Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Thanh Minh, thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ - 12


Bảng 4.35. Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số


Mức tiếng

ồn (dB)

Tác động đến người nghe

0

Ngưỡng nghe thấy

100

Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim

110

Kích thích mạnh màng nhĩ

120

Ngưỡng chói tai

130 - 135

Gây bệnh thần kinh và nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp

140

Đau chói tai, nguyên nhân gây bệnh mất trí, điên

145

Giới hạn mà con người có thể chịu được đối với tiếng ồn

150

Nếu chịu đựng lâu sẽ bị thủng màng tai

160

Nếu tiếp xúc lâu sẽ gây hậu quả nguy hiểm lâu dài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Thanh Minh, thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ - 12


4.4.2.2. Độ rung

Trong quá trình vận hành của cụm công nghiệp nguồn phát sinh rung động chủ yếu từ hoạt động của các nhà máy trong cụm công nghiệp và từ các phương tiện vận tải ra vào cụm công nghiệp.

Tác động của rung có thể làm hư hại đến công trình lân cận. Tần số tự nhiên của nền có thể tạo ra cộng hưởng làm tăng độ rung. Trong nền cứng tần số tự nhiên khoảng 4 - 5Hz và nền mềm nhỏ hơn 2Hz. Các tác động bất lợi gây ra do rung được cảm thấy khi độ rung nền lan truyền tới các công trình xung quanh. Đôi lúc nó được cảm nhận gián tiếp, khi các đồ vật trong nhà bị rung. Tác động này có vẻ như tiếng ồn, nhưng khác tiếng ồn ở chỗ nó có thể gây ra thiệt hại vật chất cho công trình khi đủ mạnh. Trong một số trường hợp tác động bất lợi gây ra ngay từ khi cảm nhận.

- Để tính toán dự báo mức rung do hoạt động của CCN, sử dụng công thức sau:

L = L0 10 log (r/r0) - 8,7 a (r - r0)


- L: độ rung tính theo dB ở khoảng cách r m đến nguồn;

- L0 là độ rung tính theo dB (79 dB) đo ở khoảng cách r0 m từ nguồn (3 m).

Mức độ rung có thể làm hư hại đến công trình lân cận theo các dải tần số như sau:

Bảng 4.36. Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số


R (m)

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

L (dB)

6,6

73,2

70,9

69,3

67,9

66,7

65,5

64,5

63,6

62,7

Từ kết quả tính toán Bảng trên cho thấy đối chiếu với mức rung cho phép theo quy định QCVN 27:2010/BTNMT là 75 dB (0,055 m/s2) thì khoảng cách an toàn rung của CCN tính từ các nhà máy 10 m trở lên là 73,2 dB (0,054 m/s2).

- Nhiệt độ:

Trong hoạt động của Cụm công nghiệp, có rất nhiều nguồn nhiệt như bóng đèn, các thiết bị nhiệt gia dụng, các lò hơi, thiết bị sấy, nhiệt phát sinh từ hệ thống làm mát thiết bị, nhiệt phát sinh từ các máy móc thiết bị sản xuất...

Nhiệt độ cao sẽ gây nên những biến đổi về sinh lý và cơ thể con người như mất nhiêu mồ hôi, kèm theo đó là mất mát một lượng các muối khóang như các ion K, Na, Ca, I, Fe và một số sinh tố. Nhiệt độ cao cũng làm cơ tim phải làm việc nhiều hơn, chức năng của thận, chức năng của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra làm việc trong môi trường nóng tỷ lệ mắc các bệnh thường cao hơn so với nhóm làm chung, ví dụ bệnh tiêu hóa chiếm tới 15% so với 7,5%, bệnh ngoài da 6,3% so với 1,6%... Rối loạn bệnh lý thường gặp ở công nhân làm việc ở môi trường nhiệt độ cao là chứng say nóng và co giật, nặng hơn là chóng mặt.

4.4.2.3. Mùi hôi

Mùi hôi từ trạm xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp phát sinh chủ yếu từ các đơn nguyên mà tại đó xảy ra quá trình phân huỷ kỵ khí.


Quá trình phân huỷ hiếu khí cũng phát sinh mùi hôi nhưng ở mức độ rất thấp.Các bể có khả năng phát sinh mùi hôi nhiều nhất như bể gom, bể phân huỷ kỵ khí dạng lai ghép.

Các sản phẩm dạng khí chính từ quá trình phân huỷ kỵ khí gồm H2S Mercaptane, CO2, CH4... Trong đó H2S và Mercaptane là các chất gây mùi hôi chính, còn CH4 là chất gây cháy nổ nếu bị tích tụ ở một nồng độ nhất định.

4.5. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án

4.5.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

Quản lý các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng

- Qui định tải trọng, loại xe, máy đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải mới được phép hoạt động, quy định về lịch trình và vận tốc của xe trong khu vực dự án.

- Xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm qui định.

- Để đảm bảo giảm thiểu các tác động đến tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu thi công nhà thầu thi công đưa ra 1 số quy định đối với các xe vận chuyển ra vào dự án như sau:

Số lượng xe ra vào công trường cùng một thời điểm: 20 xe/lượt;

Thời gian giữa các lượt xe ra vào công trường: 5 phút;

Tải trọng xe trung bình qui định ≤ 16 tấn;

Vận tốc xe chạy trong khu vực dự án: 10 km/h;

Hạn chế các loại xe vận chuyển hoạt động vào những thời điểm có cường độ gió cao để hạn chế bụi và khí thải phát tán đi xa;

Thời gian hoạt động trong ngày: Buổi sáng từ 8 giờ đến 11 giờ, buổi chiều từ 2h giờ đến 5h30 giờ;

Rửa bánh, lốp, gầm xe ra vào dự án định kì hàng ngày vào cuối buổi.

Nếu thực hiện tốt các giải pháp và qui định trên, những ảnh hưởng của bụi và khí thải và tiếng ồn tới môi trường khu vực là không nhiều.


Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân

- Trang bị 2 nhà vệ sinh di động 1 buồng, sử dụng vật liệu composite chống chịu, khối lượng chứa 2 m3/nhà vệ sinh để đảm bảo thu gom, xử lý hết nguồn nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.

- Định kỳ 1 lần/1 tuần thuê đơn vị có đủ chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải sinh hoạt tại 2 nhà vệ sinh di động trên.

- Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nước cho các hoạt động xây dựng và rửa máy móc thiết bị thi công.

- Giảm thiểu lượng nước thải bằng việc tăng cường tuyển dụng công nhân xây dựng là người địa phương. Tổ chức hợp lý nhân lực trong giai đoạn thi công xây dựng.

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải.

Nước thải thi công

Do trong quá trình thi công dự án chủ đầu tư sử dụng bê tông thương phẩm, không tiến hành trộn bê tông. Nước thải thi công của dự án chủ yếu là nước rửa phương tiện vận chuyển vật liệu và nước rửa phương tiện thi công.

Nước thải thi công được chứa vào 2 hố lắng tạm thời có kích thước khoảng 3 m3.

Đối với nước mưa chảy tràn

- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa chảy tràn và vạch tuyến phân vùng thoát hướng ra kênh tiêu nội đồng phía Đông dự án. Các tuyến thoát nước đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây úng ngập trong suốt quá trình xây dựng và không làm ảnh hưởng đến khả năng thoát thải của các khu vực bên ngoài dự án.

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn, tiến hành nạo vét định kỳ 2 tuần/1 lần để khơi thông dòng chảy.


- Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào đường thoát nước thải.

- Các tuyến thoát nước mưa được thực hiện phù hợp với quy hoạch thoát nước của toàn khu vực dự án.

Giảm thiểu tác động do chất thải rắn

- Thực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt ngay tại nguồn phát sinh. Hạn chế các phế thải sinh hoạt trong thi công.

- Lượng rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom vận chuyển tập trung bằng xe thu gom rác đẩy tay về khu tập trung rác thải và định kỳ 1 ngày/lần thu gom, vận chuyển và xử lý.

- Các xe tải được đảm bảo gia cố thùng xe chặt chẽ, vận tốc di chuyển dưới 40 km/h để đảm bảo an toàn giao thông và tránh rơi vãi đất thải

4.5.2. Biện pháp giảm thiều tác động xấu trong giai đoạn hoạt động của dự án

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

- Khuyến khích trồng cây xanh có bóng mát, cây ăn quả như bưởi, nhãn, xoài trong khuôn viên hộ dân cư.

- Nghiêm túc thực hiện các nội quy về vệ sinh môi trường của địa phương, không vứt rác bừa bãi ra khu vực công cộng, đường giao thông…

- Tự trả kinh phí để thuê tổ vệ sinh môi trường của địa phương đến thu gom rác thải phát sinh tại từng nhà với tần suất tối thiểu 2lần/tuần.

- Phân các làn đường cho xe ra vào khu vực có lối vào, ra riêng và có biển chỉ dẫn, giúp cho hoạt động giao thông trong khu vực dự án được phân bố hợp lý.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Các hộ dân trong khu vực dự án có trách nhiệm: Kí cam kết với chủ đầu tư về việc sẽ thiết kế, xây dựng hệ thống thu gom trong khu đất của mình đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh về hệ thống thi gom chung của khu dân cư.


Biện pháp quản lý giảm thiểu chất thải rắn

- Mỗi hộ dân sẽ tự trang bị thùng chứa rác cho gia đình mình. Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình sẽ được phân loại tại nguồn (rác thải hữu cơ, vô cơ, chất thải nguy hại) và chứa trong thùng nhựa PVC dung tích 120 l được bố trí dọc đường giao thông của dự án.

- Tần suất thu gom 1 ngày/lần.

- Lượng chất thải này sẽ được thu gom và vận chuyển đi định kỳ do đơn vị có chức năng thực hiện. Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với đơn vị này trong giai đoạn thi công dự án; trong giai đoạn vận hành dự án ban quản lý dự án sẽ có trách nhiệm tiếp tục ký hợp đồng với đơn vị thu gom và xử lý CTNH.


KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Đánh giá chất lượng môi trường nền cho thấy môi trường không khí, nước và đất đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn Việt Nam hiện hành; địa điểm thực hiện dự án đáp ứng được sức chịu tại môi trường.

Đánh giá tác động môi trường dự án trong các giai đoạn: Vận hành, thi công, chuẩn bị xây dựng. Đã nhận dạng và định lượng được hầu hết các nguồn thải phát sinh cũng như các sự cố môi trường có khả năng xảy ra. Nhìn chung, mức độ tác động của dự án đến môi trường và dân cư khu vực là không lớn và có thể xử lý, giảm thiểu bằng các biện pháp bảo vệ môi trường. Phạm vi ảnh hưởng chủ yếu là trong khuôn viên thực hiện dự án.

Từ kết quả đánh giá thu được, luận văn đã nêu và đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý các tác động tiêu cực của dự án, các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Các biện pháp đề xuất có tính phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và có khả năng thực thi cao.

2. Tồn tại

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn còn những tồn tại sau: chưa phân tích được nhiều mẫu môi trường nền, chưa đi sâu vào nghiên cứu các tác động của dự án đến môi trường đất, chưa đánh giá sâu tác động của chất thải rắn.

3. Kiến nghị

Các nghiên cứu tiếp theo nên tổ chức điều tra khảo sát trên phạm vi rộng hơn gồm các thành phần môi trường đất, nước, không khí và đánh giá tác động của chất thải rắn.

Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương và chủ dự án đưa ra các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường của dự án.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án ây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp 10/2009.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 13 2009 TT- BTNMT ngày 18 tháng 8 năm 2009 quy định về t chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo môi trường chiến lược.

3. Phạm Ngọc Đăng (2000), Môi trường không khí, Nxb Khoa học Kỹ thuật.

4. Phạm Ngọc Đăng (2000), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, Nxb Xây dựng.

5. Trần Đức Hạ (2002), ử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, Nxb Khoa học Kỹ thuật Hà Nội.

6. Trần Đức Hạ (2006), Giáo trình quản lý môi trường nước, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Đặng Văn Minh (2013), Giáo trình Đánh giá tác động môi trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

9. QCVN 40:2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

10. Thông tư số 27 2015 TT-BTNMT, ngày 29 5 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

11. Lâm Minh Triết (2006), Kỹ thuật môi trường, Nxb Đại học Quốc gia , Tp. Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 04/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí