Đánh giá thực hiện công việc Phần 1 - 2

Bài tập tình huống 166

Tài liệu tham khảo Chương 4 171

CHƯƠNG 5: TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 172

5.1. Triển khai đánh giá thực hiện công việc174

5.1.1. Truyền thông đánh giá thực hiện công việc 174

5.1.2. Đào tạo về đánh giá thực hiện công việc 180

5.1.3. Tiến hành đánh giá thực hiện công việc 185

5.1.4. Phản hồi đánh giá thực hiện công việc 189

5.1.5. Các sai lầm thường gặp trong đánh giá thực hiện công việc 204

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

5.2. Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc 207

5.2.1. Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc Phần 1 - 2

trong đãi ngộ nhân lực 208

5.2.2. Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc trong đào tạo

và phát triển nhân lực 211

5.2.3. Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc trong bố trí

và sử dụng nhân lực 214

5.2.4. Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc trong các hoạt động

quản trị nhân lực khác 216

Câu hỏi ôn tập 217

Nội dung thảo luận 217

Bài tập tình huống 217

Tài liệu tham khảo Chương 5 223

PHỤ LỤC 1 225

PHỤ LỤC 2 233

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 240


DANH SÁCH HÌNH VẼ


Hình 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức/doanh nghiệp 37

Hình 2.1. Các yếu tố cấu thành hệ thống đánh giá thực hiện công việc 64


Hình 3.1. Quy trình xác định tiêu chuẩn đánh giá cấp tổ chức/doanh nghiệp 110


Hình 3.2. Mô hình xác định tiêu chuẩn đánh giá cấp tổ chức/doanh nghiệp

theo BSC 115


Hình 3.3. Quy trình xác định tiêu chuẩn đánh giá cấp bộ phận 119


Hình 3.4. Quy trình xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc

cho nhân viên 123


Hình 4.1. Quy trình đánh giá thực hiện công việc theo phương pháp

thang điểm 136


Hình 4.2. Quy trình đánh giá thực hiện công việc theo tiếp cận MBO 147


Hình 5.1. Ví dụ về sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc của người

lao động trong hoạt động quản trị nhân lực 208


Hình 5.2. Ma trận đánh giá thực hiện công việc và tiềm năng 215


DANH SÁCH BẢNG, BIỂU


Bảng 1.1. Ví dụ về các công việc cần làm khi tiến hành đánh giá thực hiện

công việc 35

Bảng 2.1. Chu kỳ đánh giá thực hiện công việc 70

Bảng 2.2. Ưu điểm và hạn chế của các đối tượng tham gia đánh giá 81

Bảng 3.1. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 97

Bảng 3.2. Một số tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá thực hiện công việc

cấp tổ chức/doanh nghiệp 100

Bảng 3.3. Ví dụ tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của một số bộ phận 101

Bảng 3.4. Ví dụ tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc cho lao động gián tiếp

của công ty X 102

Bảng 3.5. Ví dụ tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc phân loại

theo thời gian 103

Bảng 3.6. Thẻ điểm cân bằng với sáu khía cạnh 114

Bảng 3.7. Ví dụ về đánh giá hoàn thành nhiệm vụ đối với nhân viên bán hàng

tại quán cafe 125

Bảng 4.1. Ví dụ về biểu mẫu đánh giá thực hiện công việc theo phương pháp

xếp hạng luân phiên 158

Bảng 4.2. Ví dụ về phương pháp so sánh cặp 160

Bảng 5.1. Ví dụ hướng dẫn chấm điểm tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc

tại công ty A 182

Bảng 5.2. Xác định mức độ quan trọng và khẩn cấp của công việc 184

Bảng 5.3. Ví dụ về các công việc cần làm khi triển khai đánh giá thực hiện

công việc 198

Bảng 5.4. “Nên” và “Không nên” khi tiến hành phỏng vấn đánh giá thực hiện 201

Bảng 5.5. Ví dụ kế hoạch phát triển chuyên môn 213


DANH SÁCH HỘP


Hộp 1.1. Ví dụ về mối liên hệ giữa chiến lược kinh doanh và đánh giá

thực hiện công việc 24


Hộp 1.2. Vị trí của đánh giá thực hiện công việc theo nghiên cứu của Deloitte 27


Hộp 1.3. Quy định về chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng

lao động 40


Hộp 1.4. Sứ mệnh và mục tiêu của VINGROUP 44


Hộp 2.1. Nội dung chính của quy chế đánh giá thực hiện công việc 87


Hộp 4.1. Ví dụ về phiếu đánh giá nhân viên theo phương pháp thang điểm 139


Hộp 4.2. Ví dụ nhật ký thực hiện công việc của nhân viên

chăm sóc khách hàng 142


Hộp 4.3. Đánh giá 360 độ tại trung tâm y tế IMHC 156


Hộp 5.1. Mẫu phiếu giao và nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng tháng 177


Hộp 5.2. Ví dụ truyền thông đánh giá thực hiện công việc qua thông báo

văn bản 178


Hộp 5.3. Mẫu phiếu đánh giá thực hiện công việc công ty DAEWOO BUS 187


Hộp 5.4. Mẫu phiếu đánh giá nhân viên của chi nhánh công ty TNHH MTV

Điện lực Hải Phòng - Điện lực Lê Chân 187


Hộp 5.5. Ví dụ cách thức triển khai đánh giá thực hiện công việc tại một công ty (Trích từ Quy chế đánh giá thực hiện công việc) 189

Hộp 5.6. Mẫu tổng hợp chuẩn bị phỏng vấn đánh giá 192


Hộp 5.7. Biểu mẫu đăng ký mục tiêu cá nhân 196


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC


Mục tiêu chương

Chương 1 tập trung giới thiệu tổng quan về hệ thống đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức/doanh nghiệp. Cụ thể, phần 1.1 sẽ trình bày về khái niệm, vị trí và vai trò của đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức/doanh nghiệp; tiếp theo, phần 1.2 trình bày về nội dung của đánh giá thực hiện công việc. Cuối cùng phần 1.3 đề cập các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức/doanh nghiệp.

Qua chương này, người đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về đánh giá thực hiện công việc, hiểu được về nội hàm và cấu phần của hệ thống đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức/doanh nghiệp, đồng thời hiểu được các yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức/doanh nghiệp ảnh hưởng tới đánh giá thực hiện công việc của tổ chức/doanh nghiệp và đặc biệt có thể lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc trong thực tế của một tổ chức/doanh nghiệp. Các nội dung này là nền tảng để người đọc có thể đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu nội dung ở những chương tiếp theo.

Tình huống dẫn nhập

Một nhóm bạn thân: Ngọc, Lâm, Thuận đều tốt nghiệp đại học, đã đi làm được bốn năm. Lúc này họ đang bàn tán về chuyện khen thưởng thi đua cuối năm ở nơi mà họ đang công tác.



Ngọc, công tác tại phòng kế hoạch của Bưu điện tỉnh nói: Theo mình, đánh giá thi đua chỉ là hình thức. Sếp của mình đánh giá tất cả mọi nhân viên trong phòng đều tốt cả. Ngoại trừ một bà có con nhỏ, suốt ngày thấy con ốm, mẹ nghỉ, không đảm bảo ngày công, bị loại C còn lại ai cũng được loại A tất. Thực tế, trong phòng chỉ có một số người tích cực, làm việc có hiệu quả. Những người khác thì chỉ đủng đỉnh, “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” thôi.

Lâm công tác tại Công ty Thương mại tỉnh nói: Với mình, mọi thứ đều đơn giản. Sếp của mình rất thích văn nghệ và các phong trào thể thao. Là hạt nhân văn nghệ của công ty, lại thường xuyên chơi quần vợt với sếp, nên bao giờ mình cũng được đánh giá tốt. Hồi cuối năm, chúng mình có đợt giảm biên chế. Mình lẽ ra phải bị nằm trong danh sách những người bị cho nghỉ đầu tiên. Chỉ vì có tài văn nghệ mà mình thoát đấy.

Thuận, công tác tại phòng kinh doanh của công ty thiết bị nói: Ở công ty mình có tất cả hơn 200 nhân viên. Cuối năm ban giám đốc họp bàn tự quyết định vấn đề khen thưởng. Mỗi người được khen thưởng tuỳ theo hiệu quả thực hiện công việc trong năm và được nhận một bao thư riêng. Không ai được biết người khác lãnh bao nhiêu. Nếu ai thấy có điều gì không thoả đáng phải đến gặp trực tiếp giám đốc trình bày. Không ai được bàn tán, thắc mắc, gây chia rẽ nội bộ.

Nguồn: Trần Kim Dung (2011, 270)


Câu hỏi: Anh/chị hiểu thế nào là đánh giá thực hiện công việc? Hãy chỉ ra những nội dung liên quan đến đánh giá thực hiện công việc trong tình huống trên?


1.1. Khái niệm, vị trí và vai trò của đánh giá thực hiện công việc

1.1.1. Khái niệm đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quản trị nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp. Đánh giá thực hiện công việc hay còn được gọi với một số tên gọi khác như đánh giá thành tích, đánh giá kết quả thực hiện công việc và là khái niệm được đề cập dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.

Theo nghiên cứu của Dina Van Dijk and Michal M Schodl (2015) đánh giá thực hiện công việc đề cập tới việc phương pháp và quy trình mà một tổ chức/doanh nghiệp sử dụng để phản ánh mức độ đóng góp của người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp đó. Quá trình đánh giá thực hiện công việc bao gồm việc đo lường thành tích của người lao động trong tổ chức và cung cấp thông tin phản hồi về mức độ hoàn thành (chất lượng, số lượng, tiến độ, cách thức) công việc của người lao động đó để giúp họ cải thiện kết quả (thành tích) trong tương lai. Với tiếp cận này, các tác giả tập trung phân tích khái niệm đánh giá thực hiện công việc theo khía cạnh phương pháp đánh giá và quy trình đánh giá với cá nhân trong tổ chức/doanh nghiệp để phản ánh được đóng góp thành tích, kết quả của cá nhân đó với tổ chức/doanh nghiệp.

Theo tiếp cận của Leena Toppo, Twinkle Prusty (2012), các tác giả định nghĩa đánh giá thực hiện công việc là hệ thống đánh giá cá nhân người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp liên quan tới quá trình thực hiện công việc của cá nhân và tiềm năng của cá nhân đó trong tương lai. Với tiếp cận này tác giả đã đề cập tới một hệ thống chính thức trong công tác quản trị nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp để phản ánh đóng góp của người lao động ở hiện tại cho công việc, cho mục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp không chỉ ở hiện tại mà còn hướng tới những mục tiêu trong tương lai.

Tác giả Noe và cộng sự (2017) cho rằng đánh giá người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp là quá trình phức tạp hướng tới việc đo lường kết quả công việc đối với người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp.



Trong đó, nghiên cứu của tác giả Amstrong (2014) thì cho rằng đánh giá người lao động trong doanh nghiệp hướng tới việc giúp cho nhân viên đạt được kết quả tốt hơn trong công việc, cải thiện năng lực của nhân viên để đạt được những mục tiêu của cá nhân, tổ chức thông qua việc thiết lập mục tiêu, tiêu chuẩn và những yêu cầu về năng lực.

Mặc dù các khái niệm trên có những đặc điểm khác nhau, tuy nhiên, các tiếp cận đều phản ánh đánh giá thực hiện công việc là một quá trình gắn liền với việc đo lường thành tích, kết quả công việc của người lao động, cung cấp thông tin phản hồi với người lao động với mục tiêu cải thiện thành tích, kết quả công việc của người lao động trong tương lai.

Theo tiếp cận của giáo trình này, đánh giá thực hiện công việc không chỉ bao gồm đánh giá cá nhân người lao động mà quá trình này gắn liền với thành tích của bộ phận và cả tổ chức/doanh nghiệp, do vậy đánh giá thực hiện công việc được hiểu là quá trình thu nhận và xử lí thông tin để đo lường quá trình và kết quả thực hiện công việc của các bộ phận và cá nhân người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Từ khái niệm trên có thể thấy:

Thứ nhất, đánh giá thực hiện công việc là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn có mối liên hệ chặt chẽ, trong đó nổi bật là thu nhận thông tin, xử lý thông tin. Các thông tin này được tập trung vào quá trình và kết quả thực hiện công việc của cá nhân và bộ phận được đánh giá.

Thứ hai, đánh giá thực hiện công việc có mục tiêu đo lường quá trình và kết quả thực hiện công việc của từng bộ phận và cá nhân. Do vậy đánh giá thực hiện công việc phản ánh chính xác mức độ đóng góp của từng bộ phận và cá nhân người lao động vào mục tiêu của bộ phận, của tổ chức/doanh nghiệp. Đánh giá thực hiện công việc luôn xuất phát từ chiến lược, mục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp, từ đó cụ thể hóa thành mục tiêu của bộ phận, trên cơ sở mục tiêu bộ phận để cụ thể hóa thành mục tiêu của cá nhân, làm căn cứ để đo lường được mức độ đóng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023