1.1.8.5 Phân tích hồi quy
a. Định nghĩa
Phân tích hồi qui là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến ( biến phụ thuộc hay biến được giải thích) vào một hay nhiều biến khác( biến độc lập hay biến giải thích) với ý tưởng cơ bản là ước lượng hay dự đoán được giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở đã biết của biến độc lập.
b. Các giả định khi xây dựng mô hình hồi qui
Mô hình hồi qui có dạng
Yi= B0 + B1X1 + B2X2+… BnXni +ei
Các giả định quan trọng khi phân tích hồi qui tuyến tính
- Giả thuyết 1: Giả định liên hệ tuyến tính.
- Giả thuyết 2: Phương sai có điều kiện không đổi của các phần dư.
- Giải thuyết 3: Không có sự tương quan giữa các phần dư.
- Giả thuyết 4: Không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
- Giả thuyết 5: Giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư.
c. Xây dựng mô hình hồi qui
Các bước xây dựng mô hình:
Bước 1: Xem xét ma trận hệ số tương quan
Để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập thông qua xây dựng ma trận tương quan. Đồng thời ma trận tương quan là công cụ xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau nếu các biến này có tương quan chặt chẽ thì nguy cơ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến cao dẫn đến việc vi phạm giả định của mô hình.
Bước 2: Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Thông qua hệ số R2 ta đánh giá độ phù hợp của mô hình xem mô hình trên giải thích bao nhiêu % sự biến thiên của biến phụ thuộc.
Bước 3: Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Sử dụng kiểm định F để kiểm định với giả thuyết Ho: B1= B2=Bn=0
Nếu giả thuyết này bị bác bỏ thì ta có thể kết luận mô hình ta xây dựng phù hợp với tập dữ liệu
Bước 4: Xác định tầm quan trọng của các biến
Ý tưởng đánh giá tầm quan trọng tương đối của các biến độc lập trong mô hình thông qua xem xét mức độ tăng của R2 khi một biến giải thích được đưa thêm vào mô hình. Nếu mức độ thay đổi này mà lớn hơn thì chứng tỏ biến này cung cấp thông tin độc nhất về sự phụ thuộc mà các biến khác trong phương trình không có được.
Bước 5: Lựa chọn biến cho mô hình
Đưa nhiều biến độc lập vào mô hình hồi qui không phải lúc nào cũng tốt vì những lí do sau ( trừ khi chúng ta có tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc).
- Mức độ tăng R2 quan sát không hẳn phản ánh mô hình hồi qui càng phù hợp hơn với tổng thể,
- Đưa vào các biến động không thích đáng sẽ tăng sai số chuẩn của tất cả các ước lượng mà không cải thiện được khả năng dự đoán,
- Mô hình nhiều biến thì khó giải thích và khó hiểu hơn mô hình ít biến
- Ta sử dụng SPSS để giải quyết vấn đề trên, Các thủ tục chọn biến SPSS
Phương pháp đưa vào dần, phương pháp loại trừ dần, phương pháp từng bước ( là sự kết hợp 2 phương pháp đưa vào dần và loại trừ dần).
Bước 6: Dò tìm sự vi phạm các giả thiết (đã nêu ở trên bằng các xử lí của SPSS).
Ngoài ra, sử dụng phân tích chi bình phương một mẫu để tìm ra qui luật phân phối của mẫu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng khách du lịch Thừa Thiên Huế
Theo báo cáo của Sở Thể Thao - Văn hoá - Du lịch và UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2013 doanh thu từ du lịch ước đạt 2.496 tỷ đồng tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể thu hút trên 2,599 triệu lượt khách du lịch, tăng 2,2% so với năm 2012. Trong đó, khách quốc tế đạt 904.699 lượt, khách nội địa ước đạt 1.694.773 lượt.
Bảng 1.1 Số lượng khách du lịch tại Thừa Thiên Huế từ 2013 – 2015
Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | ||||
Số lượng khách du lịch (lượt khách) | Khách nội địa | Khách quốc tế | Khách nội địa | Khách quốc tế | Khách nội địa | Khách quốc tế |
2.599.472 | 2.906.755 | 3.126.495 | ||||
1.694.773 | 904.699 | 1.899.465 | 1.007.290 | 2.103.480 | 1.023.015 | |
Tổng doanh thu (tỷ đồng) | 2.469 | 2.707,847 | 2.985 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế - 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Du Khách
- Mô Hình Nghiên Cứu Đánh Giá Sự Thoả Mãn Của Du Khách Nội Địa Tại Nha Trang
- Cơ Cấu Mẫu Theo Thời Gian Lưu Trú Của Du Khách Ở Huế Bảng 2.3 Thời Gian Lưu Trú Theo Ngày Của Du Khách
- Mức Độ Tác Động Của Từng Nhân Tố Lên Sự Hài Lòng Của Du Khách
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Của Thừa Thiên Huế Trong Tương Lai
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế.)
Đến năm 2014 thì lượng khách tiếp tục tăng cụ thể có 2.906.755 lượt khách đến Huế trong đó khách nội địa ước đạt 1.899.465 lượt (tăng 13,6% so với cùng kỳ), khách quốc tế ước đạt 1.007.290 lượt (tăng 8.5% so với cùng kỳ). Doanh thu từ du lịch 2.707,847 tỷ đồng (tăng 14,41% so với cùng kỳ).
Năm 2015 lượng khách đã là 3.126.495 lượt, tăng 13,08% so với cùng kỳ. Trong đó khách quốc tế đạt 1.023.015 lượt, tăng 1,56%, khách nội địa đạt 2.103.480 lượt, tăng 1.11%. Doanh thu từ du lịch năm 2015 ước đạt 2.985 tỷ đồng, tăng 2,15% so với cùng kỳ, dự đoán sẽ tiếp tục tăng cho đến cuối năm, nhất là vào các dịp lễ tết.
Trong những năm qua Du lịch Huế đã và đang thu hút được lượng khách du lịch khá lớn và tăng đều qua các năm. Trong năm 2016 này với mục tiêu phát triển du lịch, phấn đấu đón từ 3,1 đến 3,3 triệu lượt khách, trong đó đạt từ 1.2 đến 1.3 triệu lượt khách quốc tế, khách lưu trú nội địa đạt từ 2 đến 2.2 triệu lượt; doanh thu du lịch tăng từ 15 đến 18%.
1.2.2 Hình thức du lịch
Bảng 1.2. Cơ cấu mẫu theo hình thức du lịch
Số lượng (khách) | Tỷ lệ (%) | |
Tự tổ chức | 143 | 79,44 |
Mua Tour | 37 | 20,56 |
Tổng | 180 | 100,00 |
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Với số lượng là 180 khách được điều tra thì khách nội địa đi du lịch tại Huế theo hình thức tự tổ chức là chủ yếu chiếm 79,44%, và mua tour là 20,56%. Qua số liệu trên cho ta thấy có sự chênh lệch khá lớn về hình thức du lịch của khách khi đến Huế. Vì vậy chính quyền và các nhà quản lý dịch vụ cần có chính sách phù hợp với hình thức chuyến đi để khai thác tối đa tiềm năng của mình và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách theo Tour cũng như khách tự tổ chức.
1.2.3 Thực hiện chuyến du lịch theo nhóm
Bảng 1.3 Cơ cấu mẫu theo hình thức nhóm du lịch
Số lượng (khách)/+ | Tỷ lệ (%) | |
Một mình | 23 | 12,8 |
Gia đình | 76 | 42,2 |
Đoàn thể | 33 | 18,3 |
Nhóm bạn | 48 | 26,7 |
Tổng | 180 | 100,0 |
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả) Trong số 180 khách du lịch được điều tra thì có đên 42,2% đi du lịch theo gia đình, tiếp theo đó là 26,7% đi theo nhóm bạn và thấp nhất là 12,8% chọn đi một mình. Như vậy tỷ lệ đi với gia đình và nhóm bạn chiếm tỷ lệ cao và có sự chênh lệch khá lớn so với các nhóm khác, điều này cũng dễ hiểu bởi vậy đi du lịch cùng với gia đình, bạn bè người thân thì ta thấy thoải mái, được thư giản và dễ dàng chia sẽ những giấy phút, khoảnh khác vui vẻ trong chuyến đi mà không sợ bất cứ điều gì, hơn thế có người
quan tâm và hỗ trợ nhau trong suốt chuyến đi.
Vì vậy cần có những chính sách, những gói dịch vụ phù hợp với hình thức chuyến đi du lịch theo gia đình và bạn bè, có mô hình những tuyến du lịch thích hợp đi với gia đình và bạn bè để du khách không những được đi du lịch mà còn được cùng gia đình trải nghiệm, khám phá trong chuyến đi.
1.2.4. Công tác quảng bá và xúc tiến
Bảng 1.4 Cơ cấu mẫu theo kênh thông tin du lịch
Số lượng (khách) | |
Bạn bè, người thân | 141 |
Sách báo, tạp chí | 108 |
Internet | 45 |
Công ty du lịch | 28 |
Tivi | 88 |
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Vì đây là câu hỏi mà khách du lịch có thể lựa chọn nhiều phương án tuỳ thuộc vào kênh thông tin tiếp cận của du khách. Trong số 180 khách được điều tra phỏng vấn cho ta kết quả 141 người tiếp cận từ bạn bè, 108 người từ sách báo tạp chí, 88 người từ ti vi. Điều này cho ta thấy, khách đến du lịch tại Huế thống qua tìm hiểu từ bạn bè, người thân và sách báo tạp chí là chủ yếu. Vì vậy, chính quyền địa phương cũng như người dân nên lựa chọn hình thức xúc tiến, quãng bá hợp lý để đưa du lịch Huế đến gần với du khách hơn nữa góp phần phát triển du lịch ở Huế trong tương lai.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
2.1.1. Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi và giới tính
Bảng 2.1 Cơ cấu mẫu điều tra theo giới tính và độ tuổi
Số lượng (khách) | Tỷ lệ (%) | ||
Tổng số lượng điều tra | 180 | 100,0 | |
Theo giới tính | Nam | 111 | 61,7 |
Nữ | 69 | 38,3 | |
Theo độ tuổi | Dưới 24 | 50 | 27,8 |
Từ 25 – 34 | 50 | 27,8 | |
Từ 35 – 44 | 59 | 32,8 | |
Từ 45 – 54 | 11 | 6,1 | |
Trên 55 | 10 | 5,5 |
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Qua kết quả phân tích dựa trên số liệu điều tra trực tiếp 180 khách du lịch tại Huế, số liệu bảng cho ta thấy tỷ lệ du khách nam cao hơn du khách nữ là 23,4%, du khách nam chiếm đa số lên đến 61,7%.
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu mẫu theo độ tuổi của du khách
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Khách du lịch đến Huế chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 24 đến 44 tuổi, cụ thể dưới 24 tuổi và từ 25 đến 34 (cùng chiếm 27,8%). Ở độ tuổi này thanh thiếu niên là đối
tượng thích du lịch, tìm hiểu khám phá và là người đã đi làm có thu nhâp tương đối nên nhu cầu đi du lịch rất cao, độ tuổi chiếm tỷ lệ cao là từ 35 đến 44 những đối tượng này đã có công việc và thu nhập ổn định sau thời gian làm việc họ có nhu cầu du lịch khá cao để khám phá và quan trọng để giải toả căng thẳng công việc. Ngoài ra, khách ở độ tuổi trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ ít bởi vì đặc điểm địa hình ở Huế phương tiện di chuyển chủ yếu bằng ôtô, tàu hoả thêm vào đó sức khoẻ không cho phép nên độ tuổi này rất ít thực hiện các chuyến du lịch xa và kéo dài.
2.1.2 Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp du khách
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Từ kết quả cuộc điều tra cho thấy rằng trong số 180 khách du lịch được phỏng vấn có 66 người là công chức, viên chức nhà nước (chiếm tỷ lệ 36,7%), tiếp đến là nhà doanh nghiệp 22 người tương ứng 12,2%, công nhân 11 người (6,1%), hưu trí 7 người (3,9%) thấp nhất là nông dân 5 người tương ứng 2,8%.
Qua đó ta thấy khách du lịch đến Huế rất đa dạng, có đầy đủ đối tượng tuy nhiên đối tượng công viên chức nhà nước chiếm tỷ lệ cao do đối tượng này thường xuyên được công ty tổ chức chuyến du lịch theo nhóm, theo tập thể công ty; Họ là những người thường xuyên đi du lịch. Tiếp đến là nhà doanh nghiệp do đặc thù công việc họ du lịch để giái trí, để xoá bỏ áp lực công việc hơn nữa họ có nhiều khả năng về kinh tế để thực hiện các chuyến du lịch. Ngược lại đối tượng hưu trí, công nhân, nông dân thì ít đi du lịch hơn do điều kiền tài chính còn hạn chế thêm vào đó điều kiện sức khoẻ cũng không cho phép.
2.1.3 Cơ cấu mẫu theo mục đích của chuyến du lịch.
Bảng 2.2 Cơ cấu mẫu theo mục đích chuyến đi của du khách
Số lượng (khách) | Tỷ lệ (%) | |
Tham quan nghĩ dưỡng | 153 | 85,0 |
Thông tin, báo chí | 1 | 0,55 |
Hội nghị, hội thảo | 3 | 1,7 |
Lễ hội, tín ngưỡng | 2 | 1,1 |
Thăm thân | 12 | 6,7 |
Thương mại | 1 | 0,55 |
Chữa bệnh | 3 | 1,7 |
Mục đích khác | 5 | 2,7 |
Tổng | 180 | 100,0 |
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Trong số 180 du khách được điều tra có đến 153 khách đến Huế để tham quan, nghĩ dưỡng (chiếm 85%), có 12 người với mục đích thăm thân (tương ứng 6,7%). Như vậy du khách đến Huế để tham quan, nghĩ dưỡng là chủ yếu; Điều này cũng dễ hiểu bởi lý do chính để khách đi du lịch, để họ có thể vui chơi, thoải mái giải toả mọi gánh nặng trong công việc cung như trong gia đình; và có kỳ nghĩ thật tuyệt sau kỳ làm việc vất vả và áp lực.
2.1.4 Cơ cấu mẫu theo phương tiện di chuyển của du khách
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu mẫu theo phương tiện di chuyển khi đến Huế
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)