Hỗ Trợ Để Ổn Định Đời Sống Và Ổn Định Sản Xuất

thị trường. Đa phần ý kiến không đồng thuận với công tác giải phóng mặt bằng đối với đất ở chủ yếu là do giá đất bồi thường thuộc khu vực đó thấp hơn nhiều so với giá mua bán giao dịch trên thị trường, và việc bồi thường bằng tiền không đảm bảo đầy đủ được lợi ích của họ.

Nhìn chung, Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư Quận Nam Từ Liêm đã tính toán áp dụng các đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất và các tài sản trên đất một cách chính xác theo đúng quy định được ban hành theo các Quyết định phê duyệt đơn giá của UBND Thành phố, ngoài ra còn vận dụng đơn giá cho từng khu vực của từng dự án cho phù hợp với thực tế. Giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất (cây cối, hoa màu, vật kiến trúc) đã được quy định tương đối sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất. Việc thực hiện bồi thường tài sản tại dự án được người dân ủng hộ và chấp thuận mức giá cụ thể đó.

2.6.2. Kết quả hỗ trợ tại dự án nghiên cứu

2.6.2.1. Hỗ trợ để ổn định đời sống và ổn định sản xuất

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân khẩu/01tháng tương đương 30 kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phương.

Đối với hộ gia đình mất đất nông nghiệp >80% thì hỗ trợ 100% = 12 tháng gạo/khẩu =5tr/khẩu;

Đối với hộ gia đình mất đất nông nghiệp >30% và nhỏ hơn 80% thì được hỗ trợ 6 tháng gạo/khẩu = 2tr5/khẩu.

Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được hỗ trợ cao nhất bằng 30% 1 năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

2.6.1.2. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm

- Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp có đủ một trong các điều kiện được bồi thường quy định thì được hỗ trợ bằng tiền để tự chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là 30.000 đồng/m2.

- Trường hợp hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP của Chính phủ hoặc phương án giao đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao mà đất đó có đủ một trong các khoản 1 Điều 40 Quyết định 108/QĐ-UBND còn được hỗ trợ 01 lần để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng giao đất ở hoặc bằng bán nhà ở chung cư hoặc hỗ trợ bằng tiền cho toàn bộ quá trình Nhà nước thu hồi đất (từ trên 30% đến 100% đất nông nghiệp được giao). Hỗ trợ đối với người dân chính chủ sử dụng đất nông nghiệp = 5 lần * 252.000 đồng/m2.

- Ngoài ra tại quyết định 108/QĐ-UBND còn được hỗ trợ trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất (đất dịch vụ, đất ở) nhưng chưa đủ hạn mức quy định thì được hỗ trợ bằng tiền để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 3,5 lần giá đất nông nghiệp quy định đối với diện tích đất nông nghiệp thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

- Hộ gia đình, cá nhân được mua căn hộ chung cư cao tầng nhưng không có nhu cầu mua, có nguyện vọng nhận tiền thì được bồi thường bằng tiền, mức bồi thường được xác định theo quy định trên với diện tích đất ở để tính bồi thường là 40m2/hộ.

Nhìn chung, việc áp dụng các chính sách hỗ trợ tại dự án thu hồi đất đã được Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư cùng các Ban ngành thực hiện và áp dụng rất đầy đủ thống nhất trên các dự án, theo đúng các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và TĐC được quy định trong Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 27/5/2007; Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ cùng với các Quyết định liên quan của UBND Thành phố Hà Nội.

Bảng 2.8. Kết quả tổng hợp hỗ trợ của dự án



STT


Các chính sách hỗ trợ

Tổng kinh phí hỗ trợ (đồng)

1

Hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất

9.225.000.000

2

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

159.713.820.000

3

Hỗ trợ đào tạo nghề

3.802.710.000

Tổng

172.741.530.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường từ đường Phạm Hùng đến đường Lê Đức Thọ tại phường Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 12

Nguồn: UBND quận Nam Từ Liêm, (2019)

Từ bảng 2.9 cho thấy, tổng số tiền hỗ trợ của dự án là 172.741.530.000 đồng, trong đó hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là 159.713.820.000 đồng chiếm 92,46% tổng số kinh phí hỗ trợ.

Nhằm đánh giá chính sách hỗ trợ của Nhà nước tại các dự án về hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ di chuyển chỗ ở và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm thuộc dự án nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra phỏng vấn hộ dân được bồi thường và kết quả được tổng hợp ở bảng 2.9.

Qua bảng 2.9 cho thấy:

- Chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất ở dự án được người dân đánh giá cao và đạt 80% số người được hỏi và họ cho rằng chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống của người dân có đất bị thu hồi là phù hợp, đảm bảo lợi ích chính đáng của người có đất bị thu hồi.

- Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi ở các dự án nghiên cứu được người dân đồng tình 88,89%.

Bảng 2.9. Ý kiến của người dân trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của dự án


STT


Các chính sách hỗ trợ

Số phiếu điều

tra

Số hộ

đồng ý

Số hộ không

đồng ý

Số

Phiếu

Tỷ lệ

(%)

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số

hộ

Tỷ lệ

(%)


1

Hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản

xuất


35


38,89


28


80,00


7


20,00


2

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

và tạo việc làm


36


40,00


32


88,89


4


11,11

3

Hỗ trợ đào tạo

nghề

19

21,11

12

63,16

7

36,84

Tổng

90

100,00

57

63,33

33

36,67

(Nguồn: số liệu điều tra)

- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề chỉ được người dân đồng tình với 63,16%. Với các hộ có đất bị thu hồi 100% đất nông nghiệp hiện nay không còn diện tích đất nông nghiệp để canh tác thì được hỗ trợ học nghề và có chính sách hỗ trợ tạo việc làm mới cho toàn bộ số lao động trực tiếp sản xuất tại thời điểm thu hồi đất. Theo quy định thì mỗi người trong độ tuổi lao động được hỗ trợ 01 thẻ học nghề trị giá 6.000.000 đồng (không chi trả bằng tiền). Tuy nhiên việc đào tạo nghề cho những người được hỗ trợ còn nhiều bất cập. Nhiều trường hợp không nhận được thẻ hỗ trợ đào tạo nghề, công tác tổ chức các lớp học nghề còn nhiều khó khăn ở các cơ sở đào tạo, thủ tục hết sức rườm rà. Vấn đề giải quyết việc làm cho đối tượng được đào tạo nghề cũng rất khó khăn, do việc đào tạo nghề chưa thực sự phù hợp so với yêu cầu về ngành nghề tuyển dụng của các doanh nghiệp nên khi ra trường, các học viên thông thường không xin được việc. Đây là một bất cập cần tìm ra phương hướng giải quyết trong thời gian tới.

2.6.3. Kết quả tái định cư của dự án

2.6.3.1. Vị trí khu vực tái định cư

Địa điểm bố trí tái định cư cho Dự án được UBND quận Nam Từ Liêm bố trí tại Khu DD1, TT5, TT6 thuộc khu đấu giá quyền sử dụng đất của phường Xuân Phương. Đây là khu tái định cư tập trung của quận đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh một phần, phần còn lại đang hoàn thiện và đang đi vào hoạt động nên cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, do đồng thời làm công tác giải phóng mặt bằng và tiến hành thi công khu tái định cư nên các hộ gia đình có nguyện vọng TĐC tại chỗ phải chờ hạ tầng hoàn thiện mới tổ chức giao đất TĐC cho các gia đình.

2.6.3.2. Phương án quy hoạch khu tái định cư

Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở thì được bố trí tái định cư trong các trường hợp sau:

- Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư);

- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi;

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi;

- Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để quy định diện tích đất để bố trí tái định cư.

Tổng số hộ được xác định đủ điều kiện tái định cư là: 66 hộ chiếm 48,9% số hộ bị thu hồi đất. Nhưng hiện nay mới giải quyết TĐC cho 10 hộ với tổng diện tích là 600 m2, số hộ còn lại vẫn đang trong quá trình lập, thẩm định phương án tái định cư đối với các hộ bị thu hồi đất ở.

Bảng 2.10. Ý kiến của người dân trong việc thực hiện tái định cư về khu đất DD1, TT5, TT6 tại phường Xuân Phương


STT


Vị trí tái định cư

Số phiếu điều

tra

Số hộ

đồng ý

Số hộ không

đồng ý

Số

Phiếu

Tỷ lệ

(%)

Số hộ

Tỷ lệ

(%)

Số

hộ

Tỷ lệ

(%)


1

Khu DD1, TT5, TT6

thuộc khu đấu giá quyền

sử dụng đất của phường Xuân Phương


90


100,00


35


38,89


55


61,11

Qua bảng 2.10 cho thấy, phần lớn các hộ bị thu hồi được tái định cư tại vị trí mới trả lời là không đồng ý chiếm 61,11. Nguyên nhân chủ yếu là; các hộ đề nghị được bố trí thêm các suất tái định cư cho cả các thành viên trong gia đình (em, con, cháu), một số hộ bị thu hồi diện tích đất ở nhỏ cũng đề nghị được bố trí tái định cư ; giá trị thửa đất khu tái định cư mới thấp hơn so với thửa đất các hộ bị thu hồi ; hạng tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện, mật độ dân cư còn thưa thớt, xa trung tâm và xa các dịch vụ công.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG

TỪ ĐƯỜNG PHẠM HÙNG ĐẾN ĐƯỜNG LÊ ĐỨC THỌ TẠI PHƯỜNG MỸ ĐÌNH 1, MỸ ĐÌNH 2, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TẠI DỰ ÁN NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.1. Thuận lợi

Qua phân tích cụ thể ở dự án nghiên cứu trên cho thấy Chủ đầu tư và ban bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng đã phối hợp cùng các ngành, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, đối tượng xét hỗ trợ cùng với việc kê khai, kiểm kê chi tiết đã góp phần thuận lợi trong quá trình lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Được sự ủng hộ và sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền. UBND phường cùng Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng đã tích cực tuyên truyền các chính sách của Pháp luật để người dân hiểu được ủng hộ dự án.

- Hội đồng bồi thường và tổ giúp việc đã kịp thời tham mưu UBND quận báo cáo UBND thành phố có thể tháo gỡ những vướng mắc, vận dụng những quy định hiện hành để người dân ủng hộ dự án.

- Toàn bộ công tác thực hiện đều được công khai, tổ chức họp dân để giải đáp những thắc mắc của người dân và tạo niềm tin của người dân đối với chính quyền.

- Sự thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện về nhiệm vụ giải phóng mặt bằng của cả hệ thống chính trị, cùng với sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của chính quyền đã tạo ra nhận thức đúng đắn và đồng thuận của cả xã hội, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.

3.1.2. Khó khăn

Vấn đề giá đất là một trong những vướng mắc phổ biến, tình trạng các hộ dân khiếu kiện liên quan đến giá đất (chủ yếu là giá chưa sát với giá thị trường, xác định vị trí đất chưa chính xác...) còn nhiều. Đây là một trong những khó khăn khó giải quyết.

Vấn đề hỗ trợ đào tạo việc làm chưa đem lại hiệu quả. Theo quy định thì mỗi người trong hộ gia đình bị mất ruộng sẽ được học nghề và không được quy đổi ra thành tiền, tuy nhiên thực tế thì chưa có một trường lớp nào của nhà nước mở ra để dạy nghề cho những người bị mất đất có nhu cầu, do vậy công tác này còn gặp nhiều bất cập.

Công tác quản lý hồ sơ địa chính và lưu trữ số liệu qua các thời kỳ còn nhiều hạn chế, do đó công tác xác định tỷ lệ phần trăm mất đất nông nghiệp để làm cơ sở hỗ trợ cho các hộ dân còn gặp rất nhiều khó khăn.

Công tác di chuyển mộ còn gặp rất nhiều khó khăn, đây là vấn đề liên quan đến tâm linh, nên chỉ có thể dùng biện pháp tuyền truyền, phổ biến chính sách tới các hộ gia đình họ hiểu và chấp hành hành đúng các quy định

Hầu hết các dự án đều gặp phải những khó khăn vướng mắc đặc thù cho từng địa bàn, từng khu vực. Tuy nhiên, dưới sự nỗ lực của các cấp, các ngành, dự án cũng đi vào thực hiện và ngày càng đạt được thành quả trong tiến trình thực hiện dự án. Đó là một trong những việc thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa thủ đô Hà Nội nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung.

Công tác đối thoại với dân vẫn còn nhiều hạn chế, đa phần các xã rất ít tổ chức các buổi đối thoại với nhân dân, do đó chưa nắm bắt được hết các khó khăn, bức xúc của nhân dân, đây chính là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng.

Mặt khác các cán bộ tại địa phương đôi khi còn ngại động chạm đến nhân dân địa phương nên việc tuyên truyền vận động thuyết phục còn hạn chế, chưa dứt điểm làm chậm tiến độ bàn giao đất và thực hiện dự án.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG TỪ ĐƯỜNG PHẠM HÙNG ĐẾN ĐƯỜNG LÊ ĐỨC THỌ TẠI PHƯỜNG MỸ ĐÌNH 1, MỸ ĐÌNH 2, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.2.1. Giải pháp về chính sách

- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách về BT, HT; kịp thời xây dựng và ban hành các văn bản quy định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ cho phù hợp với thực tế hiện nay.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí