Nghiên Cứu Về Đánh Giá Rủi Ro Tại Vị Trí Vận Hành Máy Cắt Cnc Tại Ba Lan


- Căn chỉnh tấm kim loại: các loại máy hiện đại sử dụng máy tính để thực hiện công việc cắt kim loại, do đó người lao động phải trực tiếp căn chỉnh các tấm kim loại. Do đó nếu không sử dụng các công cụ phụ trợ phù hợp có thể dẫn đến các thương tích hoặc tai nạn.

- Cắt bằng gas: khi vận hành các thiết bị này có nguy cơ cháy nổ cao, ngoài ra nhiệt và khí độc phát sinh cũng tạo ra trong quá trình vận hành, ảnh hưởng nhiều tới người lao động trực tiếp.

- Kiểm tra thiết bị: trong quá trình này có thể có các nguy cơ va đập, kẹp, cuốn, cán, kéo tới các bộ phận nào của cơ thể tiếp xúc với vùng chuyển động của máy.

- Di chuyển thiết bị: mối nguy ở hoạt động này bao gồm các công cụ, vật liệu sử dụng & gồm các mối nguy khác của công trình lắp đặt.

- Phoi của quá trình cắt: các vật này có rất nhiều hình dạng và độ sắc nhọn khác nhau dẫn đến mối nguy cắt, mài đối với người lao động.

1.1.3. Nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại vị trí vận hành máy cắt CNC tại Ba Lan

- Tác giả: Andrzej Pacana.

- Đơn vị công tác: Khoa Cơ khí và Hàng không, Đại học Công nghệ Rzeszow

Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra các yếu tố nguy hiểm khi vận hành máy cắt CNC như: các bộ phận chuyển động của máy, dụng cụ rơi, nhiệt độ bề mặt vật sau cắt, hở điện ở vỏ thiết bị. Yếu tố có hại được liệt kê trong nghiên cứu bao gồm: tiếng ồn, độ rung, hơi hoá chất, bụi, nhiệt độ làm việc và độ ẩm không khí. Ngoài các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại đã nêu ở trên, tác giả đưa thêm các mối nguy liên quan đến tư thế làm việc đứng kéo dài hoặc căng thẳng tâm lý.


Bảng 1.1: Đánh giá rủi ro của người vận hành máy CNC với việc sử dụng phương pháp Điểm rủi ro


Stt


Mối nguy


Xác suất (P)

Sự tiếp

xúc (E)

Mức thương tật (S)

Rủi ro = P*E*S

Điểm

Đánh giá

1

Va đập

6

6

3

108

Quan trọng

2

Bị thương nhẹ

0,5

3

3

4,5

Có thể chấp nhận

3

Bỏng

0,5

2

3

3

Có thể chấp nhận

4

Tiếng ồn

10

6

1

60

Nhỏ


5

Nhiễm trùng, bệnh


0,2


0,5


3


0,3


Có thể chấp nhận

6

Stress

3

3

3

27

Nhỏ

7

Dị ứng

0,5

1

3

1,5

Có thể chấp nhận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam - 3

Nguồn: International Journal of Engineering Research & Technology

(IJERT)

Sau khi áp dụng tiêu chuẩn PN-N-18002 (của WOŹNY A., PACANA

A. 2014) để tính điểm các mối nguy cho thấy rủi ro bị thương nhẹ, bỏng, nhiễm trùng, bệnh lý và dị ứng là có thể chấp nhận được. Sự khác biệt chỉ xảy ra trong trường hợp nguy hiểm liên quan đến sự căng thẳng khi làm việc và nghiên cứu cũng chỉ ra cần phải kiểm soát định kỳ các yếu tố tiêu cực đến NLĐ như sự va đập, tiếng ồn.

1.1.4. Nghiên cứu về đánh giá rủi ro trong môi trường làm việc của người vận hành máy cắt laser tại Ba Lan

- Tác giả: Michal Palega, Marcin Krause.

- Đơn vị công tác: Đại học Công nghệ Czestochowa, Đại học Công nghệ Silesian, Ba Lan.


Nghiên cứu của nhóm tác giả là “xác định các mối nguy và đánh giá rủi ro” tại nơi làm việc của người vận hành máy cắt laser. Nhóm cũng chỉ ra những yêu cầu cơ bản đối với nơi làm việc sau khi phân tích. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: quan sát nơi làm việc (sử dụng bảng kiểm), phỏng vấn người sử dụng lao động, các nhân viên vận hành và giám sát an toàn, cũng như phân tích các tài liệu nội bộ của công ty. Đánh giá rủi ro nghề nghiệp được thực hiện tại nơi làm việc theo phương pháp Điểm rủi ro cho thấy có nhiều yếu tố rủi ro khác nhau đối với tai nạn hoặc bệnh tật liên quan đến công việc được thực hiện tại vị trí của người vận hành máy cắt laser. Phương pháp Điểm rủi ro được sử dụng các tham số:

- Giá trị S: là hậu quả có thể xảy ra của sự cố, tổn thất do sự cố gây ra được xác định theo bảng 1.2:

Bảng 1.2: Đánh giá tác động của mối nguy – S



Giá trị S


Loại hiệu ứng

Mô tả tổn hại

Con người

Vật chất

100

Thảm hoạ lớn

Nhiều trường hợp tử

vong

30 triệu Złoty Ba Lan

40

Thảm hoạ

Một số trường hợp tử

vong

Từ 10 đến 30 triệu

Złoty Ba Lan

15

Rất lớn

Nạn nhân tử vong

Từ 1 đến 10 triệu Złoty

Ba Lan

7

Lớn

Tổn thương cơ thể

nghiêm trọng

Từ 30.000 đến 1 triệu

Złoty Ba Lan

3

Trung bình

Phải nghỉ việc

Từ 3 đến 30.000 Złoty

Ba Lan

1

Nhỏ

Phải sơ cấp cứu

Nhỏ hơn 3.000 Złoty

Ba Lan

Nguồn: Sciendo


- Giá trị E: là khả năng tiếp xúc với mối nguy.

Bảng 1.3: Đánh giá khả năng mối nguy – E


Giá trị E

Mô tả sự tiếp xúc

10

Liên tục

6

Thường xuyên (hằng ngày)

3

Thỉnh thoảng (1 tuần/lần)

2

Thỉnh thoảng (1 tháng/lần)

1

Tối thiểu (vài lần một năm)

0,5

Không đáng kể (mỗi năm một lần)

Nguồn: Sciendo

- Giá trị P: là xác suất xảy ra sự cố.

Bảng 1.4: Đánh giá xác suất xuất hiện của mối nguy – P


Giá trị P

Mô tả xác suất

Xác suất (%)

10

Rất có khả năng xảy ra

50

6

Hoàn toàn có thể xảy ra

10

3

Không có khả năng, nhưng có

thể xảy ra

1

1

Chỉ thường xuyên có thể xảy ra

10-1

0,5

Có thể xảy ra

10-2

0,2

Hầu như không thể xảy ra

10-3

0,1

Chỉ có thể xảy ra về mặt lý

thuyết

10-4

Nguồn: Sciendo

Giá trị rủi ro R được tính bằng công thức: R = S*E*P


Bảng 1.5: Giải thích chỉ số mức độ rủi ro – S


Giá trị R

Loại rủi ro

Khả năng chấp nhận rủi ro

Các hành động cần thiết

R < 20

Rất nhỏ


Có thể chấp nhận được

Kiểm soát được

khuyến nghị

20 ≤ R < 70

Nhỏ

Cần kiểm soát

70 ≤ R < 200

Trung bình

Cần cải thiện

200 ≤ R < 400

Lớn


Không thể chấp nhận được

Cần cải thiện ngay lập

tức

R ≥ 400

Rất lớn

Dừng ngay công việc

Nguồn: Sciendo

Khu vực được đánh giá là nơi đã đáp ứng các điều kiện làm việc phù hợp về: nhiệt độ, ánh sáng, sàn phẳng, không trơn trượt, không bám bụi và không có ngưỡng ngăn cách giữa các phòng. Nghiên cứu đã phân tích về các yếu tố nguy hiểm, có hại và nguy hiểm thực tế và có thể (tiềm ẩn) tại vị trí làm việc với máy cắt Laser. Song song với việc xác định các mối nguy, nhóm đã tiến hành đánh giá ban đầu về các tác động tiềm tàng của chúng và thời gian tiếp xúc của nhân viên (phơi nhiễm), có tính đến các biện pháp phòng ngừa đã sử dụng (kỹ thuật, tổ chức và con người) trong nhà máy.

Bài nghiên cứu đã chỉ ra các tác động nghiêm trọng nhất liên quan đến tổn thất sức khỏe hoặc tính mạng con người, cũng như tổn thất vật chất sẽ là kết quả của các sự kiện như: cháy, bị các chi tiết máy đang di chuyển, bị máy va đập, đè bẹp, bị vật rơi rơi trúng tầng thấp, điện giật. Ngược lại, khi xem xét mức độ tiếp xúc với mối đe dọa, theo ý kiến của tác giả, hầu hết các mối đe dọa được đặc trưng bởi sự tiếp xúc thường xuyên (hàng ngày). Tiếp xúc không thường xuyên có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ như: hỏa hoạn, điều kiện thời tiết thay đổi hoặc căng thẳng trên hệ thần kinh. Xem xét thông số đánh giá rủi ro tiếp theo, là xác suất xuất hiện của một mối nguy hiện hữu, mức cao nhất (tức là có thể thực tế) được ước tính cho các mối đe dọa sau: tác động đối với các yếu tố sắc nhọn và cố định, điều kiện thời tiết thay đổi, bỏng


nhiệt. Đổi lại, xác suất xảy ra nguy hiểm thấp nhất được ước tính đối với các sự kiện liên quan được chụp bởi các bộ phận máy chuyển động, bức xạ điện từ và laser.

1.2. Một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro máy, thiết bị gia công cơ khí tại khu vực Đông Nam Á

Hiện nay máy cắt plasma được sử dụng rất phổ biến do dễ dàng sử dụng và thực hiện các tác vụ khó cực hiệu quả, nhưng trong quá trình vận hành không phải là không có các mối nguy hiểm như: điện giật, cháy nổ, tia cực tím, v.v.

Giống như sử dụng một con dao nóng để cắt bơ, máy cắt hồ quang plasma có thể cắt qua bất kỳ tấm kim loại dẫn điện nào nhanh hơn so với các phương pháp cắt truyền thống, bao gồm cưa, cắt hoặc mỏ hàn xì oxy- axetylen. Mặc dù công nghệ cắt plasma đã có hơn 50 năm, sự ra đời của các loại có kích thước nhỏ, dễ dàng vận chuyển (dưới 50Kg) và giá cả phải chăng vào giữa những năm 1990 đã tạo ra sự phát triển phi thường trong việc sử dụng máy cắt hồ quang plasma. Nhiều kỹ sư, nông dân / chủ trang trại, cơ sở sản xuất bảng hiệu, cửa hàng sửa chữa, cơ sở bảo trì và cơ sở tạo kim loại thường xuyên sử dụng công nghệ này.

Tuy nhiên, vì sự mới mẻ của nó nên nhiều người chưa nắm rõ được quy trình cắt hồ quang plasma đúng cách. May mắn thay, các bước sử dụng đảm bảo an toàn cơ bản không quá khó.

Nguy cơ cháy nổ

Máy cắt plasma thổi ra kim loại nóng và các tia lửa, đặc biệt là trong quá trình tiếp xúc ban đầu với tấm kim loại. Nó cũng làm nóng phôi và mỏ cắt, tất cả đều có thể gây cháy và bỏng. Để bảo vệ đôi mắt của bạn trong khi cắt plasma, hãy đeo kính bảo hộ đã được phê duyệt với tấm chắn bên. Để tăng khả năng bảo vệ, hãy sử dụng tấm che mặt hoặc mũ an toàn kết hợp với kính an toàn.


Để bảo vệ cơ thể khỏi tia lửa trong quá trình cắt và kim loại nóng, công nhân phải luôn mặc quần áo bảo hộ và găng tay khô, không hư hại, chống cháy. Quần áo bảo hộ làm từ chất liệu khó cháy như sợi thuỷ tinh. Không để bật lửa hoặc các vật dễ cháy khác trong túi của bạn. Giày hoặc bốt da cao cổ giúp bảo vệ chân khỏi tia lửa.

Tia hồ quang plasma cực nóng và mạnh có thể nhanh chóng đâm xuyên làm đứt găng tay và dẫn đến bỏng da. Để tránh bị thương, không cầm vật liệu gần đường cắt. Hồ quang bắn ra cũng có thể gây bỏng, vì vậy hãy tránh xa cơ thể khỏi đầu mỏ hàn khi nhấn cò súng. Khi bắt đầu hàn cắt, hướng tia hồ quang theo chiều ra khỏi cơ thể và hướng về phía phôi.

Vì nhiệt và tia lửa có thể đốt cháy các vật liệu dễ cháy, hãy di chuyển tất cả các vật liệu dễ cháy ra xa khu vực cắt ít nhất 5m hoặc bảo vệ chúng bằng các tấm che chống cháy. Không được cắt các vật chứa có áp suất, chẳng hạn như bồn chứa hoặc thùng phuy. Không cắt trên các thùng chứa có thể chứa chất dễ cháy hoặc các vật liệu độc hại hoặc phản ứng trừ khi chúng đã được người có chuyên môn kiểm tra và đảm bảo đã an toàn. Khi cắt trên trần nhà, sàn nhà, vách ngăn, hãy nhớ rằng tia lửa và kim loại có thể bắt lửa các vật liệu dễ cháy ở mặt khuất. Trên thực tế, không bao giờ cắt hồ quang plasma gần nơi có khí, hơi, chất lỏng, bụi dễ cháy hoặc ở những vị trí có thể xảy ra nổ.

Nguy cơ điện giật

Mỏ cắt hồ quang plasma thường được thiết kế với hệ thống khóa liên động an toàn có thể tắt máy nếu người vận hành nới lỏng tấm chắn hoặc nếu đầu mỏ chạm vào điện cực bên trong vòi phun. Tuy nhiên, cắt hồ quang plasma yêu cầu điện áp cao hơn so với hàn để bắt đầu và duy trì hồ quang - thường là 230V đến 380V - và việc chạm vào các bộ phận mang điện có thể gây giật điện chết người hoặc bỏng nặng. Dây dẫn có nối kém an toàn và các điểm trần trên dây làm tăng khả năng bị điện giật. Kiểm tra các hạng mục này hàng ngày và thay thế nếu không đảm bảo an toàn, tuyết đối không sử dụng bất kỳ cáp mòn hoặc kết nối bị hỏng nào.


Vì nước dẫn điện rất tốt nên tránh điều kiện làm việc ẩm ướt (mồ hôi ra nhiều có thể làm tăng khả năng bị điện giật của cơ thể). Cách điện tại nơi làm việc và mặt đất bằng cách đứng trên thảm cao su khô hoặc tấm ván ép khô đủ lớn để che toàn bộ khu vực tiếp xúc của bạn với sàn làm việc hoặc mặt đất. Hãy thận trọng, vì cả cao su và gỗ đều có thể bắt lửa. Nếu bạn có thể tìm thấy vật liệu khô, không cháy để đứng (đặt giữa bạn và mặt đất), hãy sử dụng nó.

Người vận hành phải thường xuyên kiểm tra các vị trí tiếp đất của máy. Kết nối khung của tất cả các máy chạy bằng điện với công cầu dao, ổ cắm hoặc mặt đất thích hợp khác được nối đất thích hợp. Luôn kiểm tra kỹ việc lắp đặt và xác minh tiếp đất phù hợp. Không được sử dụng xích, dây thừng, cần trục, palăng và thang máy làm đầu nối tiếp đất.

1.3. Sơ đồ hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động và một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại Việt Nam

1.3.1. Sơ đồ hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam

Ở nước ta hiện nay, Công tác ATVSLĐ là một phần rất quan trọng và không thể tách rời của chiến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, công tác ATVSL được Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Đầu tiên, Nghị quyết đại hội Đảng IX đã nhấn mạnh "chú trọng đảm bảo an toàn lao động". Tiếp đến, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng chỉ rõ "cần thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động". Từ các cơ sở đó Chính phủ và các Bộ đã thông qua và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn và chỉ đạo công tác ATVSLĐ như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm

1992 mới được sửa đổi tại kỳ họp lần thứ 6 Quốc hội khóa 13: Điều 56 của Hiến pháp quy định "Nhà nước ban hành chế độ, chính sách về bảo hộ lao động, Nhà nước quy định thời gian lao động... chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm xã hội..." cho người lao động.

Bộ luật Lao động 2012 ban hành ngày 01/5/2013: Chương IX Bộ luật gồm 20 điều nói về an toàn lao động, vệ sinh lao động hay sắp tới vào

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 09/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí