Đánh Giá Chung Điều Kiện Tự Nhiên Và Xã Hội Tỉnh Điện Biên:


địa bàn ước đạt 1.054 tỷ 240 triệu đồng, đạt 100,17% dự toán giao. Trong đó thu nội địa ước thực hiện 1.038 tỷ 500 triệu đồng, giá cả thị trường nhìn chung ổn định, cung cầu hàng hóa được đảm bảo, đời sống dân cư ổn định.

Cụ thể, trong lĩnh vực kinh tế, dự ước tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP (giá sản xuất) theo giá so sánh năm 2010 đạt 9.308 tỷ 530 triệu đồng, tăng 6,81% so với thực hiện năm 2016, đạt mục tiêu Nghị quyết và kế hoạch đề ra. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 2,59%, công nghiệp

- xây dựng tăng 10,01%, dịch vụ tăng 7,21% (so với thực hiện năm 2016). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,48%, giảm 1,19%, công nghiệp - xây dựng chiếm 23,42%, tăng 0,63%, dịch vụ chiếm 52,35%, tăng 0,54% (so với năm 2016). Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) ước đạt 23,62 triệu đồng/người/năm, tăng 7,54% so với thực hiện năm 2016

Nông nghiệp: Tiềm năng đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp là rất lớn, sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ phục vụ chủ yếu cho nhân dân thành phố, trong những năm qua nền nông nghiệp của thành phố đã có sự phát triển đáng kể theo hướng sản xuất hàng hóa; năng suất chất lượng các loại cây trồng vật nuôi tăng, sản xuất lương thực dần đi vào ổn định; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với quy hoạch chung; công tác chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ đang được đầu tư phát triển; đã có những mô hình sản xuất có hiệu quả được nhân rộng; kinh tế gia trại ngày càng được phát triển; hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư đáp ứng tốt cho công tác tưới tiêu. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá.

-Trồng trọt: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng của tỉnh có xu hướng tăng do nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, đưa những loại cây trồng có năng suất và chất


lượng vào sản xuất.

-Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc là có tiềm năng để phát triển, nhưng chưa được đầu tư phát triển đúng mức. Chăn nuôi của tỉnh có xu hướng tăng về sản lượng xuất chuồng như: heo và đàn gia cầm. Nhưng hiện nay với việc đầu tư thức ăn chăn nuôi tăng giá sản phẩm đầu ra không ổn định, làm cho người dân không đầu tư để phát triển đàn và mở rộng quy mô sản xuất. Dự báo trong những năm tới, chăn nuôi của tỉnh tiếp tục phát triển nhất là đàn (heo, dê và gia cầm) nhờ nhu cầu thịt, trứng trong khu vực tăng cao, bên cạnh đó các ứng dụng về khoa học kỹ thuật, chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại, thị trường tiêu thụ đang ứng dụng rộng rãi và phổ biến. Tuy nhiên, chăn nuôi còn mang nặng tính tự cung, tự cấp; chưa có các cơ sở chăn nuôi tập trung mang tính sản xuất hàng hóa.

Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.960,29 ha, tăng 1,72% so với cùng kỳ năm 2016, tăng 1,47% so với kế hoạch. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 1.733,21 tấn, đạt 105,02% kế hoạch và tăng 11,45% so với năm 2016. Sản lượng khai thác ước đạt 223 tấn, tăng 13,44% so với năm 2016.

-Lâm nghiệp: Toàn tỉnh có tới 422.365 ha đất lâm nghiệp có rừng (chiếm 44,17% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh). Trong số hơn 173 nghìn ha đất chưa sử dụng thì diện tích đất có khả năng phát triển lâm nghiệp là hơn 171 nghìn ha. Trong những năm tới việc thực hiện trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng theo quy hoạch 3 loại rừng đã được UBND tỉnh xét duyệt, phát huy khả năng đầu tư trồng rừng của các doanh nghiệp, khai thác rừng theo chu kỳ đảm bảo độ che phủ của rừng, phòng ngừa thiên tai do không có rừng tre phủ là rất cần thiết, đây là một trong những yếu tố quan trong nhằm phát triển kinh tế lâm nghiệp một cách bền vững.

Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp có chuyển biến tích cực hơn so với năm 2016. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 đạt 2.036,3 tỷ đồng, đạt


85,99% kế hoạch, tăng 9,85% so với năm 2016. Trong đó: Công nghiệp khai thác đạt 99,55 tỷ đồng, tăng 4,21%; công nghiệp chế biến đạt 1.793,85 tỷ đồng, tăng 10,35%; sản xuất, phân phối điện khí đốt đạt 112,82 tỷ đồng, tăng 6,72%; cung cấp nước và xử lý rác thải 30,9 tỷ đồng, tăng 12,11%

Xây dựng: Giá trị sản xuất xây dựng ước đạt 4.463,75 tỷ đồng, tăng 4,81% so với năm 2016; trong đó loại công trình nhà ở tăng 5,14%, công trình kỹ thuật dân dụng tăng 8%.

Thương mại – dịch vụ: Giá trị tổng mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ năm 2017 là 1.440 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2016. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường luôn tăng, trên cơ sở nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển tương đối mạnh có nhu cầu cung ứng vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do đó tạo cho lĩnh vực thương mại phát triển đa dạng và phong phú. Tập trung tổ chức sắp xếp, ổn định hoạt động kinh doanh tại các chợ; cùng với các ngành liên quan của tỉnh lập kế hoạch phát triển chợ nông thôn. Số hộ tiểu thương ngày càng tăng, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mai - dịch vụ tăng.

Điều kiện xã hội

Tính đến năm 2017, dân số của tỉnh Điện Biên là 557.400 người với mật độ dân số là 58 người/km², trong đó dân số nam và dân số nữ xấp xỉ nhau: dân số nam 273.931 và dân số nữ có 273.854 người; dân số thành thị đạt 84.000 người và dân số nông thôn đạt 473.400 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên là 13,3‰

Tỉnh Điện Biên có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như: Dân tộc H’mông, dân tộc Thái, dân tộc Kinh, dân tộc Khơ mú, dân tộc Hoa, còn lại là các dân tộc khác như Mường, Thổ, Dao, Mảng, Sán dìu… Trong đó, dân tộc Thái là dân tộc có dân số đông nhất với 186.270 người, chiếm 38,4% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Mông xếp thứ hai với 170.648 người, chiếm 34,8% dân số


toàn tỉnh. Dân tộc Kinh có dân số đông thứ ba với 90.323 người, chiếm khoảng 20% dân số tỉnh

Kết cấu dân số ở Điện Biên có mấy nét đáng chú ý. Trước hết là "dân số trẻ" tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 33.65%, người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 10,59%; Mật độ dân số của Điện Biên hiện là 57,4 người/km2.

Lao động: Đến năm 2017 số người trong độ tuổi lao động chiếm 61,12% dân số. Số người có việc làm chiếm 91,15% tổng số lao động, số người chưa có việc làm ổn định chiếm 8,85% tổng số lao động.

3.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Điện Biên:

Thuận lợi

Từ những phân tích nêu trên, cho thấy tỉnh Điện Biên có tiềm năng, thế mạnh để nâng cao tốc độ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới, cụ thể như sau:

- Có vị trí đường giao thông thuận lợi là Quốc lộ 279 và Quốc lộ 12 chạy qua để phát triển kinh tế - xã hội và lưu thông với các vùng lân cận.

- Tỉnh Điện Biên có tiềm năng cần được đầu tư khai thai thác về du lịch sinh thái, du lịch cụm di tích lịch sử kháng chiến, du lịch văn hóa bản ... Đây là một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ và du lịch.

- Có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông lâm nghiệp. Có điều kiện phát triển cây cao su, cây ăn quả … cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Do quỹ đất đai lớn có thể phân bổ để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các thành phần kinh tế. Tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật (tăng năng suất và chất lượng cây trồng) và phát triển


chăn nuôi gia súc: trâu, bò, dê, lợn và chăn muôi gia cầm.

Khó khăn

Là tỉnh miền núi, địa hình núi non phức tạp nên việc đầu tư phát triển kinh tế trong mọi lĩnh vực gặp khó khăn, tiềm năng và nguồn lực cho phát triển lại còn hạn chế, do vậy rất khó khăn trong huy động nguồn đầu tư của các doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua của nhân dân thấp. Việc giao lưu trao đổi hàng hoá với bên ngoài gặp khó khăn.

Do địa hình phức tạp, trình độ lao động sản xuất của nhân dân không đồng đều nên việc triển khai thực hiện các công trình dự án gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, dẫn đến việc thực hiện các công trình dự án chậm tiến độ...

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố còn chưa đồng bộ, nhất là hệ giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội còn nhiều khó khăn do tính đặc thù của các dân tộc miền núi trong việc tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống và sản xuất kinh tế.

Do địa hình bị chia cắt, việc đầu tư các công trình phúc lợi xã hội gặp khó khăn về mặt bằng sử dụng đất, khó khăn về nguồn vốn đầu tư do phụ thuộc về nguồn ngân sách của Nhà nước.

Dân số tăng nhanh, lực lượng lao động bổ sung hàng năm còn thiếu việc làm ổng định, năng suất lao động thấp. Việc thực hiện các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ do nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về trình độ và ý thức của người lao động trong quá trình thực hiện các dự án.

Việc sử dụng, thu hút nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật của tỉnh Điện Biên còn hạn chế. Trình độ dân trí nói chung chưa cao, đặc biệt là ở vùng biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số, cho nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn.

Những yếu tố bất lợi của thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt luôn là mối đe


doạ tiềm tàng cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

3.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất tại tỉnh Điện Biên.

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất.

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 954.125,06 ha, bao gồm:

- Đất nông nghiệp có 734.733,35 ha chiếm 77,01 % diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp có 25.757,30 ha, chiếm 2,70 % diện tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng có 193.634,41 ha, chiếm 20,29 % diện tích tự nhiên.

Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất tại tỉnh Điện Biên năm 2017


Loại đất

Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Diện tích đất tự nhiên

954.125,06

100,00

1

Đất Nông Nghiệp

734.733,35

77,01

1.1

Đất trồng lúa

90.813,37

9,52

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

260.370,66

27,29

1.3

Đất trồng cây lâu năm

19.613,40

2,06

1.4

Đất rừng phòng hộ

206.017,84

21,59

1.5

Đất rừng đặc dụng

48.222,17

5,05

1.6

Đất rừng sản xuất

107.387,32

11,26

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

2.178,74

0,23

1.8

Đất nông nghiệp khác

131,87

0,01

2

Đất phi nông nghiệp

25.757,30

2,70

2.1

Đất ở

4.947,45

0,52

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

4.365,16

0,46

2.1.2

Đất ở tại đô thị

582,30

0,06

2.2

Đất chuyên dùng

10.351,97

1,08

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

142,58

0,01

2.2.2

Đất quốc phòng, an ninh

1.538,05

0,16

2.2.3

Đất xây dựng các công trình sự nghiệp

552,95

0,06

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên - 7


Loại đất

Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

2.2.4

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

845,13

0,09

2.2.5

Đất có mục đích công cộng

7 .083,49

0,74

2.3

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

661,65

0,07

2.4

Sông, suối, kênh ngòi

9.005,67

0,94

2.5

Đất có mặt nước chuyên dùng

785,97

0,08

3

Đất chưa sử dụng

193.634,41

20,29

(Báo cáo thống kê đất đai tỉnh Điện Biên)

Năm 2017, diện tích đất nông nghiệp có 734.733,35 ha chiếm 77,01 % diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp có 370.797,43 ha chiếm 38,86 % diện tích tự nhiên;

- Đất lâm nghiệp có 361.625,32 ha, chiếm 37,90 % diện tích tự nhiên;

- Đất nuôi trồng thuỷ sản có 2.178,74 ha, chiếm 0,23 % diện tích tự nhiên;

- Đất nông nghiệp khác (là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp) có 131,87 ha chiếm 0,01

% diện tích tự nhiên.

Năm 2017, diện tích đất phi nông nghiệp của toàn tỉnh có 25.757,30 ha, chiếm 2,70 % diện tích tự nhiên.

- Đất ở tại nông thôn 4.365,16 ha

- Đất ở tại đô thị 582,30 ha


- Đất xây dựng trụ sở cơ quan là 142,58 ha

- Đất quốc phòng có diện tích 1.236,75 ha

- Đất an ninh có 301,30 ha

- Đất xây dựng các công trình sự nghiệp là 552,95 ha

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 845,13 ha

- Đất có mục đích công cộng 7 .083,49 ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích là 661,65 ha

- Sông, suối, kênh ngòi: Diện tích là 9.005,67 ha

- Đất có mặt nước chuyên dùng : Diện tích 785,97 ha

Năm 2017, toàn tỉnh có 193.634,41 ha đất chưa sử dụng, chiếm 20,29% diện tích tự nhiên

3.2.2. Tình hình biến động đất đai.

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh tính đến thời điểm 31/12/2017 là : 954.125,06 ha không có biến động so với thống kê đất đai năm 2016.

Biến động nhóm đất nông nghiệp:

Diện tích đất nông nghiệp theo thống kê năm 2016 là 728.964,87 ha, so với số liệu thống kê năm 2017 là 734.733,35 ha, tăng 5.768,48 ha. Trong đó :

a) Đất sản xuất nông nghiệp: năm 2016 là 368.552,67 ha so với năm 2017 là 370.797,43 ha, tăng 2.244,76 ha (chủ yếu tăng ở đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác). Trong đó:

- Đất trồng lúa tăng lên 1.515,48 ha do các loại đất sau chuyển sang : Đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất đồi núi chưa sử dụng.

- Đất trồng cây hàng năm khác năm 2016 là 259.823,07 ha so với năm 2017 là 260.370,66 ha, tăng 547,59 nguyên nhân do các loại đất sau chuyển sang: đất trồng lúa; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất sông ngòi, kênh, rạch, suối; đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023