Công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

-----o0o-----


PHẠM THỊ HẰNG NGA


CÔNG Bố THÔNG TIN CủA CÔNG TY ĐạI CHúNG TRÊN THị TRƯờNG CHứNG KHOáN THEO

PHáP LUậT VIệT NAM


Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi


Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Phạm Thị Hằng Nga

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 7

1.1. Công ty đại chúng và công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán 7

1.1.1. Khái quát chung về công ty đại chúng 7

1.1.2. Khái quát chung về hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán 12

1.2. Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam 22

1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán 22

1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán 25

1.2.3. Vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán 35

1.2.4. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 42

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 43

2.1. Pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam 43

2.1.1. Công ty đại chúng và phân loại công ty đại chúng theo pháp luật chứng khoán chứng khoán Việt Nam 43

2.1.2. Nội dung các thông tin của công ty đại chúng phải công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam 43

2.1.3. Phương tiện và trình tự, thủ tục CBTT của công ty đại chúng 69

2.1.4. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK 70

2.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán 73

2.2.1. Kết quả đạt được trong hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán 73

2.2.2. Những bất cập và tồn tại trong hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán 77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 89

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 90

3.1. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK 90

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về công bố thông tin trước yêu cầu phát triển thị trường chứng khoán và hội nhập quốc tế 90

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng để khắc phục những vướng mắc, bất cập hiện hành 91

3.2. Các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán 97

3.2.1. Xây dựng bộ chỉ số minh bạch thông tin đối với công ty niêm yết 97

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế công bố thông tin của công ty đại chúng 98

3.2.3. Hoàn thiện phương tiện công bố thông tin 100

3.2.4. Các giải pháp khác 101

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 105

KẾT LUẬN 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Ý nghĩa

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

BKS

Ban Kiểm soát

CBTT

Công bố thông tin

CTCP

Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

HĐQT

Hội đồng quản trị

HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

UBCK

Ủy ban Chứng khoán

UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

SGDCK

Sở Giao dịch Chứng khoán

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTLKCK (VSD)

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức được vận hành vào tháng 7 năm 2000 với mục tiêu nhằm tái cấu trúc và nâng cao tính hiệu quả của thị trường tài chính. Ban đầu, TTCK chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết với 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với vốn hóa chỉ đạt 270 tỷ đồng. Tính đến tháng 6/2014, mức vốn hóa toàn thị trường đã đạt khoảng 1.100 nghìn tỷ đồng với 660 công ty niêm yết và đạt khoảng 1,3 triệu tài khoản của nhà đầu tư (trong đó có khoảng 15,6 nghìn tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài). Có thể thấy, qua 14 năm vận hành, TTCK đã chứng tỏ vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, với những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm không chỉ của nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nếu so sánh với TTCK các nước phát triển cũng như các nước trong khu vực, TTCK Việt Nam vẫn còn hạn chế về quy mô và tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt về tính công khai, minh bạch. Nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin được xem là mục tiêu trọng tâm trong phát triển TTCK giai đoạn hiện nay.

Trên TTCK, thông tin được ví như mạch máu, nguồn năng lượng nuôi sống thị trường và là cơ sở để nhà đầu tư xác định chiến lược đầu tư cũng như quyết định mức độ thành công của việc đầu tư, do đó công khai, minh bạch thông tin được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp TTCK phát triển cũng như bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Tại những TTCK mới nổi, trong đó có Việt Nam, tham gia thị trường chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân và tâm lý đầu tư thường diễn ra theo số đông thì mức độ ảnh hưởng của thông tin càng lớn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội các Uỷ ban chứng khoán (IOSCO), mức độ minh bạch thông tin của TTCK Việt Nam còn thấp và các doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc công bố thông tin (CBTT). Theo thống kê, chỉ có khoảng 5% các công ty niêm yết đảm bảo tốt việc CBTT cho nhà đầu tư

[25]. Để chấn chỉnh hoạt động CBTT trên TTCK, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động CBTT luôn được chú trọng hoàn thiện, trong đó quan trọng nhất phải kể đến Luật Chứng khoán số 60/QH11 được Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 (sau đây gọi là Luật Chứng khoán năm 2006) và tiếp đó là Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán được thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010 (sau đây gọi là Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán) với những quy định nền tảng cơ bản về chế định công bố thông tin trên TTCK. Để cụ thể hóa những quy định tại Luật Chứng khoán, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007, tiếp đó là Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 về việc hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK (thay thế Thông tư số 38/2007/TT-BTC) và hiện tại, việc công bố thông tin trên TTCK được thực hiện theo Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 của Bộ Tài chính. Các quy định này là hành lang pháp lý quan trọng, đảm bảo tính công khai, minh bạch của TTCK, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về thông tin cho nhà đầu tư tham gia thị trường.

Theo quy định hiện hành, nhiều chủ thể tham gia TTCK có nghĩa vụ công khai thông tin như các Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK), Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLKCK), công ty đại chúng, các tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ đông lớn, cổ đông nội bộ…, song có thể thấy nguồn thông tin phong phú và đa dạng nhất là thông tin từ công ty đại chúng. Thông thường, các công ty đại chúng phải công bố các thông tin liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp, thông tin về quản trị công ty... Các thông tin này biểu thị cho chất lượng “hàng hóa” trên TTCK. Nó là cơ sở để nhà đầu tư xây dựng cơ cấu danh mục đầu tư và qua đó giúp hình thành giá chứng khoán. Chế định pháp luật về công bố thông tin trên TTCK vì thế cũng đặc biệt chú trọng đến việc xác định nghĩa vụ CBTT của các công ty đại chúng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu Thông tư số 52/2012/TT-BTC cho thấy mặc dù Thông tư này mới có hiệu lực từ ngày 01/6/2012 nhưng nhiều quy định

điều chỉnh hoạt động CBTT của các công ty đại chúng đã bộc lộ nhiều bất cập, cần sửa đổi. Do đó, việc nghiên cứu đề tài Công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam”, trong đó tập trung làm rõ các quy định hiện hành về công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK Việt Nam, có so sánh sự khác biệt của quy định hiện hành (cụ thể là Thông tư 52/2012/TT-BTC) so với quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC trước đây, đồng thời đánh giá mức tương thích giữa quy định pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế và đưa ra những định hướng hoàn thiện là rất cần thiết.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Cụ thể như sau:

- Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế “Minh bạch hóa thông tin trên TTCK Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguyễn Thúy Anh, Đại học Ngoại thương, 2012. Luận án làm rõ những tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên TTCK dưới góc độ kinh tế nói chung trước yêu cầu hội nhập

- Đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện hệ thống công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK Việt Nam”, TS. Tạ Thanh Bình,Ủy ban chứng khoán Nhà nước, 2011. Đề tài này làm rõ các thông tin phải công bố của công ty đại chúng trên TTCK và đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống công bố thông tin của công ty đại chúng nói chung.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Minh bạch trong công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam”, GS-TS. Đinh Văn Sơn. Tác giả đã phân tích khá đầy đủ về hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK.

- Đề tài luận văn thạc sĩ: “Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Viên Thế Giang, 2008, do TS. Phạm Thị Giang Thu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022