Đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quản lý vườn quốc gia Cát Bà bền vững - 2

điểm phát triển bền vững, thì việc phát triển DLST được xem là một công cụ hiệu quả đáp ứng được mục tiêu là phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

Với tiềm năng du lịch đa dạng của các Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên trên toàn quốc, trong những năm qua các hoạt động khai thác tiềm năng du lịch, phát triển du lịch sinh thái đã được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Các hoạt động này thu hút một lượng đáng kể khách du lịch trong nước và quốc tế và số lượng ngày càng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, với chức năng chính của Vườn quốc gia Cát Bà là bảo tồn sự đa dạng sinh học nên việc đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái chưa được quan tâm đúng mực, chưa khai thác một cách hợp lý các tiềm năng sẵn có, chưa phát huy được vai trò của du lịch sinh thái đối với công tác bảo tồn thiên nhiên. Lượng khách du lịch tăng nhanh hàng năm song dịch vụ còn khá đơn thuần, sức hấp dẫn chưa cao, thu nhập từ hoạt động du lịch dịch vụ còn rất khiêm tốn. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế hiện nay nguồn ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động bảo tồn rất hạn chế, chưa đáp ứng thỏa đáng yêu cầu hoạt động của Vườn quốc gia Cát Bà, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động bảo tồn, đòi hỏi phải có những biện pháp khai thác hợp lý tiềm năng, tạo nguồn thu phục vụ cho các hoạt động chuyên môn của Vườn. Đồng thời chia sẻ lợi ích với cộng đồng và thu hút cộng đồng tham gia bảo vệ tài nguyên.

Những lý do trên chính là cơ sở quan trọng để tiến hành đề tài Đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quản lý Vườn quốc gia Cát Bà bền vững”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

a. Mục tiêu chung

Tìm ra những giải pháp thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nhằm phục vụ cho quản lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư xung quanh VQG Cát Bà.

b. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá tổng quan tình hình và xu hướng phát triển du lịch sinh thái gắn với quản lý tài nguyên ở Việt Nam và thế giới.

- Đánh giá những tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.

- Xem xét thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà và sự tham gia của cộng đồng địa phương.

- Những ảnh hưởng và mối tác động qua lại giữa du lịch sinh thái với quản lý tài nguyên rừng, biển Vườn quốc gia.

- Xây dựng và đề xuất các chương trình hành động, giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quản lý Vườn quốc gia Cát Bà bền vững.

3- Phạm vi nghiên cứu


- Địa điểm nghiên cứu: Vườn quốc gia Cát Bà- Huyện Cát Hải- TP. Hải Phòng


- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4-tháng 8 năm 2013.


- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên (đa dạng sinh học, cảnh quan), văn hóa lịch sử ở VQG Cát Bà và điều kiện kinh tế, xã hội vùng đệm, cơ chế chính sách, các mối liên hệ qua lại, những tồn tại thánh thức. Từ đó đề xuất định hướng phát triển DLST gắn với quản lý tài nguyên Vườn quốc gia Cát Bà bền vững .

4. Kết quả mong đợi

- Tìm hiểu được thực tế hoạt động du lịch sinh thái, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của địa điểm nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

- Đề xuất được các định hướng phát triển DLST ở Vườn quốc gia Cát Bà nhằm khai thác tối ưu tiềm năng sẵn có kết hợp với bảo tồn thiên nhiên và hỗ trợ cho quản lý bền vững tài nguyên thiên nghiên ở VQG Cát Bà. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các dịch vụ du lịch, chia sẻ lợi ích từ du lịch dịch vụ, từ đó làm cải thiện thu nhập, giảm áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên.

5- Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học của đề tài


* Ý nghĩa thực tiễn


Tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, khai thác tốt tiềm năng sẵn có phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội nhưng vẫn bảo đảm được công tác bảo tồn đa dạng sinh học, gắn phát triển du lịch sinh thái với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, cảnh quan, giải quyết được mối mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển.

* Ý nghĩa khoa học


Nghiên cứu thực tế hoạt động du lịch để có những đánh giá cho định hướng phát triển. đồng thời xác định được một số ảnh hưởng qua lại giữa DLST, bảo tồn đa dạng sinh

học và cộng đồng dân cư vùng đệm của VQG, từ đó nêu lên các vấn đề cần quan tâm khi phát triển DLST ở VQG Cát Bà.

6. Cấu trúc luận văn

Với sự đòi hỏi tất yếu của việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quản lý VQG Cát Bà bền vững. Cấu trúc chính của luận văn được trình bày trong 4 chương cụ thể như sau:

Mở đầu


Chương 1: Tổng quan tài liệu


Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 4: Đề xuất phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo Phụ lục


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI

1.1. Khái niệm, nguyên tắc và quan điểm phát triển Du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia.

1.1.1. Khái niệm

Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới. Đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu trong lĩnh vực này, điển hình như:

Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái đã định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá

12

trong những khu vực này" (trích trong bài giảng Du lịch sinh thái của Nguyễn Thị Sơn) [7].

Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ (1998) “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” [7].

Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”[13].

Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”[13].

Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái "là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” [4].

Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” [13]

Du lịch sinh thái là một khái niệm mở, có thể hiểu theo nhiều nghĩa ở các góc độ khác nhau hoặc theo từng lĩnh vực khác nhau. Theo nghĩa hẹp, ta có thể hiểu DLST là sự ghép nối ý nghĩa đơn giản của hai khái niệm: “du lịch” và “sinh thái”. Nhưng ở góc độ

rộng hơn ta có thể hiểu DLST là một loại hình du lịch thiên nhiên. Mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên môi trường, đến văn hóa, xã hội, ẩm thực… đều là DLST [18].

DLST còn có thể được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Du lịch thiên nhiên (natural tourist); Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural – based tourist); Du lịch môi trường (Environmental tourist); Du lịch đặc thù (Particular tourist); Du lịch xanh (Green tourist); Du lịch mạo hiểm (Adventure tourist); Du lịch bền vững (Sustainable tourist)…

Luật du lịch (2005), định nghĩa “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Theo quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, cũng quy định “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững” [14].

DLST

DLST

Sinh thái môi trường học

Ta có thể biểu thị các mối liên hệ, tương quan của các thành phần hợp thành DLST như hình dưới đây.



Khoa học du lịch


Văn hóa, kinh tế, xã hội học



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quản lý vườn quốc gia Cát Bà bền vững - 2


Sơ đồ 1.1: DLST là kết tinh của khoa học, du lịch, văn hóa, kinh tế, xã hội và sinh thái môi trường học [4].

Qua tìm hiểu các khái niệm trên ta có thể thấy rằng các khu bảo tồn và Vườn quốc gia là nơi phù hợp nhất, bởi đây chính là nơi có nhiều yếu tố hấp dẫn khách du lịch sinh thái. Những yếu tố này có thể là một hoặc nhiều loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu, cuộc sống hoang dã phong tục tập quán, tính đa dạng sinh học cao, địa hình hùng vĩ, các khu di tích lịch sử hoặc văn hóa đương đại, mang tính đặc thù trong điều kiện tự nhiên.

Những yếu tố này sẽ làm lợi cho các đơn vị tổ chức du lịch sinh thái và cộng đồng địa phương do vậy các yếu tố này sẽ được bảo vệ tốt, chính đây là mối quan hệ giữa du lịch và các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia. Hoạt động du lịch sinh thái ở đây phải được xây dựng bám sát định nghĩa về du lịch sinh thái. Nhằm đảm bảo rằng phát triển du lịch sinh thái không làm tổn hại đến Vườn quốc gia và tăng nguồn thu nhập một cách bền vững cho cộng đồng địa phương bằng các hoạt động du lịch sinh thái.

Hiện nay DLST đang đóng một vai trò quan trọng trong nhiều dự án bảo tồn thiên nhiên và phát triển cảnh quan, các mục tiêu của DLST có liên quan đến các khu bảo tồn thiên nhiên là [13] :

- Sự tương thích về mặt sinh thái và văn hóa của phát triển du lịch là một điều kiện quan trọng.

- Phát triển Du lịch phải hỗ trợ tài chính cho công tác bảo tồn ở các VQG.


- Tạo thu nhập cho người dân địa phương.


- Góp phần quan trọng nhằm thuyết phục mọi người chấp nhận bảo tồn thiên nhiên là một kết quả gián tiếp của các hoạt động kinh tế.

Du lịch sinh thái là cách tốt nhất nhằm giúp cả cộng đồng địa phương và các KBTTN & VQG. Đó cũng là một hợp phần lý tưởng của chiến lược phát triển bền vững trong đó tài nguyên thiên nhiên được sử dụng như một yếu tố thu hút khách du lịch mà không gây tác hại tới thiên nhiên của khu vực. Là một công cụ quan trọng trong quản lý các KBTTN & VQG. Tuy vậy phát triển DLST phải đảm bảo được phát triển phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.



DU LỊCH TỰ NHIÊN


DU LỊCH

DU LỊCH HỖ TRỢ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG



DLS T



DU LỊCH CÓ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

DU LỊCH ĐƯỢC QUẢN LÝ BỀN

15 VỮNG


Sơ đồ 1.2: Cấu trúc Du lịch Sinh thái [7]


Ở mô hình này chúng ta thấy rò hơn DLST có sự kết hợp hài hòa của các yếu tố, trong đó du lịch là chủ thể được chi phối bởi các yếu tố quản lý, kính tế, văn hóa, giáo dục môi trường, phát triển bền vững để trở thành DLST.

Tóm lại, dù theo định nghĩa nào thì DLST cũng cần phải hội tụ đủ hai yếu tố: Sự quan tâm tới môi trường và thiên nhiên; trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.

Như vậy DLST là loại hình du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của cộng đồng địa phương, được thiết kế mang tính giáo dục môi trường cao. Nhằm mang lại nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương và công tác bảo tồn, trong đó phát huy sự tham gia của cộng đồng địa phương.

1.1.2. Nguyên tắc cơ bản phát triển Du lịch sinh thái

Những nguyên tắc đảm bảo trong du lịch sinh thái không chỉ cho các nhà quy hoạch, quản lý tổ chức, điều hành du lịch mà cho cảc hướng dẫn viên, cộng đồng dân địa phương.[6]

- Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí, khám phá tìm hiểu tự nhiên và con người. Đây chính là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động DLST.

- Hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng và tài nguyên ở các Vườn Quốc gia, khu bảo tồn nói chung. Cụ thể là DLST phải được tổ chức có tính khoa học, có tính giáo dục môi trường cao, đồng thời đem lại lợi nhuận tái phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

- Hỗ trợ kinh tế địa phương, tạo thêm những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng dân địa phương, những người có quyền làm chủ cho sự phát triển và trong công tác hoạch định du lịch.

Xuất phát từ những khái niệm về DLST ở trên chúng ta có thể thấy để phát triển DLST cần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trên. Nếu các hoạt động du lịch mà không đáp ứng được các tiêu chí trên thì không thể xem là DLST.

1.1.3. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái

Các hoạt động DLST khác với các loại hình du lịch khác ở các đặc trưng chủ yếu sau[7]:

* Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên: Đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn với các đặc điểm phong phú về tự nhiên, đa dạng về sinh học và kể cả những nét văn hoá bản địa đặc sắc. Đặc biệt, những khu tự nhiên còn tương đối nguyên sơ, ít bị tác động lớn bởi các hoạt động của con người. Chính vì vậy, hoạt động DLST thường diễn ra và thích hợp tại lãnh thổ các Vườn quốc gia và các khu Bảo tồn tự nhiên.

* Hỗ trợ bảo tồn, đảm bảo bền vững về sinh thái: Thách thức đối với DLST trong bất kỳ một quốc gia hay một khu vực nào là khai thác hợp lý tiềm năng cho du lịch, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà lại không gây tác động có hại ngược trở lại môi trường. DLST có thể tạo ra nguồn thu cho việc quản lý bảo tồn nguồn tài nguyên ngoài những lợi ích về văn hoá-xã hội. Sự đóng góp về tài chính với một phần chi phí trong chuyến đi của du khách có thể giúp chi trả cho các dự án bảo tồn đa dạng sinh học.

* DLST gắn liền với giáo dục môi trường: Đặc điểm GDMT trong DLST là một yếu tố cơ bản thứ hai phân biệt nó với loại du lịch tự nhiên khác. Giải thích và GDMT là những công cụ quan trọng trong việc tăng thêm những kinh nghiệm du lịch thú vị và nâng cao kiến thức và sự trân trọng môi trường cho du khách, dẫn đến hành động tích cực đối với bảo tồn, góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của hoạt động DLST trong những khu tự nhiên.

* Mang lại lợi ích cho địa phương: DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường của khu vực. Cộng đồng địa phương chỉ có thể tham gia vào những công việc vận hành DLST, trên phương diện cung cấp về kiến thức, những kinh nghiệm thực tế, các dịch vụ, các trang thiết bị và các sản phẩm phục vụ khách. Những lợi ích này nhất thiết phải "nặng ký" hơn sự trả giá về môi trường và văn hoá-xã hội nảy sinh từ du lịch mà cộng đồng địa phương phải gánh chịu.

* Thoả mãn nhu cầu về trải nghiệm du lịch cho du khách: Việc thoả mãn những mong muốn của khách tham quan với những kinh nghiệm du lịch lý thú là cần thiết đối với sự tồn tại sống còn lâu dài của ngành DLST, trong đó có một phần quan trọng là sự an toàn cho du khách và phải thoả mãn hoặc vượt quá sự mong đợi của du khách.

1.2. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái.

Theo Drumm (2002) ( được trích trong Cẩm nang quản lý và phát triển DLST cục kiểm lâm năm 2004), thì những yếu tố dưới đây có vai trò quyết định đối với việc tổ chức thành công hoạt động DLST: [13]

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí