cho NLĐ. Bộ phận y tế có trách nhiệm kiểm tra chấp hành các điều lệ vệ sinh phòng dịch, theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Khi có tai nạn lao động xảy ra, Bộ phận y tế tham gia xử lý, cấp cứu người bị nạn, điều tra tai nạn lao động.
Mạng lưới an toàn vệ sinh viên
Công ty đã thành lập mạng lưới ATVSV theo quy định tại khoản 1 – Điều 74 luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 gồm 342 người được biên chế theo các ca làm việc. ATVSV là những nhân viên trực tiếp sản xuất (kiêm nhiệm làm an toàn vệ sinh viên và được bố trí 1 ATVSV/1 ca/1 tổ sản xuất).
Các ATVSV trong công ty đôn đốc và kiểm tra giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn, vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát; hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn, bảng tiêu chuẩn công việc đối với nhân viên mới tuyển dụng hoặc người mới được điều chuyển đến làm việc. Tham gia góp ý với tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc. Kiến nghị với tổ trưởng sản xuất hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, biện pháp đảm bảo ATVSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng mất an toàn, vệ sinh của máy móc thiết bị tại nơi làm việc. Với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý công tác ATVSLĐ trong công ty, các ATVSV phối hợp với Phòng An toàn để xây dựng nên kế hoạch về ATVSLĐ của năm tiếp theo.
2.2.2. Kế hoạch An toàn vệ sinh lao động năm 2019
Với mục đích thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về ATVSLĐ, cải thiện môi trường, điều kiện lao động cho nhân viên trong công ty, Công ty lập kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động năm 2019 như sau:
Bảng 2.4: Tổng hợp chi phí an toàn vệ sinh lao động năm 2019
Nội dung | Thời gian thực hiện | Dự kiến kinh phí/năm(đ) | Đơn vị thực hiện | |
1 | Thiết lập các biện pháp kỹ thuật an toàn | Hàng tháng | 2.192.694.000 | -Phụ trách an toàn khối -Phòng An toàn |
2 | Thiết lập các biện pháp kỹ thuật vệ sinh | Hàng tháng | 1.134.221.000 | -Phụ trách an toàn khối -Phòng An toàn |
3 | Trang bị PTBVCN | Các quý /2019 | 15.592.694.000 | -Phòng Nhân sự -Phòng An toàn |
4 | Chăm sóc sức khỏe NLĐ | Các quý /2019 | 7.451.347.000 | -Bệnh viện GTVT -Phòng An toàn |
5 | Tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ | Các quý /2019 | 526.200.000 | -Phòng An toàn -TT đào tạo ATVSLĐ |
6 | Chi phí khác | 100.000.000 | ||
Tổng kinh phí | 26.997.156.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Về Đánh Giá Rủi Ro Tại Vị Trí Vận Hành Máy Cắt Cnc Tại Ba Lan
- Các Yêu Cầu Pháp Lý Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động
- Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Của Công Ty Honda Việt Nam
- Tổng Hợp Kết Quả Khảo Sát Về Công Tác Kỹ Thuật An Toàn Tại Phân Xưởng Hàn Dập
- Số Tai Nạn Lao Độngxảy Ra Tại Phân Xưởng Hàn Dập Qua Các Năm 2015- 2019
- Đánh Giá Hiệu Quả Công Tác An Toàn Vệ Sinh Lao Động.
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo công tác ATVSLĐ năm 2019
2.2.3. Thực trạng công tác kĩ thuật an toàn
2.2.3.1. Kỹ thuật an toàn điện
Công ty Honda Việt Nam nói chung và phân xưởng hàn dập nói riêng là một cơ sở sản xuất thiết bị cơ khí có sử dụng rất nhiều máy thiết bị khác nhau, do đó lượng điện tiêu thụ đi kèm cũng rất lớn. Lượng điện năng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong nhà máy được cung cấp từ đường dây riêng
biệt có công suất 35.000kW. Để giảm thiểu rủi ro cho nhân viên trong quá trình sử dụng các thiết bị điện, tại phân xưởng hàn dập đã được áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả hệ thống điện, con người, thiết bị nhà xưởng như:
- Toàn bộ các hệ thống điện đều được nối đất, nối không, cách điện của các máy thiết bị đảm bảo ≥ 2 MΩ.
- Sáu tháng một lần phân xưởng tiến hành dừng toàn bộ các thiết bị điện để bảo dưỡng làm vệ sinh phía bên trong tủ điện cùng các thiết bị đóng cắt.
- Thợ điện được bố trí trực 24/7 tại phân xưởng để theo dõi thiết bị và xử lý các sự cố phát sinh.
- Các thiết bị an toàn như aptomat, cầu chì, rơle... được kiểm tra định kỳ 1 ngày/1 lần bảo đảm hoạt động khi có sự cố xảy ra.
- Xung quanh thiết bị điện luôn đảm bảo sạch, khô ráo, cách ly với các chất dễ cháy, dễ nổ ≥ 5m, lắp đặt rào chắn cứng quanh tủ điện & tủ luôn được khoá bởi người có chuyên môn về điện.
Nhân viên vận hành các thiết bị điện đều đã được đào tạo và huấn luyện chuyên môn, cấp chứng chỉ. Khi tiếp xúc và sửa chữa điện, nhân viên đều được trang bị đầy đủ PTBVCN như dây đeo an toàn, giầy, găng tay cách điện,...
2.2.3.2. Kĩ thuật an toàn cơ khí
Đa số các máy móc được lắp đặt có cơ cấu điều khiển bởi người lao động thông qua bảng điều khiển của từng máy thiết bị. Các thiết bị cầm tay chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng mối nguy phát sinh khi sử dụng lại rất lớn, có nguy cơ TNLĐ cao cho NLĐ.
Bảng 2.5: Bảng thống kê máy, thiết bị cơ khí
Tên máy, thiết bị | Nơi SX | Số lượng | ||
Toàn công ty | Phân xưởng hàn dập | |||
1 | Máy hàn robot | Đài Loan | 32 | 32 |
2 | Máy hàn laser | Đài Loan | 4 | 4 |
3 | Máy hàn tig | Đài Loan | 41 | 28 |
4 | Máy dập | Đài Loan | 2 | 2 |
5 | Máy cắt CNC | Đài Loan | 4 | 2 |
6 | Máy cắt cầm tay | Việt Nam | 27 | 12 |
7 | Máy tiện | Nhật Bản | 11 | 0 |
8 | Máy đúc | Nhật Bản | 21 | 0 |
9 | Máy khoan | Nhật Bản | 67 | 18 |
10 | Máy ép thuỷ lực | Nhật Bản | 31 | 4 |
11 | Băng chuyền, băng tải | Trung Quốc | 64 | 16 |
12 | Súng khí nén | Trung Quốc | 375 | 22 |
Nguồn: Hồ sơ máy thiết bị của công ty
Hình 2.1: Máy dập 600 tấn
Nguồn: sumadakikai
Các yếu tố sản xuất nguy hiểm có thể tác động lên người lao động xuất hiện chủ yếu ở khu vực đưa linh kiện vào máy… Do đó, cán bộ an toàn đã đưa ra những biện pháp thiết thực nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng các máy móc, thiết bị nhằm cách ly người lao động khỏi vùng nguy hiểm, cụ thể là:
- Lắp đặt các cơ cấu che chắn chiều vật văng bắn dành cho cho các máy móc thiết bị có nguy cơ vật văng bắn có thể tai nạn hoặc chấn thương cho NLĐ trong quá trình vận hành.
- Tại mỗi vị trí máy đặt các bảng tiêu chuẩn công việc hướng dẫn người công nhân vận hành máy móc.
- Trang bị đầy đủ PTBVCN cho NLĐ khi vận hành máy thiết bị, trong trường hợp phát hiện có nguy cơ máy thiết bị gặp sự cố hoặc gây tai nạn hoặc chấn thương cho người lao động thì ngay lập tức dừng hoạt động thiết bị để kiểm tra và sửa chữa.
- Sau khi máy, thiết bị được sửa chưa, khắc phục thì trước khi bàn giao NLĐ vận hành trở lại cần kiểm tra, chạy thử, khi thấy đã đảm bảo điều kiện an toàn mới được đưa vào để sản xuất trở lại.
- Phân xưởng đã tiến hành vệ sinh bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo yêu cầu của nhà sản xuất, ngoài ra còn tiến hành kiểm tra định kỳ trước và sau ca làm việc.
2.2.3.3. Kĩ thuật an toàn đối với thiết bị nâng vận chuyển
Công ty sử dụng nhiều thiết bị nâng hạ khác nhau tại tất cả các Phòng/xưởng và được thể hiện trong bảng 2.6 như sau:
Bảng 2.6: Bảng thống kê thiết bị nâng, vận chuyển
Tên máy, thiết bị | Nơi SX | Số lượng | ||
Toàn công ty | Phân xưởng hàn dập | |||
1 | Xe nâng điện | Nhật Bản | 8 | 2 |
2 | Xe nâng người | Nhật Bản | 1 | 0 |
3 | Cổng trục | Nhật Bản | 4 | 1 |
4 | Cẩu trục | Đài Loan | 12 | 2 |
5 | Cầu nâng, bàn nâng | Đài Loan | 22 | 4 |
6 | Pa lăng điện | Việt Nam | 14 | 1 |
7 | Pa lăng kéo tay | Việt Nam | 9 | 0 |
Nguồn: Hồ sơ máy thiết bị của công ty
Hình 2.2: Thiết bị nâng, vận chuyển
Nguồn: cautructhailong
Người vận hành thiết bị nâng là người đã qua đào tạo, có giấy chứng nhận và hàng năm được huấn luyện định kỳ 1 năm/lần, đặc biệt với người vận hành xe nâng Phòng An toàn mời đơn vị thứ ba tổ chức lớp nghề xe nâng để đào tạo trước khi nhân viên phân công vào vị trí. Các thiết bị nâng hạ của Công ty và phân xưởng hàn dập đều được kiểm định an toàn và được kiểm tra định kỳ các tính năng an toàn trước ca làm việc. Đồng thời các thiết bị này cũng được kiểm tra các biện pháp an toàn lao động như sau:
- Thiết bị nâng hạ phải đầy đủ linh phụ kiện, có đủ thiết bị cơ cấu an toàn cần thiết, tên người có chứng chỉ đủ điều kiện vận hành được dán tại vị trí thực hiện công việc.
- Thiết bị được kiểm tra tình trạng vận hành, các cơ cấu an toàn, các bộ phận cơ cấu chi tiết 1 ngày/lần, nếu hỏng hoặc thiếu thì phân xưởng đã cử người kịp thời sửa chữa, thay thế trước khi đưa vào sử dụng trở lại.
- Định kỳ hàng tháng, các thiết bị nâng vận chuyển đều được kiểm tra độ mòn móc treo tải và điều kiện làm việc của cáp tải, nếu có nguy cơ đứt thì phải thay thế ngay.
- Phân xưởng đã cử nhân viên tham gia các lớp huấn luyện ATVSLĐ của công ty tổ chức cho nhân viên vận hành theo đúng quy định, người thực hiện công việc vận hành phải có chứng chỉ đào tạo nghề, hồ sơ kỹ thuật của máy được các cấp quản lý lưu theo đúng quy định.
2.2.3.4. Kĩ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực
Nhà máy hoạt động cũng dùng một phần nước rất lớn đó là nước cung cấp cho 05 nồi hơi công suất hơi 20 tấn hơi/giờ cung cấp nước tạo chân không cho các máy thiết bị, nước dùng làm mát các bơm, máy ép và nước dùng cho sinh hoạt… Ngoài ra phân xưởng hàn dập có sử dụng thêm 1 trạm khí argon và 1 trạm khí CO2 với công xuất mỗi trạm là 15m3 để cung cấp nguyên liệu vận hành các công đoạn sản xuất.
Hình 2.3: Trạm khí Argon và trạm khí CO2
Nguồn: Yenviengas
Thấy rõ được các rủi ro có thể phát sinh và các yêu cầu nghiêm ngặt trong việc vận hành và bảo quản trạm khí công suất lớn, phân xưởng đã xây dựng khu vực riêng ngoài nhà xưởng để đặt trạm. Hàng năm, nhân viên vận hành được tham dự các lớp huấn luyện, đào tạo bảng tiêu chuẩn công việc, đào tạo an toàn và kiểm tra sát hạch kiến thức. Cán bộ an toàn khối sản xuất kết hợp cùng cán bộ an toàn xưởng thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ cấu an toàn để kịp thời phát hiện, sửa chữa, khắc phục các vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố để đảm bảo an toàn cho nhân viên khi sử dụng. Người lao động trực tiếp vận hành, kiểm tra thiết bị phải được đào tạo về chuyên môn và có chứng nhận, giấy phép vận hành.