Giá Trị Giới Hạn Mức Độ Dễ Bị Tổn Thương Đối Với Thời Kỳ Lạnh



những ngày nhiệt độ xuống thấp hơn mà còn tính được tổng số ngày thiếu hụt nhiệt. Việc xác định chỉ số Thời kỳ lạnh giúp các nghiên cứu về tài nguyên nước mặt nhận biết những giai đoạn nhiệt độ thiếu hụt tác động.

Bảng 3.11. Giá trị giới hạn mức độ dễ bị tổn thương đối với thời kỳ lạnh‌


EVI

1

2

3

4

5

6

7

Lạnh

≤3,5

3,5 <W≤4

4<W≤4,5

4,5<W≤5

5<W≤5,5

5,5<W≤6

>6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Giá trị chuyển đổi: LN (X+1)

Kết quả đánh giá được thể hiện ở Bảng 3.12 cho giai đoạn 2010 – 2014 và giai đoạn 2015 – 2019 cho thấy khu vực nghiên cứu có giá trị chuyển đổi bằng 0 cho cả 3 trạm Tây Ninh, Đà Lạt và Bảo Lộc.

Bảng 3.12. Mức độ dễ bị tổn thương thời kỳ lạnh LVS Đồng Nai‌


Trạm Khí tượng

Giai đoạn 2010 - 2014

Giai đoạn 2015 - 2019

Giá trị

thực đo

Giá trị

chuyển đổi

EVI

Giá trị

thực đo

Giá trị

chuyển đổi

EVI

Tây Ninh

0

0

1

0

0

1

Đà Lạt

0

0

1

0

0

1

Bảo Lộc

0

0

1

0

0

1


Kết quả này khẳng định thời kỳ lạnh không bị tổn thương, sự thay đổi của nhiệt độ vẫn trong ngưỡng an toàn, giá trị EVI đạt mức thấp nhất là 1.

3.1.3.5. Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của các chỉ số khí hậu liên quan đến tài nguyên nước mặt lưu vực sông Đồng Nai.

Trên cơ tính toán, phân tích chuỗi số liệu khí hậu 30 năm của lưu vực sông Đồng Nai theo 2 giai đoạn 1985 – 2014 và 1990 – 2019 để đánh giá tính dễ bị tổn thương cho giai đoạn 2010 – 2014 và 2015 – 2019, luận án đã xác định được mức độ dễ bị tổn thương theo kết quả được thể hiện ở Bảng 3.13.

Để phân cấp mức độ tổn thương theo EVI, các chỉ số đánh giá được quy đổi sang thang đo từ 1 đến 7 với các mức độ tổn thương khác nhau tương ứng với các giá trị chuyển đổi. Nếu EVI là 1 (khả năng phục hồi cao/ chỉ số tổn thương thấp) và



7 (khả năng phục hồi thấp/ chỉ số tổn thương cao). Trên cơ sở thang đo từ 1 đến 7, SOPAC đã xác định được 5 cấp tổn thương dưới đây:

- Cấp 1: Có khả năng phục hồi

- Cấp 2 : Nguy hiểm

- Cấp 3: Có tổn thương

- Cấp 4: Tổn thương cao

- Cấp 5: Tổn thương rất cao

Lưu vực sông Đồng Nai nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm, đón gió mùa Tây Nam, lượng mưa lớn, có sự phân hóa 2 mùa khô và mưa rõ rệt, khí hậu ôn hòa. Đây cũng chính là lý do mà thời kỳ nóng, thời kỳ lạnh ở cả 3 trạm Tây Ninh, Đà Lạt, Bảo Lộc đều có giá trị quy đổi bằng 0, không bị tổn thương.

Bảng 3.13. Mức độ dễ bị tổn thương môi trường qua bộ chỉ số khí hậu LVS Đồng Nai‌‌‌

Trạm Khí tượng

Giai đoạn 2010 - 2014

Giai đoạn 2015 - 2019

Ẩm

Khô

Nóng

Lạnh

EVI

TB

Ẩm

Khô

Nóng

Lạnh

EVI

TB

Tây Ninh

3

1

0

0

1

2

1

0

0

0,75

Đà Lạt

3

1

0

0

1

3

1

0

0

1

Bảo Lộc

3

2

0

0

1,25

4

1

0

0

1,25


Tuy nhiên, chỉ số thời kỳ ẩm dễ bị tổn thương hơn, cả 3 trạm đều đạt mức 3 trong giai đoạn 2010 - 2014, dễ bị tổn thương mức trung bình. Lưu vực sông Đồng Nai có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng phân bố không đều, mùa mưa lưu lượng nước lớn, dẫn đến hiện tượng có những tháng bị thừa nước, chủ yếu tập trung vào mùa mưa. Vì thế, nếu không đảm bảo độ che phủ tốt sẽ dễ dẫn đến hiện tượng không tích lũy được nước cho các sông mà còn gây ra các thảm họa môi trường khác nhất là khu vực thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai.


Hình 3 4 Mức độ tổn thương môi trường qua bộ chỉ số khí hậu tại trạm 1


Hình 3.4. Mức độ tổn thương môi trường qua bộ chỉ số khí hậu tại trạm Tây Ninh LVS Đồng Nai‌

Hình 3 5 Mức độ tổn thương môi trường qua bộ chỉ số khí hậu tại trạm 2

Hình 3.5. Mức độ tổn thương môi trường qua bộ chỉ số khí hậu tại trạm Bảo Lộc LVS Đồng Nai‌


Hình 3 6 Mức độ tổn thương môi trường qua bộ chỉ số khí hậu tại trạm 3


Hình 3.6. Mức độ tổn thương môi trường qua bộ chỉ số khí hậu tại trạm Đà Lạt LVS Đồng Nai‌

Sự biến động theo thời gian giữa hai giai đoạn đánh giá: 2010 – 2014 và 2015 – 2019 ở Bảng 3.13, Hình 3.4, 3.5 và 3.6 cho thấy tính ổn định của các yếu tố nhiệt độ, ở trạm Đà Lạt và Bảo Lộc vẫn giữ nguyên giá trị mức tổn thương rất thấp, EVI trung bình ở Đà Lạt là 1 và Bảo Lộc là 1,25. Tại trạm Tây Ninh TDBTT có xu thế giảm, chứng tỏ khả năng bị tác động mạnh hầu như là không có.

Bảng 3.14. Xu thế thay đổi mức độ dễ bị tổn thương qua bộ chỉ số khí hậu LVS Đồng Nai giai đoạn 2010 – 2014 và 2015 - 2019‌

Trạm

EVI TB giai đoạn

2010 – 2014

EVI TB giai đoạn

2015 - 2019

Xu thế thay đổi

Tây Ninh

1

0,75

giảm

Đà Lạt

1

1

ổn định

Bảo Lộc

1,25

1,25

ổn định


Do khí hậu ở LVS Đồng Nai khá ôn hòa nên kết quả đánh giá tính dễ tổn thương ở cả ba trạm cho thấy chỉ số thời kỳ nóng và thời kỳ lạnh có mức độ tổn thương rất thấp (mức độ 1) do biên độ nhiệt giữa các mùa có tính ổn định cao, ít có



biến động lớn. Theo đánh giá phân hạng tổn thương chia 5 cấp thì cả hai chỉ số thời kỳ nóng và thời kỳ lạnh đều nằm trong giới hạn có khả năng phục hồi cao. Đánh giá tính dễ tổn thương của các yếu tố khí hậu theo thời gian là một trong những nghiên cứu mới mà luận án đã đạt được so với các nghiên cứu trước đây mà SOPAC đã thực hiện chỉ đánh giá cho 1 giai đoạn nhất định.

Kết quả đánh giá TDBTT ở 3 trạm khí tượng Đà Lạt, Bảo Lộc, Tây Ninh qua 2 giai đoạn 2010 – 2014; 2015 – 2019 với 4 chỉ số đánh giá là thời kỳ khô, thời kỳ ẩm, thời kỳ lạnh, thời kỳ nóng được thể hiện ở Bản đồ 3.6. Ba trạm khí tượng đại diện cho các khu vực thượng lưu, trung lưu và hạ lưu của LVS Đồng Nai đều có khả năng phục hồi cao nếu có tác động của BĐKH với những chỉ số đã được đánh giá.

Đặc điểm khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ thủy văn và môi trường nước, vì thế việc đánh giá tính dễ tổn thương của các chỉ số khí hậu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông. Việc đánh giá 4 chỉ số khí hậu cho 3 trạm khí tượng của lưu vực sông Đồng Nai đã cho thấy chỉ số thời kỳ nóng, thời kì lạnh và thời kỳ khô vẫn nằm trong giới hạn an toàn khi mức tổn thương rất thấp ở mức 1, nhưng thời kỳ ẩm dễ bị tổn thương hơn, ở mức 3. Mặc dù chưa phải ở mức báo động cao nhất nhưng với kết quả đánh giá này cũng giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các đối tác dùng nước cần phải có kế hoạch làm giảm nhẹ tính tổn thương để có thể sử dụng nước được bền vững hơn trong tương lai.


3 2 Xu thế biến đổi tài nguyên nước mặt lưu vực sông Đồng Nai trong bối 4


3.2. Xu thế biến đổi tài nguyên nước mặt lưu vực sông Đồng Nai trong bối cảnh biến đổi khí hậu phục vụ mục tiêu phát triển bền vững‌

3.2.1. Đánh giá mối tương quan giữa lưu lượng nước và lượng mưa lưu vực sông Đồng Nai‌

Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang trong một đơn vị thời gian (m3/s hoặc l/s) được gọi là lưu lượng nước và được kí hiệu là Q.

Lưu lượng nước tại một trạm thủy văn bao giờ cũng phụ thuộc vào lượng mưa trong phần lưu vực mà trạm thủy văn đó khống chế. Nếu trong phần lưu vực mà trạm thủy văn đó khống chế có số điểm mưa tương đối dầy thì ta có thể sử dụng các phương pháp tính mưa bình quân lưu vực (như bình quân số học, bình quân gia quyền hay đa giác Thiessen…) để tính toán lượng mưa bình quân lưu vực và thiết lập tương quan với lượng dòng chảy tại trạm thủy văn khống chế. Mối tương quan đó chắc chắn sẽ phản ảnh chính xác hơn quan hệ mưa – dòng chảy so với khi sử dụng phương pháp tương quan đơn (chỉ giữa 1 trạm khí tượng với 1 trạm thủy văn). Tuy nhiên, trong điều kiện thực hiện, luận án này chỉ thu thập được số liệu của 3 trạm khí tượng và 3 trạm thủy văn nên phải áp dụng phương pháp tương quan đơn như trình bày dưới đây.

Quan sát Hình 3.7 nhận thấy, mối tương quan giữa lưu lượng nước trung bình tháng tại trạm thủy văn Thanh Bình và lượng mưa trung bình tháng tại trạm khí tượng Đà Lạt có giá trị R² là 0,6. Từ phương trình xu thế cho thấy khi lượng mưa tăng 13,8 mm thì lưu lượng nước tăng 1m³/s.

Tương tự, mối tương quan giữa lưu lượng nước trung bình tháng tại trạm thủy văn Cần Đăng và lượng mưa trung bình tháng tại trạm khí tượng Tây Ninh tại Hình 3.8 có giá trị R² là 0,58. Từ phương trình xu thế cho thấy lưu lượng nước tăng 1m3/s khi lượng mưa tăng 6,9 mm.

Mối tương quan giữa lưu lượng nước trung bình tháng tại trạm thủy văn Tà Lài và lượng mưa trung bình tháng tại trạm khí tượng Bảo Lộc có giá trị R² là 0,72. Dựa trên phương trình xu thế tại Hình 3.9 chúng tôi nhận thấy khi lượng mưa tăng 0,4 mm thì lưu lượng nước tăng 1m3/s.


Hình 3 7 Mối tương quan giữa lưu lượng nước trung bình tháng trạm thủy văn 5


Hình 3.7. Mối tương quan giữa lưu lượng nước trung bình tháng (trạm thủy văn Thanh Bình) và lượng mưa trung bình tháng (trạm khí tượng Đà Lạt)‌


Hình 3 8 Mối tương quan giữa lưu lượng nước trung bình tháng trạm thủy văn 6

Hình 3.8. Mối tương quan giữa lưu lượng nước trung bình tháng (trạm thủy văn Cần Đăng) và lượng mưa trung bình tháng (trạm khí tượng Tây Ninh)‌

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 27/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí