Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty Honda Việt Nam


Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda tại thị trường Việt Nam.

- Năm 1999, khánh thành trung tâm lái xe an toàn

- Năm 2000 đến nay Honda Việt Nam liên tục đón nhận nhiều chứng chỉ Iso về chất lượng như Iso 9002, Iso 14001, Iso 9001:2000, Iso 45001:2018… và rất nhiều bằng khen của nhà nước về sự phát triển bền vững và danh hiệu huân chương lao động hạng 3…

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Honda Việt Nam

Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự của công ty:


Chủ tịch HĐQT


Tổng giám đốc

Giám đốc nhà máy xe máy

Phó tổng giám đốc

Giám đốc nhà máy ô tô


Khối quản lý nhà máy xe máy

Khối hỗ trợ sản xuất

Khối quản lý nhà máy ô tô

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Honda Việt Nam

Nguồn: Sơ đồ tổ chức của Công ty Honda Việt Nam Chủ tịch Hội đồng quản trị là người quản lý cao nhất của Công ty Honda Việt Nam. Chủ tịch có trách nhiệm giám sát các hoạt động của Tổng giám đốc (TGĐ) và các cán bộ quản lý khác trong công ty. Tổng giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các giám đốc và phó tổng giám đốc giúp việc cho TGĐ trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước TGĐ về các nội dung công việc được phân công, chỉ đạo trực tiếp các khối, phòng

và phân xưởng sản xuất trong công ty.


2.1.2.1. Lực lượng lao động phân theo giới tính

Tổng số người lao động làm việc trong công ty tính đến năm 2019 là

9.356 người. Trong đó, có 2.112 nữ (chiếm 22,6%) và 7.244 nam (chiếm 77,4%). Lực lượng lao động phân theo giới tính của công ty được thể hiện qua bảng 2.1 và hình 2.2 dưới đây:

Bảng 2.1: Số liệu về lực lượng lao động phân theo giới tính năm 2019


Lao động

Số người

Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động:

- Nữ

- Nam

9.356

2.112

7.244


22,6

77,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam - 5


Tỷ lệ lao động theo giới tính (%)

22.6%

77.4%

Nữ

Nam

Biểu đồ 2.1. Lực lượng lao động phân theo giới tính năm 2019

Nguồn: Lực lượng lao động Công ty Honda Việt Nam

2.1.2.2. Lực lượng lao động phân theo độ tuổi

Lực lượng lao động phân theo độ tuổi tại Công ty Honda Việt Nam được thể hiện thông qua bảng 2.2 và hình 2.3 dưới đây:

Bảng 2.2: Số liệu về lực lượng lao động theo độ tuổi


Độ tuổi

Số người

Tỷ lệ (%)

18 – 25

4.273

45,7

26 – 35

2.562

27,4

36 – 45

1.323

14,1

Trên 45

1.198

12,8


Tỷ lệ lao động theo độ tuổi (%)


12,8%


14,1%

45,7%

18 – 25

26 – 35

27,4%

36 – 45

Trên 45


Biểu đồ 2.2. Lực lượng lao động phân theo độ tuổi

Nguồn: Lực lượng lao động Công ty Honda Việt Nam Từ biểu đồ trên có thể cho thấy lực lượng lao động có độ tuổi từ 18-25 chiếm tỉ lệ lớn nhất lên đến 45.7 % - có cho thấy nguồn nhân lực của công ty là một lợi thế lớn do đây là độ tuổi có sức khỏe tốt, có khả năng chịu được áp

lực công việc cao, thao tác chính xác đúng quy trình công nghệ.

2.1.3.3. Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn

Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn ở công ty được thể hiện rõ qua bảng 2.3 và hình 2.4:

Bảng 2.3: Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn


Trình độ học vấn

Số người

Tỷ lệ (%)

Trên Đại học

27

0,3%

Đại học

1.002

10,7

Cao đẳng

862

9,2

Trung cấp chuyên nghiệp

918

9,8

Sơ cấp

937

10,0

Lao động phổ thông

5.610

60,0


Tỷ lệ lao động theo trình độ chuyên môn (%)

0.3% 10.7%

9.2%

60.0%

9.8%

Trên Đại học Cao đẳng

Sơ cấp

Đại học

10.0%

Trung cấp chuyên nghiệp Lao động phổ thông

Biểu đồ 2.3. Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn

Nguồn: Lực lượng lao động Công ty Honda Việt Nam

Qua số liệu thống kê cho thấy lao động của Công ty là lao động phổ thông tương đối nhiều. Đây là nhược điểm lớn đối với Công ty vì đối tượng này thường xuyên biến động, có ít kiến thực về an toàn vệ sinh lao động nên môi trường lao động cần phải thực sự an toàn & lực lượng giám sát quản lý cũng phải tăng cường tại nơi làm việc. Ngoài ra việc tạo lập ý thức cho nhân viên nghiêm túc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn làm việc an toàn, vệ sinh lao động cũng là một khó khăn cần có biện pháp khắc phục. Các đối tượng này cần phải thường xuyên được cấp quản lý tuyên truyền, cử tham dự các lớp huấn luyện phù hợp để trang bị cho họ các kiến thức, kỹ năng hay thiết lập cho họ một thói quen về ATVSLĐ, giúp NLĐ tự tạo lập ý thức bảo vệ mình khỏi những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc.

2.1.3. Quy trình sản xuất và các sản phẩm chính của Công ty Honda Việt Nam

Quy trình sản xuất:

Quy trình sản xuất của Công ty Honda Việt Nam bao gồm các công đoạn như hình 2.5 và được trình bày cụ thể các công đoạn như sau:


Đúc

Dập khuôn



Mài

Hàn


Đánh bóng

Sơn


Lắp ráp động cơ

Lắp ráp chi tiết

Lắp ráp khung xe



Kiểm tra chất lượng


Xe thành phẩm

Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất

Nguồn: Quy trình sản xuất Công ty Honda Việt Nam

Honda Việt Nam hiện sản xuất các sản phẩm thuộc phân khúc khác nhau như:

- Xe số chiếm 78.4% thị phần tại Việt Nam: Supper Cub 125, Future FI, Wave RSX FI, Blade 110, Wave Alpha 110

- Xe ga chiếm 91.5% thị phần tại Việt Nam: SH300, SH125/150, PCX, SH mode, AB125/150, Lead, Vision.

- Xe ô tô chiếm 12% thị phần tại Việt Nam: City, CRV, HRV, CIVIC, BRIO, ACCORD, JARR.

Theo quy trình sản xuất trên, phân xưởng hàn dập đảm nhiệm sản xuất bình xăng và khung xe để lắp ráp cho xe máy.

2.2. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động

2.2.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại nhà máy

Hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ tại nhà máy gồm có các bộ phận sau:


Tổng giám đốc

Hội đồng ATVSLĐ

Công đoàn


Mạng lưới ATVSV

Phòng An toàn

Phụ trách an toàn khối nhà máy xe máy

Phụ trách an toàn khối hành chính

Phụ trách an toàn khối nhà máy ô tô

Sơ đồ 2.3. Bộ máy làm công tác an toàn vệ sinh lao động của Công ty

Nguồn: Sơ đồ tổ chức của Công ty Honda Việt Nam

Tổng giám đốc: Là người chỉ đạo trực tiếp trong Công ty, cũng là người chỉ đạo trực tiếp công tác ATVSLĐ.

Hội đồng ATVSLĐ: gồm có 9 người trong đó có:

Đại diện người sử dụng lao động, phó tổng giám đốc khối hỗ trợ sản xuất làm chủ tịch Hội đồng.

Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Chủ tịch công đoàn của Công ty làm phó chủ tịch Hội đồng.

Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng là Phụ trách an toàn khối nhà máy xe máy và Phụ trách an toàn khối nhà máy ô tô.

Người làm công tác y tế là người phụ trách y tế toàn công ty.

Các thành viên khác của Hội đồng là đại diện các khối quản lý trong Công ty.

Với số lượng lao động là 9.356 người, công ty đã thành lập được Hội đồng ATVSLĐ đáp ứng được yêu cầu của pháp luật. (Theo khoản 2 – Điều 38


Nghị định 39/2016/NĐ – CP quy định chi tiết và việc thi hành một số điều của luật ATVSLĐ).

Hội đồng ATVSLĐ định kỳ 6 tháng họp một lần để tham gia tư vấn cho ban giám đốc và phối hợp các hoạt động trong công việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động và các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ, ngăn ngừa TNLĐ và BNN cho nhân viên. Đồng thời định kỳ kiểm tra về ATVSLĐ tại các Phòng/Xưởng trực tiếp sản xuất 1 tuần/lần để tìm ra các điểm chưa phù hợp, có thể gây ra TNLĐ, BNN hay khác sự cố liên quan, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo công tác ATVSLĐ do đây là những khu vực dễ xảy ra các sự cố và có nhiều yếu tố nguy hiểm có hại. Các Phòng/Xưởng quản lý theo dõi việc kiểm định các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động thuộc phụ trách của mình, định kỳ khi có phát sinh thông báo Phòng An toàn tiến hành khai báo cho Sở Lao động Thương binh & Xã hội.

Phụ trách an toàn khối và cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ:

Công ty thành lập Phòng an toàn có 15 cán bộ an toàn vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách đã đáp ứng được yêu cầu của pháp luật (Theo khoản 2 – Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ – CP quy định chi tiết và việc thi hành một số điều của luật ATVSLĐ), ngoài ra có 3 phụ trách an toàn khối làm việc tại 3 khối chính của công ty bao gồm: Khối hành chính, Khối nhà máy xe máy, Khối nhà máy ô tô; mỗi phân Xưởng thuộc từng khối có 1 phụ trách an toàn xưởng theo chế độ chuyên trách. Tất cả các cán bộ an toàn của công ty đều được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức ít nhất 1 năm/1 lần.

Cán bộ chuyên trách của Phòng an toàn hàng năm lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động trình Hội đồng ATVSLĐ và tổng giám đốc phê duyệt, trong kế hoạch bao gồm kế hoạch cấp phát bảo hộ lao động, phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động cho NLĐ, kế hoạch đánh giá rủi ro, Phòng cháy chữa cháy. Cán bộ chuyên trách ATVSLĐ phối hợp với Phụ trách an toàn khối tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế


quản lý công tác ATVSLĐ của từng nhà máy. Ngoài ra, Cán bộ chuyên trách phối hợp với các tổ chức lao động, Phòng/Xưởng tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, cán bộ trong công ty. Hàng năm tổ chức huấn luyện công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty và lên phương án cứu chữa kịp thời khi có cháy nổ xảy ra cũng như thực tập phương án định kỳ 1 năm/1 lần. Là người dự thảo trình Tổng giám đốc ký các báo cáo về bảo hộ lao động, thực hiện các báo cáo định kỳ gửi lên cấp trên, Phòng An toàn cử cán bộ chuyên trách phối hợp cùng bộ phận y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe người lao động. Các Phụ trách an toàn khối chỉ đạo các Phòng/Xưởng từng khối thực hiện kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ an toàn vệ sinh lao động, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động trong công ty và đề xuất giải pháp khắc phục các tồn tại trong dây chuyền công nghệ nhằm giảm thiểu các yếu tố có hại trong môi trường lao động. Cán bộ chuyên trách ATVSLĐ tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất của các đoàn thanh tra, kiểm tra.

Bộ phận y tế trực thuộc Phòng An toàn

Công ty có 9.356 người lao động nên đã thành lập 3 trạm y tế: 2 trạm tại nhà máy xe máy và 1 trạm tại nhà máy ô tô. Mỗi trạm có 1 nhân viên y tế có trình độ trung cấp chuyên ngành y đáp ứng yêu cầu của pháp luật (Theo khoản 2 – Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ – CP quy định chi tiết và việc thi hành một số điều của luật ATVSLĐ). Ngoài ra, Công ty ký hợp đồng với bệnh viện tỉnh cử 3 bác sỹ làm việc tại 3 trạm trong giờ hành chính, 3-5 điều dưỡng viên làm việc theo ca với thời gian 24/24h trong tất cả các ngày.

Bộ phận y tế định kỳ 1 năm/lần tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu cho NLĐ, chuẩn bị thuốc men đầy đủ về chủng loại và số lượng; tổ chức khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 09/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí