Định Hướng Phát Triển Du Lịch Của Thừa Thiên Huế Trong Tương Lai


Dịch vụ giải trí phong phú; Mua sắm nhiều hàng hoá ưa thích; Hướng dẫn viên am hiều, ngoại ngữ tốt; Nhân viên nhà hàng, khách sạn, điểm đến nhiệt tình, trung thực; Các loại dịch vụ có liên quan sẵn có giá trị Mean nằm trong khoảng 1.81 đến

2.60 nên có thể nói các biến này có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch.

Đường xá, phương tiện đi lại thuận tiện; Người bán hàng rong, xích lô trung thực có gái trị Mean nằm trong khoảng 2.61 đến 3.40 nên có thể nói các biến này không hay ít ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch.

2.2.7 Phân tích ANOVA

Sau khi thang đo đã được xử lý, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích phương sai một yếu tố để kiểm định có sự khác biệt của một yếu tố như: giới tính, nghề nghiệp, mục đích chuyến đi, phương tiện di chuyển và hình thức chuyến đi có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hay không.

Kết quả phân tích cho thấy (phụ lục 7)

- Về giới tính: kết quả này cho biết phương sai của sự hài lòng có bằng nhau hay khác nhau giữa Nam và Nữ. Giá trị Sig. của thống kê Levene = 0,268 nên với độ tin cậy 95% giả thuyết Ho: “Phương sai bằng nhau” được chấp nhận và bác bỏ giả thuyết H1: “Phương sai khác nhau”. Và do đó kết quả của phân tích ANOVA có thể sử dụng.

Kết quả phân tích với giá trị Sig. = 0,429 > 0,05, như vậy ta chấp nhận giả thuyết Ho: “Trung bình bằng nhau”. Với dữ liệu quan sát chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa Nam và Nữ về mức độ hài lòng của du khách đến Huế.

- Về độ tuổi: kết quả của kiểm định phương sai đồng nhất có giá trị Sig. = 0,007

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

< 0,05 có nghĩa là giả thuyết Ho: ‘Phương sai bằng nhau” bị bác bỏ cho nên giá trị của kiểm định ANOVA không có ý nghĩa.

- Về nghề nghiệp: kết quả kiểm định phương sai đồng nhất có giá trị Sig. = 0.058

Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế - 8

> 0,05, kiểm định ANOVA có giá trị Sig. = 0,583. Vậy chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về sự hài lòng giữa các nhóm có độ tuổi khác nhau.

- Về mục đích chuyến đi: kết quả phương sai đồng nhất Sig. = 0,348 và ANOVA

= 0,312. Nên với dữ liệu nghiên cứu chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về sự hài lòng giữa các nhóm có mục đích chuyến đi khác nhau.

- Về phương tiện trong chuyến đi: kết quả phương sai đồng nhất có giá trị Sig. = 0,178 > 0,05 chấp nhận giả thuyết H1: “Phương sai khác nhau” hay không có sự khác biệt về phương sai. Kết quả ANOVA cho giá trị Sig. = 0,396 cho nên chưa thể khẳng định rằng có sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa các nhóm có phương tiện trong chuyến đi khác nhau.


CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI THỪA THIÊN HUẾ

3.1 Định hướng phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế trong tương lai

3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển

Quan điểm phát triển

Phát triển du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển các giá trị bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc, địa phương đồng thời tránh những tác hại xấu ảnh hương đến môi trường và cảnh quan đô thị. Phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình khác nhau gắn liền với phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, giao thông đường xá tạo ra bộ mặt mới cho du lịch tỉnh, để du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.

Mục tiêu phát triển

Việc phát triển du lịch Thừa Thiên Huế phải nhằm các mục tiêu sau:

- Bảo tồn và không ngừng tìm kiếm để giới thiệu đến du khách một sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Huế, một nền văn hoá độc đáo.

- Góp phần lằm phong phú thêm đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân địa Cố Đô.

- Thực hiện phương châm “nhà nước và người dân cùng làm” trong bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, danh thắng, đặc biệt là hệ thống Quần thể di tích Đại Nội ; xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động du lịch, dịch vụ, có cơ chế chính sách tốt, cởi mở hơn để các tầng lớp nhân dân đóng góp trí tuệ, trách nhiệm, công sức cho ngành du lịch.

- Mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương thông qua việc khai thác phục vụ du lịch, tích cự phát triển các hoạt động du lịch, các loại hình dịch vụ đặc biệt là các loại hình dịch vụ ban đêm, thường xuyên tổ chức các lễ hội mang tính đặc trưng định kỳ hàng năm xứng đáng Huế là thành phố Festival, thành phố du lịch đặc trưng của Việt Nam.

3.1.2 Định hướng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế

Nhận định tình hình

Năm 2015 là năm mà ngành du lịch Thừa Thiên Huế đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhiều hoạt động ấn tượng đã diễn ra, đặc biệt trong năm nay khi Ca Huế


được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, góp phần khẳng định giá trị của một loại hình nghệ thuật âm nhạc mang đậm bản sắc văn hoá Huế, đồng thời trong năm nay bộ sưu tập vạc đồng thời chú Nguyễn, ngai vàng triều Nguyễn, áo tế giao triều Nguyễn, bia Khiêm Cung Ký, bệ thờ Văn Trạch Hoà được công nhận là 5 bảo vật quốc gia ngoài các bảo vật được công nhận trước đó là Cửu đỉnh, Cửu vị thần công, Đại hồng chung chùa Thiên Mụ.

Với xu thế phát triển hiện nay, hội nhập quốc tế với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia sẽ có tác động tích cực, tạo điều kiện cho chúng ta mở ra khả năng hợp tác, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát huy tối đa nội lực để thúc đẩy du lịch cũng như các ngành kinh tế khác phát triển phấn đầu đưa Huế trở thành thành phố trực thuộc TW. Sau một loạt các sự kiện xảy ra có tác động không nhỏ đến hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác, ngành du lịch đã vượt qua đem lại nhiều khởi sắc cho ngành du lịch của tỉnh cụ thể năm 2015: du lịch Thừa Thiên Huế đã vượt ngưỡng 3 triệu lượt khách với trên 3,125 triệu lượt tăng 13,08% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt trên 1 triệu lượt, khách nội địa đạt trên 2,1 triệu. Lượng khách lưu trú đạt gần 1,8 triệu lượt, vượt doanh thu du lịch đạt 3000 tỷ đồng, tăng 2,15% so với cùng kỳ. Du lịch dịch vụ đóng góp 55,3% vào GRDP của tỉnh.

Mục tiêu phấn đấu

- Mục tiêu tổng quát: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và triển vọng phát triển du lịch ở địa phương cho các cấp ngành và toàn xã hội, trên cơ sở đó phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung Ương, sự hợp tác quốc tế, khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, tạo đà phát triển mạnh mẽ và bền vững cho du lịch Thừa Thiên Huế; Tập trung phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, phấn đấu đên năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực và năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hoá thế giới. Để hoàn thành các mục tiêu đề cần phải đạt được các mục tiêu cụ thể:

- Các mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đạt các chỉ tiêu sau đây


+ Năm 2016 phấn đấu đón từ 3.1 đến 3.3 triệu lượt khách, trong đó quốc tế đạt từ 1,2 đến 1,3 triệu lượt, khách lưu trú đạt từ 2 đến 2,2 triệu; doanh thu du lịch tăng từ 15

– 18%.

+ Định hướng từ năm 2015 trở đi dịch vụ du lịch đóp góp và GDP địa phương trên 50%, năm 2020 đạt từ 52 – 53%, năm 2030 trên 55% đóng góp vào GDP khẳng định Huế là một trong điểm du lịch quốc gia, dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt trong sự phát triển của địa phương.

+ Đến năm 2020 và định hướng 2030 là: khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2020 thu hút hơn 5,1 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt trên 2 triệu lượt; Năm 2025 thu hút hơn 8,8 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 3,2 triệu lượt và năm 2030 thu hút trên 12 triệu lượt khách quốc tế trong đó quốc tế đạt 5 triệu lượt. Ngoài ra ngành du lịch phấn đấu đến năm 2020 có 22.600 phòng để phục vụ khách lưu trú tại huế; 2025 là 38.100 phòng và năm 2030 là 61.400 phòng, tăng trưởng du lịch bình quân giai đoạn 2015 – 2030 là 11%; Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch trong các cơ sở lưu trú 2020 ướt đạt hơn 1,2 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế và 0,66 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa, năm 2025 ước đặt hơn 1,4 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế, 0,83 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa và năm 2030 là trên 1,7 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế, 1,0 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

+ Tốc độ tăng trưởng GDP ngành dịch vụ du lịch giai đoạn 2015 – 2030 đạt từ 5,5 đến 5.7% tăng cao hơn tốc độ tăng GDP của tỉnh để tăng dần tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong GDP toàn tỉnh từ 11,7% năm 2015 đến 17,2% năm 2030.

Năm 2015, tỉnh đã chủ trương đảy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước để triển khai các dự án phát triển du lịch. Một số dự án lớn đã đưa vào hoạt động như dự án phát triển du lịch cộng đồng tại cầu ngói Thanh Toàn, dự án nâng cấp dịch vụ xích lô biểu tượng của du lịch Thừa Thiên Huế rất được nhiều người ưa thích, hay dự án được nhận định là khá đặc biệt và hấp dẫn đó là xây dựng sản phẩm du lịch gắn với mưa, theo đó khách sẽ được tham gia các tour tham quan phù hợp, gắn với thưởng thức cảnh quan Huế vào những ngày mưa bằng các phương tiện như xích lô, xe đạp, thuyền rồng… ngoài ra còn có một số dự án du lịch sinh thái như hệ thống du lịch bằng Thuyền Rồng trên sông Ngự Hà, Làng sinh thái Lập An, Khu đô thị cao cấp giữa cánh đồng lúa tại Đầm Cầu Hai, phát triển du lịch nghĩ dưỡng như tại Lăng Cô – Chân Mây hay Cảnh Dương. Đặc biệt năm 2015 Huế


đã tổ chức thành công Festival nghề truyền thống, tạo ấn tượng tốt đẹp và giúp quãng bá Thừa Thiên Huế đến nhiều vùng trong và ngoài nước.

Như vậy với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh đã đưa ra nhiều chính sách, quy định hỗ trợ, ưu đãi về mặt bằng, vốn, thuế, kêu gọi các nguồn đầu tư. Trước hết là đẩy mạnh công tác quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết những địa điểm, khu du lịch trọng điểm, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh việc khuyên khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng, tỉnh sẽ hổ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng những sản phẩm du lịch mới, đầu tư vào các loại hình vui chơi, giải trí; thúc đẩy xây dựng đời sống văn hoá cơ sở để bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho du lịch phát triển. Công tác đào tạo nhân lực, xây dựng một đội ngũ những người làm du lịch có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tăng cường. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư, hợp tác của du lịch Thừa Thiên Huế ở các thị trường được đẩy mạnh thôn qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và tạo dựng những ấn phẩm tuyên truyền du lịch, tổ chức những sự kiện văn hoá, du lịch, thể thao ở các hội chợ, triển lãm, hội nghị.

3.2 Một số đề xuất cho du lịch Thừa Thiên Huế

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy mức độ hài lòng của du khách khi đến Huế như thế nào, đồng thời qua đó biết được 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa khi du lịch tại Huế

Dựa trên kết quả đó và ý kiến, thông tin thu thập từ du khách trong quá trình điều tra thực tế tác giả đưa ra một số đề xuất như sau:

3.2.1 Nhóm đề xuất đối với Môi trường tự nhiên và xã hội.

Bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, đặc biệt là cảnh quan xung quanh các di tích lịch sử, hệ thống ven sông trong khu vực nội đô là một giải pháp nâng cao chất lượng du lịch và thu hút du khách đến với Huế trong thời gian đến.

- Hiện nay tình trạng lấn chiếm đất di tích lịch sử vẫn đang diễn ra đặc biệt là phá hoại và làm thay đổi diện mạo cảnh quan xung quanh của các di tích lịch sử. Chính quyền địa phương cần có những chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên du lịch, cũng như tài nguyên nhân tạo mà các thế hệ trước để lại, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên hoang sơ vốn có đối với các địa điểm như núi Bạch Mã, cảnh quan đầm phá, khu du


lịch sinh thái, hệ thống ven biển… Đối với những di tích lịch sử như Quần thể di tích Cố Đô, hệ thống lăng tẩm, đền đài thì trùng tu đối với di tích đang xuống cấp và khôi phục lại hiện trạng ban đầu của nó, đồng thời có những chính sách bảo vệ để khỏi chịu sự phá hoại của yếu tố con người.

- Công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, đảm bảo an toàn môi trường du lịch cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn trong môi trường sống cần tuyên truyền thường xuyên đến người dân địa phương, các hộ gia đình kinh doanh các sản phẩm du lịch nhằm đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn về bảo vệ an toàn môi tường du lịch hiện nay của tỉnh.

- Các cấp quản lý thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá và xếp loại mức độ nguy hiểm , xuống cấp của môi trường tại các địa điểm du lịch đã và đang được khai thác phục vụ cho du lịch. Đồng thời người dân phải phối hợp với chính quyền địa phương phản ánh kịp thời với chính quyền và các cấp quản lý đối với những địa điểm môi trường có dấu hiệu không tốt, hoặc có yếu tố nào đó tác động xấu đến môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên tại các địa điểm .

- Chính quyền Tỉnh cân quan tâm hơn nữa chính sách khai phá và phát triển tài nguyên du lịch thiên nhiên kết hơp với hình thức tham quan, nghĩ dưỡng và khám phá. Mở rông hơn nữa nhiều hình thức sản phẩm du lịch về di tích cũng như sản phẩm mới để đưa vào phục vụ du khách đẻ du khách có thể tìm hiểu, khám phá; làm đa dạng, phong phú sản phẩm du lịch của Tỉnh.

- Xây dựng kênh thông tin đối thoại, tra cứu các vấn đề về du lịch của tỉnh đảm bảo được thông tin luôn đến được với du khách và du khách có thể phản hồi những ý kiến, thắc mắc của mình về các địa điểm cũng như các sản phẩm du lịch hiện này, cần hoàn thiện lại hệ thống bảng đồ, hướng dẫn tại các địa điểm du lịch, cũng như trên những tuyến đường quan trọng hiện nay để không chỉ phục vụ cho du khách mà còn hỗ trợ cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Huế đến với mọi người.

- Xây dựng hệ thống bến xe, bến thuyền và nhà vệ sinh công cộng cho khách du lịch vừa an toàn, sạch đẹp với quy mô, diện tích đón đầu được sự phát triển của Thừa Thiên Huế trong thời gian đến.

- Cần đâu tư, xây mới, nâng cấp và mở rộng các cơ sở hạ tầng lưu trú để phục vụ nhu cầu của khách và nhu cầu phát triển du lịch của địa phương. Ưu tiên đầu tư vốn để


mở rộng quy mô các cơ sở lưu trú, các khu du lịch đặc biệt là các khu du lịch sinh thái tại các vùng đầm phá, biển như Tam Giang, Cầu Hai, Cảnh Dương, Lăng Cô… đặc biệt xây dựng các khu vui chơi, giải trí quy mô lớn để đáp ứng được nhu cầu và số lượng khách trong tương lai.

- Các cơ sở lưu trú thì cầng nâng cấp chất lượng phòng hiện đại, tiện nghi để du khách nghĩ ngơi thoải mái; đáp ứng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong khu vực lưu trú nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách và thu hút du khách quay trở lại vào lần sau. Cần có thái độ phục vụ khách nhiệt tình, chu đáo hơn nữa nhất đối với hình thức kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ăn uống và giải trí.

3.2.2 Nhóm đề xuất đối với Dịch vụ và con người

Nhóm sản phẩm dịch vụ và con người là nhóm được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, các chuyên gia các nhà quản trị du lịch rất quan tâm tới, nguời làm du lịch thì mơ ước, du khách thì kỳ vọng, tất cả đều mong muốn có được sản phẩm dịch vụ tốt nhất có thể , có những con người phục vụ trong ngành du lịch tốt nhất. Để đạt được những kỳ vọng, ước muốn đó du lịch Tỉnh cần phải:

- Khai thác và phát huy các loài hình dịch vụ du lịch.

+ Du lịch nhân văn: là kinh đô Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, các giá trị di sản văn hoá nơi đây vừa hội tụ những đặc trưng và tinh hoa văn hoá dân tộc, vừa thể hiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hoá. Cùng với đó là quần thể di tích Cố Đô là di sản văn hoá thế giới, Huế duy nhất cả nước còn lưu lại loại hình âm nhạc truyền thống nhã nhạc cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hoá và truyền khẩu của nhân loại như vậy Huế có đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch nhân văn.

+ Du lịch biển: Cơ sở đê đề xuất loại hình du lịch này dựa vào tài nguyên thiên nhiên mà Thừa Thiên Huế hiện nay đang có đó là sở hữu những bờ biển, vũng vịnh đẹp và nổi tiếng trong đó có Biển Lăng Cô là trong những biển đẹp của thế giới ngoài ra còn có hẹ thống ven sông, đàm phá khu nước lợ với vẻ đẹp hoang sơ, kì bí là một trong những lợi thế để phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái và các dịch vụ bổ sung.

+ Phát triển thêm dịch vụ du lịch mới: triết lý sinh tồn của du lịch là “Lạ” (PGS. TS Nguyễn Mạnh Hùng). Vì thế với những dịch vụ, sản phẩm du lịch đưa vào khai thác trogn thời gian dài cũng cần có sự đổi mới và bổ sung thêm để du lịch không bị nhàm chán. Từ những tiềm năng và tài nguyên du lịch hiện có để phát triển thêm các loại hình du lịch


mới, biến những gì đặc trưng của tỉnh đề nghiên cứu làm du lịch như du lịch dưới mưa, khám phá Huế trong mưa dự định sẽ đưa vào trong thời gian đến, hay là du lịch trên sông Hương, dọc các còn sông trong nội thành hiện nay, đặc biệt hướng đến du lịch tâm linh, các lễ hội tâm linh như lễ hội Điện hòn Chén, Rước Phật hằng năm. Đồng thời kết hợp, xây dựng các tour du lịch liên kết các địa điểm du lịch với nhiều hình thức trải nghiệm để mang lại cảm giác mới cho du khách.

- Dịch vụ mua sắm đồ lưu niệm: đây là dịch vụ rất cần thiết, dịch vụ này đang bị bỏ rơi hoàn toàn tại Huế, nhiều du khách đến Huế chẳng biết đến đâu để mua quà lưu niệm, có những du khách cho ý kiến rằng Huế có rất nhiều sản phẩm nhwung họ chẳng biết mua gì ngoài mè xửng, tôm chua, nón lá Huế, chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực này; trong khi đó doanh thu từ lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các nước có du lịch phát triển, các thành phố du lịch. Để thực hiện dịch vụ này nhà nước và chính quyền tỉnh cần có sự quy hoạch để mở các làng nghề, đặc biệt là các sản phẩm đặc trưng mở ra các trung tâm, khu chuyên về những sản phẩm này để có địa điểm cụ thể cho du khách mua sắm, tìm hiểu mỗi khi đế Huế

- Dịch vụ ẩm thực: dịch vụ này có tác động không nhỏ đến sự hài lòng của du khách tại Huế

+ Cần phát triển hơn nữa các sản phẩm ẩm thực của địa phương, nhiều món ăn đa dạng và phong phú để mang lại cho du khách nhiều sự lựa chọn.

+ Chính quyền và người dân địa phương nên có chính sách bình ổn giá, niêm yết giá tại các cơ sở kinh doanh mua bán, xử lý nghiêm tình trạng hét giá, bán không đúng giá tại các cơ sở du lịch hiện nay để du khách an tâm hơn khi mua sắm và sử dụng dịch vụ.

+ Điều đáng nói hiện nay hình thức bán hàng rong tại các địa điểm du lịch ở Huế hiện nay rất nhiều và trở thánh vấn nạn mà chưa thể giải quyết một cách triệt để được từ đó sinh ra việc chèo kéo khách hàng, tranh đua nhau bán gây ra những tình huống không đáng có giữa người bán với người bán, người mua với người bán vì vậy chính quyền địa phương có biện pháp để loại bỏ tình trạng này, tránh làm mất vẻ đẹp hình ảnh du lịch Huế. Ngoài ra nhà hàng phục vụ ẩm thực địa phương cần được xây dựng thêm về quy mô số lượng cũng như chất lượng để có thể phục mọi đối tượng khi đến Huế du lịch.

+ Chính quyền địa phương tích cực giám sát và kiểm tra những cư sở kinh doanh trogn lĩnh vực ăn uống về chất lượng vệ sinh và an toàn thực phâm. Đồng thời có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023