cát Bà cực kỳ

thuận lợi, chỉ cách thành phố Hải Phòng 45km cách thủ đô Hà Nội 150km và nằm bên cạnh Vịnh Hạ long - Di sản thiên nhiên thế giới, gần với khu du lịch Đồ Sơn.

Thành phố Hải Phòng là đô thị lớn thứ ba của cả nước, được coi là một cực của tam giác động lực phát triển kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Về mặt hành chính, Cát Bà thuộc huyện Cát Hải - TP. Hải Phòng, nhưng trên thực tế Cát Bà gắn liền với Vịnh Hạ Long và nằm ở cửa ngò của đường giao thông biển quan trọng nhất của Miền Bắc.

Chính vì vậy, khách thăm quan du lịch từ nơi khác đến, đặc biệt là những thành phố khu vực phía Bắc sẽ không tốn quá nhiều thời gian để có thể có những chuyến du lịch thưởng ngoạn thiên nhiên tại VQG Cát Bà, đến VQG Cát Bà với hai sự lựa chọn. Đi bằng đường thủy với tàu cao tốc từ Bến Bính (Hải Phòng) mất khoảng 45 phút. Đi qua vịnh Hạ Long với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt đẹp, nơi đây được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, đến vịnh Lan Hạ tuy nhỏ hơn nhưng có nhiều đảo đá vôi, xếp đan xen gần nhau trông rất hùng vĩ. Nếu đi bằng đường bộ, xe ô tô từ Hải Phòng đến bến cảng Ðình Vũ, theo tầu cao tốc sang bến Cát Hải rồi xuyên qua VQG Cát Bà bằng ô tô trên đường dài 31 km (đường nhựa).

VQG Cát Bà có khoảng cách tới thủ đô Hà Nội tương đối gần - nơi có cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất Miền Bắc. Thêm nữa, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 5km có sân bay quốc tế Cát Bi, với những định hướng mở rộng trong tương lai sẽ là một lợi thế lớn để phát triển du lịch.

VQG Cát Bà còn là vùng lòi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát bà, được UNESCO công nhận năm 2004. Với những tiềm năng lợi thế đó nên VQG Cát Bà có nhiều cơ hội để phát triển du lịch không chỉ mức độ trong nước mà còn cả trong khu vực và tầm cỡ thế giới.

Để đạt được mục tiêu thì đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các dạng tài nguyên có thể được khai thác phục vụ cho phát triển du lịch gồm các tài nguyên thiên nhiên (Hệ động thực vật, cảnh quan, suối, hồ, vịnh, biển…) và các dạng tài nguyên nhân văn là các di tích văn hoá lịch sử, đền chùa, lễ hội phong tục tập quán,…Các giá trị có thể khai thác phục vụ cho phát triển du lịch.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu.


- Nghiên cứu mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với quản lý bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Bà, và các vùng phụ cận, cùng với các thể chế chính sách của việc phát triển du lịch sinh thái và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học.

- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013, các số liệu cập nhật cố gắng thực hiện đến sát thời gian nghiên cứu, với mong muốn có những số liệu gần nhất, mới nhất nhằm đưa ra được định hướng sát thực cho việc phát triển DLST ở VQG Cát Bà.

2.2. Nội dung nghiên cứu


a. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái ở VQG và KBTTN.


b. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cát Bà. Tài nguyên đa dạng sinh học, điều kiện dân sinh kinh tế của dân cư các xã vùng đệm. Mối quan hệ của phát triển kinh tế với việc bảo vệ rừng bảo vệ đa dạng sinh học của khu vực.

c. Hiện trạng hoạt động du lịch gồm cơ cấu tổ chức của Vườn Quốc gia Cát Bà, tình hình nhân sự, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái (Nhà ở, khách sạn, nhà ăn uống, khu vui chơi giải trí, đường nội bộ, các dịch vụ khác…), Nhu cầu phát triển du lịch.

d. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc Gia Cát Bà gồm các giải pháp kĩ thuật (quy hoạch cơ sở vật chất phục vụ du lịch, lôi kéo cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch), giải pháp xã hội như giáo dục môi trường.

2.3. Quan điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu đề xuất phát triển DLST hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững.

- Coi con người là trung tâm của các vấn đề bảo tồn, phát triển du lịch sinh thái nhằm cải thiện sinh kế hỗ trợ cộng đồng địa phương.

2.4. Phương pháp nghiên cứu


2.4.1 Phương pháp luận / Cách tiếp cận


* Tiếp cận hệ sinh thái


Tiếp cận hệ sinh thái đặt con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hướng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định. Bởi vậy, tiếp cận hệ sinh thái có thể được sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng tính đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều người sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Chính vì vậy nó thích hợp với các nhà chuyên môn và những người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các vùng bảo tồn, quy hoạch đô thị và nhiều lĩnh vực khác.

Tiếp cận hệ sinh thái bao gồm 12 nguyên lý cơ bản [23]:

1. Những mục tiêu của quản lý đất, nước và môi trường sống là một vấn đề của sự lựa chọn xã hội.

2. Quản lý nên được phân cấp đến cấp quản lý phù hợp nhất và thấp nhất.

3. Các nhà quản lý hệ sinh thái nên xem xét những ảnh hưởng (thực tế hoặc tiềm năng) của các hoạt động họ thực hiện tới những hệ sinh thái lân cận và các hệ sinh thái khác.

4. Nhận thức rò những lợi ích có thể đạt được từ quản lý, đó là sự cần thiết thường xuyên để hiểu được và quản lý hệ sinh thái trong một bối cảnh kinh tế.

5. Việc bảo tồn cấu trúc và chức năng hệ sinh thái, để duy trì dịch vụ hệ sinh thái nên được xem là một mục tiêu ưu tiên của tiếp cận hệ sinh thái.

6. Hệ sinh thái nên được quản lý trong phạm vi chức năng của nó.

7. Tiếp cận hệ sinh thái nên được thực hiên trong một pham vi không gian và thời gian phù hợp.

8. Mục tiêu của quản lý hệ sinh thái nên được thiết lập cho dài hạn.

9. Quản lý phải nhận ra sự thay đổi là không thể tránh khỏi.

10. Tiếp cận hệ sinh thái nên tìm kiếm sự cân bằng thích hợp với sự hòa nhập của việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học.

11. Tiếp cận hệ sinh thái nên xem xét tất cả các dạng thông tin có liên quan, bao gồm những kiến thức khoa học, kiến thức bản địa, sự đổi mới và thực tiễn.

12. Tiếp cận hệ sinh thái nên thu hút sự tham gia của tất cả các bên có liên quan của một xã hội và những kiến thức khoa học.

Gill Shepherd đã đưa ra 5 bước thực hiện nhằm áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào thực tiễn một cách hiệu quả [23].

Bước A: Xác định các bên tham gia chính, định ranh giới hệ sinh thái và xây dựng mối liên hệ giữa chúng.

Bước B: Mô tả đặc trưng cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái và xây dựng cơ chế quản lý, quan trắc hệ sinh thái.

Bước C: Xác định những vấn đề kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các thành phần của nó.

Bước D: Chỉ ra những ảnh hưởng có thể có của hệ sinh thái mục tiêu đối với các hệ sinh thái lân cận.

Bước E: Đưa ra các mục tiêu dài hạn và những cách thực hiện mềm dẻo nhằm đạt được các muc tiêu đó.

* Tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng

Quản lý thiên nhiên dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của cộng đồng địa phương.

“Dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà người sử dụng tài nguyên cũng đồng thời là người quản lý tài nguyên đó. Điều này giúp phân biệt nó với các chiến lược quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác có tính tập trung cao hoặc không có sự tham gia của cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên.

Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình mà qua đó những cộng đồng địa phương được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể dành quyền kiểm soát hợp lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phương pháp này hiện nay được áp dụng khá rộng rãi nhằm quản lý tài nguyên một cách mềm dẻo và cân bằng mối quan hệ của người dân với quản lý tài nguyên.

+ Các nguyên tắc quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng

- Tăng quyền lực cho cộng đồng địa phương.

- Đảm bảo sự công bằng.

- Tính hợp lý về sinh thái và phát triển bền vững.

- Tôn trọng tri thức truyền thông/ bản địa.

- Sự bình đẳng của giới.

+ Các thành tố của quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng.

- Cải thiện quyền hưởng dụng các nguồn tài nguyên.

- Xây dựng nguồn nhân lực.

- Bảo vệ môi trường.

- Phát triển sinh kế bền vững.

+ Chu trình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng gồm:

- Lập kế hoạch.

- Thực hiện kế hoạch.

- Quan trắc.

- Đánh giá.

* Tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên

Tiếp cận hệ thống nhấn mạnh vào việc xác định và mô tả mối liên kết giữa các yếu tố cấu tạo nên hệ thống và tương tác giữa chúng. Mỗi hệ thống là một tập hợp các thành tố tương tác với nhau, sự thay đổi của một thành tố sẽ dẫn đến thay đổi một thành tố khác, từ đó dẫn đến thay đổi thành tố thứ ba… và do đó có thể làm thay đổi toàn bộ hệ thống. Bất cứ mối tương tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính nguyên nhân, vừa có tính điều

khiển. Một cách khái quát, tiếp cận hệ thống là nhìn nhân thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận động và toàn diện. Cách tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất với các vấn đề môi trường và phát triển – các hệ thống mềm và nửa mềm. Phân tích và tổng hợp hệ thống, mô hình và mô phỏng là các phương pháp, công cụ cụ thể được sử dụng trong tiếp cận hệ thống [22].

Tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên coi tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận của hệ thống tự nhiên. Sự tồn tại, vận động và biến đổi của nó chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên, đồng thời nó cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố kinh tế xã hội.

* Khái niệm tài nguyên du lịch:


“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử di tích cách mạng, giá trị nhân văn công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch” [5].

Như vậy tài nguyên du lịch được xem như tiền đề phát triển du lịch. Và thực tế cho thấy tài nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả của du lịch mang lại càng cao bấy nhiêu.

* Quan điểm về đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái:


Đây là hoạt động được tiến hành sau điều tra tài nguyên du lịch, nhằm nhận xét và giám định giá trị của tài nguyên du lịch theo một số tiêu chuẩn về tài nguyên đã chọn. Do đó đánh giá tài nguyên du lịch phải tuân theo những nguyên tắc sau:[11]

* Nguyên tắc thực tế khách quan: Tài nguyên du lịch tồn tại như những biểu hiện giá trị của chúng đối với con người thì phụ thuộc vào bản thân tài nguyên du lịch và trình độ mở mang khai thác của con người. Khi đánh giá phải xuất phát từ thực tế tài nguyên, trình độ mở mang khai thác của khu vực.

* Nguyên tắc phù hợp với khoa học: Phải phù hợp với tiêu chuẩn khoa học. Cần đem lại cho du khách những tri thức chính xác, có tính giáo dục, cần vận dụng lí luận và kiến thức nhiều mặt để giải thích và đánh giá một cách khoa học những nội dung cốt lòi của tài nguyên DLST.

* Nguyên tắc hệ thống toàn diện: Tài nguyên du lịch muôn màu muôn vẻ vì thế có rất nhiều phương diện, nhiều thứ hạng, nhiều hình thức và nhiều nội dung quyết định đến

giá trị và công dụng của tài nguyên du lịch. Khi đánh giá tài nguyên du lịch cần phải xem xét tổng hợp, tiến hành đánh giá hệ thống một cách toàn diện và hoàn chỉnh.

* Nguyên tắc khái quát cao độ: Khi đánh giá tài nguyên du lịch bất luận là đánh giá định tính hay định lượng thì những lời bình hay lời kết đều phải rò ràng, cô đọng và khái quát cao độ được giá trị và công dụng, nét đặc sắc của tài nguyên du lịch để người xem có thể hiểu được ngay.

* Nguyên tắc cố gắng định lượng: Khi đánh giá cần cố gắng hết sức giảm thái độ chủ quan, cố gắng đánh giá một cách thực tế hệ thống và toàn diện. Do đó yêu cầu cố gắng đánh giá định lượng hoặc bán định lượng, thông qua các con số để đánh giá và so sánh.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu (tiến hành trước khi bước vào giai đoạn thực địa): đó là các tài liệu, số liệu, các báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu như tài liệu về Du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học trong nước và nước ngoài, các tài liệu liên quan đến khu nghiên cứu. Các tài liệu này được thu thập trước khi tiến hành nghiên cứu trên thực địa.

Sau khi thu thập số liệu tiến hành thống kê, phân tích và xử lý các số liệu nhằm tổng hợp khái quát những thông tin, lựa chọn những mô hình điển hình, những bài học kinh nghiệm để có một cái nhìn tổng quan trước khi đi nghiên cứu thực địa phục vụ các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

b. Các phương pháp nghiên cứu thực địa: là phương pháp nghiên cứu truyền thống có vai trò quan trọng. Quá trình thực hiện phương pháp nghiên cứu thực địa dựa chủ yếu là:

- Đánh giá nhanh tài nguyên Du lịch Sinh thái.


- Đánh giá hiện trạng kinh tế – xã hội của khu vực


- Đi thực địa theo tuyến – khảo sát và đánh giá về hiện trạng tài nguyên du lịch: loài/ sinh cảnh/ cảnh quan...

Phương pháp này được tiến hành sau khi có những phân tích, nhận định khái quát về tài nguyên DLST ở VQG Cát Bà. Cụ thể, tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa để đánh giá các tuyến tiềm năng. Sử dụng máy ảnh để lưu giữ hiện trạng rừng, những phong cảnh có giá trị tham quan, sự xuất hiện của các loài sinh vật…

c. Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng phiếu phỏng vấn (32 phiếu):

Tác giả đã xây dựng phiếu phỏng vần gồm 2 trang dành cho du khách tham quan trong và ngoài nước, tập trung vào các câu hỏi tìm hiểu về sự hiểu biết, cảm nhận về DLST, những nhu cầu tham quan du lịch và mong muốn sự đáp ứng của khu vực, khả năng phát triển...

Tận dụng thời gian khi khách dừng chân giải lao trên tuyến, nghỉ ngơi tại các điểm du lịch, giải thích mục đích phỏng vấn, phát phiếu, dịch các câu hỏi sang tiếng Anh đối với khách nước ngoài. du khách có thể lựa chọn và điền nhanh vào các câu trả lời theo phiếu phỏng vấn. Các phiếu sâu phỏng vấn được tổng hợp lấy theo nhóm ý kiến và theo đa số để phân tích.

d. Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu: một số đối tượng quan trọng bao gồm các cán bộ cấp xã, huyện và kết hợp với tham vấn cán bộ của VQG Cát Bà, và những người dân địa phương sẽ là kênh thông tin hữu ích.

Sử dụng những câu hỏi đơn giản, thiết thực, tập trung vào việc nhận thức giá trị, tiềm năng du lịch, những ảnh hưởng của du lịch đến cộng đồng, khả năng tham gia... để tổng hợp đánh giá.

e. Phương pháp tham vấn chuyên gia. Tham vấn những người có chuyên môn sâu và hiểu biết rộng đã và đang làm trong lĩnh vực du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.

g. Phương pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, rừng và kết hợp kết quả thực địa: Sử dụng phần mềm Mapinfo, GPS... để xác định vị trí các tuyến điểm du lịch trong khu vực nghiên cứu.

h. Phân tích SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa).

Điểm mạnh và điểm yếu tập trung vào các yếu tố bên trong, trong khi các cơ hội và các mối đe dọa lại phản ánh những tác động của hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng tới tổ chức, cộng đồng hoặc hoạt động. Điều này bao gồm cả các khía cạnh về văn hóa-xã hội, chính trị, kinh tế, môi trường, kỷ thuật và các khía cạnh khác. Phương pháp phân tích SWOT có thể bổ sung cho các công cụ khác bao gồm cả phương pháp phân tích những người liên quan và thể chế.

- Điểm mạnh (S): Những điểm tích cực của nhóm, hoạt động hay của khu vực.

- Điểm yếu (W): Những điểm tiêu cực của nhóm, hoạt động hay của khu vực.

- Cơ hội (O): Các yếu tố thuận lợi trong môi trường

- Mối đe dọa (T): Các yếu tố không thuận lợi trong môi trường Mục đích:

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí