chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở này để họ có thể mang lại cho du khách một dịch vụ có chất lương nhất, tốt nhất để nâng cao sự hài lòng của du khách.
- Nhân lực là một yếu tố quan trọng không chỉ với ngành du lịch. Thế nhưng hiện nay, nhân lực quản lý và nhân viên phục vụ trực tiếp du lịch hiện nay đang thiếu cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Yếu tố nhân lực có tác động trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng. Vì thế giải pháp phát triển, nang cao phong cách phục vụ của nhân lực du lịch hiện nay là điều rất cần thiết.
+ Cần truyền đạt những kiến thức về cách phục vụ trong lĩnh vực du lịch khác với các lĩnh vực khác, để nhân viên hiểu rõ và có thái độ phục vụ tốt hơn đối với khách hàng, thu hút du khách quay trở lại.
+ Đối với chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp của nhân viên chính quyền địa phương cần mời lao động đã qua đào tạo để trau dồi thêm nhiều kiến thức cho người dân địa phương và nguồn lao động du lịch trực tiếp hiểu đúng về cách làm du lịch, đáp ứng sự hài lòng của du khách. Tăng cường kiến thức về lịch sử, địa lý, khí hậu, văn hóa, sinh thái địa phương…. Và ứng dụng vào việc thuyết minh, giới thiệu điểm đến, điểm dừng chân. Đây là phương pháp hữu hiệu để tăng thời gian lưu khách tại điểm tham quan và tăng tính tò mò, khám phá, tìm hiểu của du khách.
+ Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần hiểu rõ tác phong của nhân viên ảnh hưởng nhiều đến khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư vật chất cho nhân viên như trang phục sạch sẽ, gọn gàng để phục vụ du khách được tốt hơn.
- Ngoài yếu tố nhân lực phục vụ trực tiếp cho ngành du lịch, thì yếu tố người dân địa phương không kém phần quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của du khách, khi du khách đến Huế được người dân địa phương hướng dẫn tận tình chu đáo và đậy thân thiện sẽ để lại trogn long du khách ấn tượng tốt về con người hiếu khách, đó là ấn tượng ban đầu là cơ sở để du khách có thể tin tưởng vào chất lượng dịch vụ và muốn đến lại nơi đây. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có công tác tuyên truyền, nâng cao nhân thức cho người dân biết rõ điều này; đồng thời trang bị cho người dân một số hiểu biết nhất định về Huế về đặc điểm du lịch của địa phương hiện nay hãy để mỗi người dân địa phương là một hướng dẫn viên du lịch để du khách đi nới đâu, đến bất kỳ nơi nào đều có thể hỏi và được giải đáp mọi thắc mắc của mình. Có như vậy du lịch Huế mới phát triển, mới có hướng đi mới trong tương lai.
1. KẾT LUẬN
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới vì sự đóng góp thiết thực vì sự phát triển của đất nước; mang lại nhiều cơ hội phát triển cho các nước đang phát triển và kém phát triển. Bên cạnh đó du lịch mang lại mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và thân ái giữa các quốc gia, các dân tộc; du lịch góp phần vào ý thức bảo vệ môi trường sống của con người….Nhưng hoạt động du lịch, phục vụ du lịch là cả một công nghệ, một nghệ thuật rất phức tạp vì du lịch là ngành mang tính chất liên đới nhiều ngành khác nhau, cần có sự đầu tư, quy hoạch, có tầm nhìn, có tâm huyết….giống như một giàn nhạc cần có một nhạc trưởng tài ba mới phát huy hết tiềm năng hiện có và tạo thành tuyệt phẩm cho người thưởng thức.
Hoạt động du lịch ngày nay không đơn thuần là công việc kinh doanh “mua – bán” theo nghĩa thông thường mà đó là vấn đề giữa “cho” và “nhận” vì đối tượng du lịch là sự đa dạng của các đối tượng khách và sự đa dạng của các sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch càng hấp dẫn, càng chất lượng thì uy tín của địa phương, của quốc gia, của dân tộc càng được đánh giá cao.
Đề tài “ Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế”. do tác giả thực hiện nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách nội địa khi đến Huế, qua các cơ sở lý luận có liên quan đến sản phẩm du lịch, tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch Huế và các yếu tố tạo nên thị tường du lịch đó là du khách và sự hài lòng của du khách.
Tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 qua 180 mẫu nghiên cứu được phát trực tiếp cho khách du lịch. Từ kết quả phân tích sự hài lòng của du khách đối với du lịch Huế hiện nay cho thấy sự hài lòng của du khách chịu tác động của hai nhóm nhân tố là Môi trường tự nhiên và xã hội (0,5) và Con người - dịch vụ (0,324 ).
Để nâng cao hơn nữa sự hài lòng của du khách đến với Huế tác giả đã đưa ra những giải pháp mang tính khả thi.
Bên cạnh những mặt đã đạt được của đề tài, do vốn kiến thức của người nghiên cứu còn hạn chế, thời gian và điều kiện thực hiện đề tài tài hạn hẹp, bài khoá luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi có những hạn chế và sai sót.
Thứ nhất, mặc dù đã cố gắng nghiên cứu nhiều trong việc thiết kế bảng câu hỏi nhưng vẫn không tránh khỏi một số đối tượng không hiểu rõ được câu hỏi và từ đó trả lời không đúng với cảm nhận của mình.
Thứ hai, do hạn chế về thời gian và điều kiện, nên nghiên cứu chỉ thực hiện với lượng khách nhỏ trên các địa điểm du lịch TP Huế mà không nghiên cứu toàn bộ khách du lịch trên toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ ba việc nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức tìm hiểu mức độ chi tiêu của du khách, mức độ hài lòng ở nhóm nhân tố nào mà chưa đi sâu và việc phân tích những nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề đó.
Thứ tư, nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ đúng cho một nhóm du khách, không thể ứng dụng toàn bộ cho du khách khi đến Thừa Thiên Huế du lịch.
Tóm lại, để đáp ứng được nhu cầu của du khách hiện nay, đòi hỏi du lịch cũng phải đa dạng đa dạng về sản phẩm, hình thức và cách thức thực hiện, phong phú , đa dạng đi đôi với chất lượng luôn được đảm bảo và ngày càng tăng cao. Rất mong được đóng góp, hướng dẫn thêm từ quý Thầy Cô, các chuyên gia và những ai quan tâm đến đề tài.
2. KIẾN NGHỊ
2.1 Đối với Sở Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
- Cần mở rộng hợp tác, liên kết về vấn đề quy hoạch và phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.
- Cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá các đơn vị kinh doanh kinh doanh du lịch để đảm bảo tính ổn định về chất lượng sản phẩm; đồng thời xử lý khéo léo để đảm bảo được uy tín.
- Chủ động tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình xúc tiến du lịch của cả nước và trong tỉnh với sự đầu tư quy mô hơn, đa dạng hơn, hấp dẫn hơn.
2.2 Đối với chính quyền Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Cần thường xuyên tổ chức các lớp đoà tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hệ thống các văn bản pháp lý cho các địa điểm kinh doanh du lịch tại Thừa Thiên Huế.
- Cần mạnh dạng có những chính sách ưu tiên thu hút đầu tư từ doanh nghiệp trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài, có những biện pháp nhằm đơn giản thủ tục cấp phép, xin giấy đầu tư… để rút ngắn được thời gian và nhà đầu tư có cơ hội để đầu tư và phát triển ở Tỉnh.
- Cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế với diện mạo mới.
- Cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch mang hình ảnh du lịch Huế đến với bạn bè trong nước cũng như quốc tế.
2.3 Đối với các doanh nghiệp, dịch vụ, lữ hành.
- Không ngừng tìm tòi, làm mới sản phẩm dịch vụ, xây dựng đội ngủ nhân viên phục vụ, bán hàng chuyên nghiệp, có khả năng giao tiếp thông dụng mọi ngôn ngữ.
- Phải tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong mọi trường hợp mà khách yêu cầu hay có thắc mắc về vấn đề dịch vụ của công ty, đảm bảo được vấn đề giá cả sao cho hợp lý, hạn chế được sự chênh lệch tối da về giá giữa các nơi.
- Thường xuyên cập nhật thông tin và không ngừng bổ sung, làm mới các dịch vụ của công ty để chương trình cho du khách ngày càng phong phú.
2.4 Định hướng nghiên cứu trong tương lai
Kiến nghị cho nghiên cứu tiếp theo là nên mở rộng pham vi nghiên cứu, bên cạnh phương thức lấy mẫu trong nghiên cứu là phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên thay bằng phương pháp lấy mẫu theo xác suất để đảm bảo tính khái quát của đề tài hơn. Bên cạnh đó nên khảo sát du khách hai lần: lần đầu tiên, trước khi đến Huế và lần thứ hai là sau khi họ đi du lịch Huế. Cuối cùng trong nghiên cứu này thì việc kiểm định giả thuyết cho mô hình lý thuyết chỉ dừng lại ở phân tích hồi quy tuyến tính, chưa xét đến các hình thức quan hệ khác của các yếu tố. Nghiên cứu cũng bỏ qua các mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố thành phần tác động đến sự hài lòng của du khách khi xem xét mô hình lý thuyết. Có thể còn những yếu tố khác tác động đến sự hài lòng của du khách mà nghiên cứu bỏ qua. Vấn đề này đưa ra các hướng nghiên cứu mới tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức.
2. Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội.
3. Nguyễn Văn Nhân (2007), Đánh giá sự thõa mãn của du khách đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại Nha Trang, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
4. Mai Anh Tài(2014), Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với du lịch tại Nghệ An, Luận Văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
5. Mai Thị Hương Trà (2006), Phân tích, đánh giá nhu cầu của khách du lịch về các dịch vụ du lịch bổ sung ban đêm ở Huế, Luận văn Tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Huế.
6. Trang web tổng cục thống kê https://www.gso.gov.vn/
7. Trang web sở VHTT & DL Thừa Thiên Huế https://svhttdl.thuathienhue.gov.vn/
8. Trang web bộ VHTT & DL http://www.bvhttdl.gov.vn/
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Xin kính chào quý khách!
Chúng tôi là sinh viên Khoa Hệ Thống Thông tin Kinh Tế - Trường ĐH Kinh Tế - Đại học Huế. Hiện chúng tôi đang tiến hành làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế”. Đề tài nhằm mục đích nắm được mức độ hài lòng của du khách nội địa tại Thừa Thiên Huế và đề ra các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của du khách trong thời gian tới. Kính mong quý khách vui lòng dành chút thời gian điền thông tin vào phiếu khảo sát.
Mọi thông tin, ý kiến đánh giá và góp ý của quý khách sẽ được bảo mật hoàn toàn và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quý khách !!!
PHẦN A - THÔNG TIN CHUNG
1. Quý khách thuộc nhóm tuổi nào?
Dưới 15 tuổi → Dừng phỏng vấn từ 15 đến 24 từ 25 đến 34
từ 35 đến 44 từ 45 đến 54 từ 55 đến 64 trên 64
2. Giới tính: Nam Nữ
3. Nghề nghiệp của Quý khách?
Công chức, viên chức nhà nước Nhà doanh nghiệp Công nhân
Nông dân Hưu trí Khác
4. Mục đích chính của chuyến đi này của Quý khách? (Chỉ chọn 01 phương án trả lời)
Tham quan, nghỉ dưỡng Thông tin, báo chí Hội nghị, hội thảo
Lễ hội, tín ngưỡng Thăm thân Thương mại
Chữa bệnh Mục đích khác
5. Phương tiện chính của chuyến đi khi đến Huế của Quý khách?
Máy bay Tàu thuỷ Tàu hỏa Ô tô Khác (ghi rõ):......................
6. Thời gian lưu trú dự kiến tại tỉnh/TP này của Quý khách:
..............ngày ……..... đêm
7. Quý khách đi theo nhóm nào?
Một mình Gia đình Nhóm bạn
Đoàn thể Khác (ghi rõ)……………………………….
PHẦN B – ĐÁNH GIÁ VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ CÁC ĐIỂM ĐẾN THỪA THIÊN HUẾ.
8. Các yếu tố mà du khách quan tâm khi lựa chọn điểm đến du lịch.
Rất đồng ý | Đồng ý | Bình thường | Không đồng ý | Rất không đồng ý | |
1. Phong cảnh thiên nhiên | | | | | |
2. Khí hậu, thời tiết | | | | | |
3. Các di tích lịch sử văn hoá | | | | | |
4. Làng nghề truyền thống | | | | | |
5. Lễ hội dân gian/festival | | | | | |
6. Các cơ sở lưu trú và nghĩ dưỡng | | | | | |
7. Dịch vụ vui chơi giải trí | | | | | |
8. Cơ hội mua sắm, quà lưu niệm | | | | | |
9. Giá cả và các loại phí dịch vụ | | | | | |
10. Chất lượng các loại dịch vụ có liên quan | | | | | |
11. Sự thân thiện của người dân địa phương | | | | | |
12. Sự sẵn có của các tour du lịch | | | | | |
13. Sự phong phú và đa dạng của các lại nhà hàng và dịch vụ | | | | | |
14. An ninh trật tự xã hội | | | | | |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Mẫu Theo Thời Gian Lưu Trú Của Du Khách Ở Huế Bảng 2.3 Thời Gian Lưu Trú Theo Ngày Của Du Khách
- Mức Độ Tác Động Của Từng Nhân Tố Lên Sự Hài Lòng Của Du Khách
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Của Thừa Thiên Huế Trong Tương Lai
- Đánh Giá Của Du Khách Sau Khi Đến Du Lịch Tại Thừa Thiên Huế
- Kết Quả Kiểm Định Cronbach Alpha
- Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế - 12
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
9. Vui lòng cho ý kiến mức độ hài lòng về các khu, điểm du lịch mà Quý khách đã tham quan trong chuyến đi tại THỪA THIÊN HUẾ (nếu có)
Rất tốt | Tốt | Trung bình | Kém | Rất kém | |
1. Đại Nội | | | | | |
2. Chùa Thiên Mụ | | | | | |
3. Sông Hương | | | | | |
4. Biển Lăng Cô | | | | | |
5. Cầu Trường Tiền | | | | | |
6. Chợ Đông Ba | | | | | |