Đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam - 2

DANH MỤC BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ

Biểu đồ

Biểu đồ 2.1. Lực lượng lao động phân theo giới tính năm 2019 25

Biểu đồ 2.2. Lực lượng lao động phân theo độ tuổi 26


Hình

Hình 1.1: Máy cưa vòng Bomar Ergonomic 290.250 GAC 6

Hình 2.1: Máy dập 600 tấn 35

Hình 2.2: Thiết bị nâng, vận chuyển 37

Hình 2.3: Trạm khí Argon và trạm khí CO2 39

Hình 2.4: Thiết bị phòng cháy chữa cháy 40


Sơ đồ

Sơ đồ 1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam 18

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Honda Việt Nam 24

Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất 28

Sơ đồ 3.1: Trình tự ưu tiên thực hiện các đối sách 65


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình lao động sản xuất luôn xuất hiện và tồn tại các yếu tố nguy hiểm và có hại, có nguy cơ gây ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động, đặc biệt là vào thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước, việc đẩy mạnh phát triển sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp cũng như các khu công nghiệp, công trình tổ hợp đang có xu hướng gia tăng và phát triển đa dạng về ngành nghề sản xuất, chế tạo, lắp ráp. Việc phát triển của các khu công nghiệp cũng như các công trình phụ trợ được xây dựng để thu hút nguồn nhân lực như các khu nhà ở giá rẻ, khu cao ốc, văn phòng, các nhà máy và phân xưởng với sự tham gia của rất nhiều đơn vị nhà thầu đi kèm với lực lượng lao động dồi dào bao gồm cả trong nước và quốc tế. Quá trình tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế nói chung và ngành sản xuất, chế tạo, lắp ráp nói riêng có thể cho chúng ta thấy những tác động hay dễ dàng nhận thấy nhất chính là hệ lụy của sự phát triển như các vấn đề xã hội, ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông, đặc biệt là tình trạng mất ATVSLĐ, tai nạn lao động, người mắc bệnh nghề nghiệp trong các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, xí nghiệp, làng nghề đang có xu hướng gia tăng cả về số vụ và tình hình nghiêm trọng, theo đó có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn thất lớn về người và tài sản, để lại hậu quả nặng nề, lâu dài cho người lao động và xã hội.

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019, trên toàn quốc đã xảy ra 8.150 vụ tai nạn lao động làm 8.327 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động) trong đó:



Tổng số

Khu vực có quan hệ lao động

Không có hợp đồng lao động

Tổng số

So với 2018

Tổng số

So với 2018

Số người chết vì TNLĐ

979 người

610 người

Giảm 1,93%

369 người

Giảm 11,5%

Số vụ TNLĐ chết người

927 vụ

572 vụ

Giảm 1,03%

355 vụ

Giảm 9,9%

Số người bị thương nặng

1.892 người

1.592 người

Giảm 5,5%

300 người

Tăng 17,6%

Nạn nhân là lao động nữ

2.771 người

2.535 người

Tăng 1,84%

236 người

Tăng 32,6%

Số vụ TNLĐ có 2 người bị

nạn trở lên


146 vụ


119 vụ

Tăng 56,6%


27 vụ

Giảm 25%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả thống kê

Những con số chỉ ra về tai nạn lao động trên cho thấy, nguyên nhân của các vụ TNLĐ thì có nhiều, đa dạng, song những nguyên nhân cơ bản thuộc trách nhiệm của NSDLĐ, NLĐ và vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước

- Về phía NSDLĐ:

+ Chưa chú trọng đầu tư cải thiện điều kiện lao động, sử dụng máy móc, thiết bị lạc hậu, không bảo đảm an toàn và chưa trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện, thiết bị an toàn như thiết bị che chắn, thiết bị bảo hiểm, biển báo, biển chỉ dẫn về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

+ Chưa quan tâm đến việc huấn luyện, đào tạo, thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng làm việc an toàn cho NLĐ.

+ Chưa chú trọng xây dựng môi trường làm việc, văn hóa an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

- Về phía NLĐ:

Do phần lớn lực lượng lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, trình độ văn hóa thấp, chuyên môn nghề nghiệp, ý thức kỷ luật lao động, nhận


thức về an toàn, vệ sinh lao động còn nhiều hạn chế nên trong quá trình lao động còn nhiều trường hợp không chấp hành nội quy, quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng cách các phương tiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động.

- Về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước:

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động mặc dù đã được ban hành khá đầy đủ song việc triển khai ở nhiều cấp, ngành, địa phương chưa đầy đủ và quyết liệt; công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế do lực lượng thanh tra hạn chế về số lượng, chất lượng.

Qua những thông tin trên đây, chúng ta có thể thấy mức độ tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) hiện nay là rất nghiêm trọng. Do đó, cần thiết phải nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp một cách nghiêm túc & chặt chẽ.

Công ty Honda Việt Nam Được thành lập vào năm 1996, là công ty liên doanh giữa 3 đơn vị: Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan), Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ô tô. Sau hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất luôn xuất hiện và tồn tại các yếu tố nguy hiểm và có hại, có nguy cơ gây ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động việc khảo sát và điều tra xác định rõ nguồn gốc mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm có hại đối với con người và đề ra biện pháp để làm giảm tiến đến loại trừ các yếu tố đó là nội dung quan trọng nhất để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Do đó việc đánh giá rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động tại nơi làm việc là thực sự cần thiết, góp ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Đề tài Đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ


khí tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Namvừa có tính cấp thiết vừa có ý nghĩa thực tiễn cao. Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất hiện nay, đồng thời nghiên cứu nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí thuộc phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam nói riêng. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro nhằm cải thiện điều kiện làm việc, phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

2. Mục tiêu của đề tài

Đánh giá thực trạng công tác an toàn sức khoẻ nghệ nghiệp cho người lao động làm việc tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam.

Đề suất giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động bằng cách đánh giá rủi ro quá trình làm việc của người lao động tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam.

3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Người lao động làm việc tại các máy thiết bị gia công cơ khí;

Phạm vi nghiên cứu: phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp hồi cứu số liệu về công tác đánh giá rủi ro tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra cắt ngang phỏng vấn nhân viên làm việc tại các máy thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam.

Điều tra khảo sát:

Tác giả sẽ tiến hành điều tra khảo sát bằng bảng hỏi dành cho người lao động, thông tin được điền vào phiếu để đánh giá cảm nhận của người lao động đối với tình hình an toàn vệ sinh lao động của phân xưởng;


Nội dung phiếu (Cảm nhận của nhân viên về công tác kỹ thuật an toàn tại phân xưởng, tình hình cấp phát và sử dụng PTBVCN của người lao động, tình hình tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, đề xuất kiến nghị của người lao động);

Điều tra xã hội học: phỏng vấn, bảng hỏi; Khảo sát, đánh giá.

Phương pháp xử lý thống kê tổng hợp số liệu

Phân loại, sắp xếp, phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu hồi cứu, số liệu thu thập về hiện trạng an toàn vệ sinh lao động tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam;

Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê kết quả điều tra bằng phiếu câu hỏi của tác giả.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm những nội dung chính như sau:

Chương 1. Tổng quan

Chương 2. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam

Chương 3. Đề suất áp dụng giải pháp giảm thiểu rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam.


Chương 1 TỔNG QUAN

1.1. Một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro máy, thiết bị gia công cơ khí trên thế giới

1.1.1. Nghiên cứu về phân tích mối nguy và đánh giá rủi ro trong quá trình hàn cắt kim loại tại Cộng hoà Slovak

- Tác giả: Martin Kotus, Róbert Drlička, Rastislav Mikuš và Jozef Žarnovský

- Đơn vị công tác: Đại học Nông nghiệp Slovak, Cộng hòa Slovak

- Địa điểm nghiên cứu: Cơ sở sản xuất MetalTrade, s.r.o. Nitra


Hình 1 1 Máy cưa vòng Bomar Ergonomic 290 250 GAC Nguồn Multidisciplinary Aspects of 1

Hình 1.1: Máy cưa vòng Bomar Ergonomic 290.250 GAC

Nguồn: Multidisciplinary Aspects of Production Engineering – MAPE

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng tiêu chuẩn STN EN ISO 31 000:2019 Risk management để đánh giá cho máy cưa vòng Bomar Ergonomic 290.250 GAC. Theo đó, phương pháp được sử dụng để đánh giá rủi ro là phương pháp tính điểm để phân tích các rủi ro trong quá trình sản xuất và môi trường lắp đặt máy. Đối với phương pháp này, tỉ lệ rủi ro sẽ được tính bằng tích của ba tham số: tần suất xảy ra sự cố, hậu quả của sự cố và mức độ nhận biết rủi ro.


Sau khi đánh giá, kết quả được phân chia thành các nhóm “A, B, C” dựa trên quan điểm về mức độ đe doạ của mối nguy: rủi ro cao nhất được chỉ ra là điện giật (đây là rủi ro không thể chấp nhận nếu không có biện pháp bảo vệ), rủi ro liên quan đến việc chấn thương cột sống khi bê vật liệu một cách thủ công. Nghiên cứu cũng chỉ ra các rủi ro có thể chấp nhận được nếu đạt được sự cải thiện bằng cách lập kế hoạch đề phòng cùng với các biện pháp an toàn trong quá trình vận hành như: trang bị Phương tiện bảo vệ cá nhân, cải tiến thao tác làm việc.

1.1.2. Nghiên cứu Đánh giá rủi ro an toàn trong cắt GAS CNC tại Ấn Độ

- Tác giả: Ashish Yadav, Abhaynath Kumar, Sandeep Yadav

- Đơn vị công tác: Khoa Công nghệ Phòng cháy và Kỹ thuật An toàn, Học viện IES-IPS, Indore (M.P), Ấn Độ

Phạm vi nghiên cứu của nhóm là ngành cơ khí công nghiệp ở Ấn Độ và biện pháp đánh giá là chấm điểm để phân loại rủi ro gồm 6 bước:

- Bước 1: Liệt kê các công việc khi vận hành máy

- Bước 2: Tổng hợp các bước thực hiện công việc với máy vào bảng kiểm soát

- Bước 3: Mô tả rủi ro của các bước thực hiện công việc

- Bước 4: Đánh giá và chấm điểm rủi ro trước khi đưa ra biện pháp khắc phục

- Bước 5: Đề suất các biện pháp khắc phục

- Bước 6: Đánh giá và chấm điểm lại sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục Các bước thực hiện của nhóm đã đưa ra được toàn bộ rủi ro có thể xảy

ra trong quá trình làm việc, ngoài ra nó còn được chấm điểm trước và sau khi đưa ra biện pháp khắc phục giúp người đọc có thể thấy được rủi ro đã được giảm thiểu đến mức nào. Nghiên cứu đã chỉ ra 6 mối nguy chính khi vận hành máy cắt như sau:

- Vận chuyển tấm kim loại: người lao động có thể bị thương hoặc tử vong do rơi linh kiện hoặc va chạm vào cạnh sắc của tấm kim loại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2023