Các Yêu Cầu Pháp Lý Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động


01/01/2021 Bộ Luật lao động 2019 có hiệu lực quy định “Tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động”.

Bảng 1.6: Các yêu cầu pháp lý về an toàn vệ sinh lao động


Số hiệu văn bản

Loại văn bản

Luật số

84/2015/QH13

Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015

Luật số

80/2015/QH13

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

Thông tư 07/2016/TT-

BLĐTBXH

Thông tư quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở

sản xuất kinh doanh

Thông tư 04/2014/TT

- BLĐTBXH

Thông tư hướng dẫn trang bị phương tiện bảo vệ cá

nhân.

Thông tư 28/2016/TT

- BYT

Thông tư hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.

Thông tư 25/2013/TT- BLĐTBXH

Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong

điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

Thông tư 19/2016/TT- BYT

Thông tư hướng dẫn quản lý về vệ sinh lao động và

sức khỏe người lao động.

Thông tư 15/2016/TT

- BYT

Thông tư quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm

xã hội.

Thông tư 21/2016/TT

- BYT

Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điện từ trường tần số cao - mức tiếp xúc cho phép

điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc.

Thông tư 22/2016/TT

- BYT

Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - mức cho phép chiếu sáng tại nơi làm

việc.

Thông tư 23/2016/TT

- BYT

Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

bức xạ tử ngoại - mức tiếp xúc cho phép bức xạ tử ngoại tại nơi làm việc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam - 4


Số hiệu văn bản

Loại văn bản

Thông tư 24/2016/TT

- BYT

Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.

Thông tư 26/2016/TT

- BYT

Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi

khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.

Nghị định 39/2016/NĐ - CP

Nghị định quy định chi tiết và việc thi hành một số

điều của luật ATVSLĐ.

Nghị định 44/2016/NĐ - CP

Nghị định quy định chi tiết một số điều luật an toàn vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

và quan trắc môi trường lao động.

TCVN 7301-1 : 2008

An toàn máy - đánh giá rủi ro - phần 1: nguyên tắc

TCVN 7301-2 : 2008

An toàn máy – đánh giá rủi ro – phần 2: hướng dẫn

thực hành và ví dụ về các phương pháp

TCVN 9788 : 2013

Quản lý rủi ro – từ vựng

TCVN IEC/ISO

31010:2013

Quản lý rủi ro - kỹ thuật đánh giá rủi ro

TCVN ISO

31000:2018

Quản lý rủi ro - hướng dẫn


Ngoài các văn bản đã được liệt kê ở trên, Chính phủ cùng với các “Bộ, ban ngành chức năng” cũng ban hành các văn bản khác nhau quy định về công tác ATVSLĐ và bao gồm 03 điểm chính: “các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động, bảo đảm ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; các quy định kỹ thuật về ATVSLĐ; các quy định nhằm bảo đảm và thúc đẩy thực hiện công tác ATVSLĐ”.


Trạm y tế xã, phường

Người lao động

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ

Bộ Y tế, các bộ chức năng liên quan

Bộ Lao động Thương binh & Xã hội

Các Cục, Vụ, Ban, Viện thuộc Bộ, YTDP.

Cục an toàn, thanh tra, Vụ CS, Vụ Pháp chế

Sở LĐTBXH, các phòng ban thuộc Sở

Liên đoàn Lao động Tỉnh, các ban trực thuộc

CHÍNH PHỦ

Sở Y tế, các sở khác, Các ban trực thuộc Sở

Các cơ sở sản xuất, Các CĐCS

Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI

Xã, Phường

Các cơ sở sản xuất Các CĐCS

UBND HUYỆN

Trung tâm y tế, công an, phòng công thương

Phòng Lao động huyện

Liên đoàn Lao động huyện

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Viện KHATVSLĐ, Ban QHLĐ, CĐ

ngành

Sơ đồ 1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam

Nguồn: Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam

Thực tế hiện nay các quy định về ATVSLĐ đã ban hành mặc dù đã bao quát toàn bộ các hạng mục kiểm soát về an toàn nhưng tính áp dụng vẫn chưa được triệt để. Nguyên nhân có thể kể đến đó là tình trạng các văn bản đã ban hành vẫn còn chồng chéo dẫn đến sự đáp ứng các yêu cầu luật của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn cần được tháo gỡ do các quy định này chưa được cụ thể hóa bằng các quy định và hướng dẫn cụ thể của pháp luật. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn ở nước ta phần lớn được nghiên cứu và phát triển từ các tiêu chuẩn


tương ứng của của nước ngoài và chủ yếu được tham khảo từ Liên Xô cũ (Liên Bang Nga) mà chưa được các Bộ, ban ngành đầu tư nghiên cứu với tình hình thực tế để đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển công nghệ, kỹ thuật của nước ta. Mặt khác, việc thiếu hụt lực lượng thanh, kiểm tra của cơ quan nhà nước cùng với sự thiếu nghiêm minh trong xử lý các vi phạm về ATVSLĐ cũng góp phần làm cho việc đảm bảo ATVSLĐ ở nước ta còn rất nhiều khó khăn cần được giải quyết. Sự quản lý còn có nhiều lỗ hổng về lao động nói chung và ATVSLĐ nói riêng ở các địa phương một phần nào đó lại đang làm “giảm tính hiệu lực” của các quy định của pháp luật về ATVSLĐ.

1.3.2. Nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại Việt Nam

- Tác giả: Nguyễn Anh Hoàng.

- Đơn vị công tác: Phân viện Khoa học An toàn Vệ sinh Lao động & Bảo vệ Môi trường miền Trung.

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động các cơ sở sản xuất kết cấu thép khu vực Miền Trung”, đối tượng là hai cơ sở sản xuất kết cấu thép ở miền Trung, trong đó có một cơ sở tại tỉnh Bình Định và một cơ sở tại Đà Nẵng.

Máy, thiết bị được sử dụng tại hai cơ sở này bao gồm:

- Máy cuốn thép: cơ sở sử dụng trong việc cuốn tấm thép phẳng thành dạng hình tròn hoặc tạo hình cho tấm thép.

- Máy cắt plasma: cơ sở sử dụng để cắt một hoặc nhiều chi tiết yêu cầu từ tấm thép theo cơ sở hồ sơ thiết kế.

- Máy hàn: cơ sở chủ yếu sử dụng máy hàn hồ quang điện trong môi trường khí bảo vệ (hàn Mig/Mag) và máy hàn hồ quang điện bình thường, tại các cơ sở sản xuất kết cấu thép máy hàn chiếm tỷ lệ lớn trong số các máy được sử dụng.

- Máy chấn thép tấm: cơ cấu thuỷ lực đang được sử dụng phần lớn để cắt các tấm thép lớn;

Yếu tố nguy hiểm, có hại bao gồm:


- Cháy nổ: nguy cơ cháy nổ tại các cơ sở là các dung môi sơn dễ cháy và các chai chứa khí được sử dụng trong hàn cắt kim loại,..

- Văng bắn: xỉ hàn văng bắn trong quá trình hàn hồ qua, mảnh kim loại trong quá trình gia công, dụng cụ, chi tiết văng bắn trong quá trình lắp ráp, sửa chữa…

- Rơi đổ phụ kiện: do vị trí sắp xếp không đảm bảo điều kiện an toàn hoặc vật rơi trong quá trình sử dụng các thiết bị nâng để di chuyển các phụ kiện.

- Nhiệt độ cao: bề mặt vật liệu là nơi có nhiệt độ cao mà NLĐ có thể tiếp xúc trực tiếp hay thành phẩm sau quá trình hàn cắt kim loại, xỉ hàn văng bắn vào người lao động có thể gây bỏng.

- Kẹp, cuốn, cán, kéo: phổ biến nhất là các bộ phận chuyển động, truyền động như băng tải, cơ cấu chuyền động của máy dẫn đến cuốn, ép cơ thể NLĐ;

- Điện: dòng điện rò ra vỏ thiết bị do dây điện bị hở hoặc trong quá trình vận hành bộ phận cách điện của thiết bị điện bị va đập; cháy nổ do chập điện hoặc do thiết bị điện quá tải.

- Tiếng ồn: có thể khiến người lao động mệt mỏi, mất tập trung trong quá trình làm việc, tiếng ồn thường phát sinh do sự va đập, mài, cắt trong quá trình sản xuất.

- Bức xạ: nguyên nhân chủ yếu là do hồ quang phát sinh trong quá trình hàn, các bức xạ này có thể gây tổn thương cho mắt dẫn đến viêm giác mạc hoặc đục thủy tinh thể.

- Vi khí hậu không đảm bảo: môi trường làm việc của nhân viên trong các cơ sở sản xuất thường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ phát sinh từ quá trình hàn cắt hoặc máy thiết bị vận hành khiến người lao động nhanh mất sức dẫn đến;

Công việc chủ yếu của NLĐ tại các cơ sở sản xuất kết cấu thép là hàn cắt kim loại nên trong quá trình làm việc đồng thời NLĐ có thể chịu tác động của nhiều yếu tố nguy hiểm có hại.

Từ các yếu tố nguy hiểm, có hại trên nhóm nghiên cứu đã đề suất cơ sở cần triển khai thực hiện ngay một số biện pháp:


- Tổ chức thông gió khu vực nhà xưởng: cần bố trí các quạt hút hai bên tường nhà xưởng để hút hơi nóng bên trong nhà xưởng; bố trí, sắp xếp các chi tiết, sản phẩm tại khu vực lắp ráp và hàn để tạo thông thoáng và không khoảng trống tại các ô cửa sổ; tăng cường quạt thông gió bên trong nhà xưởng.

- Tại khu vực hàn, cần lắp đặt hệ thống hút khói hàn (ống hút di động) và sử dụng các màn nhựa ngăn tia lửa hàn ảnh hưởng đến các khu vực khác cũng như phòng chống cháy nổ do tia lửa hàn văng bắn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: người lao động chỉ tập trung sản xuất để đảm bảo tiến độ, khối lượng công việc nên chưa tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn do vậy cơ sở cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm của người lao động ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc.

- An toàn điện: cơ sở cần sửa chữa, thay thế các tủ điện bị hư hỏng (không có cửa, đèn báo, bản chỉ dẫn); cần bố trí thảm cách điện tại các tủ điện để đảm bảo an toàn cho người lao động khi thao tác; kiểm tra bọc cách điện chắc chắn các mối nối; tiến hành nối đất cho các máy hàn điện.

- Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng.

- Đơn vị công tác: Viện KHKT An toàn và Vệ sinh Lao động.

- Đề tài nghiên cứu: áp dụng ma trận đánh giá rủi ro tiếp xúc với hoá chất để xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc da vừa và nhỏ. Về bản chất, phương pháp này không chỉ áp dụng cho các cơ sở sản xuất thuộc da, có thể áp dụng cho các công đoạn sản xuất có sử dụng hóa chất trong sản xuất công nghiệp.


Tiểu kết chương 1

Như vậy, chúng ta có thể thấy các cơ sở sử dụng máy, thiết bị gia công cơ khí trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều có những rủi ro có thể dẫn đến TNLĐ cho người lao động. Từ các yếu tố nguy hiểm, có hại được nhận diện trong quá trình nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xem xét biện pháp giảm thiểu mức độ rủi ro có thể dẫn đến TNLĐ và mục đích cuối cùng nhằm cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại vị trí thực hiện công việc.


Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG HÀN DẬP CÔNG TY HONDA VIỆT NAM

2.1. Thông tin chung về Công ty Honda Việt Nam

2.1.1. Giới thiệu về Công ty Honda Việt Nam

Được thành lập vào năm 1996, Công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa 3 bên, gồm: Công ty Honda Motor Nhật Bản (42%); Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (30%); Công ty Asian Honda Motor (28%) với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ô tô. Sau hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam.

Hiện nay, công ty Honda Việt Nam có 3 nhà máy sản xuất xe máy chính cùng với một nhà máy ô tô ở Vĩnh Phúc. Với sản phẩm xe gắn máy, Honda đã thực sự trở thành thương hiệu hàng đầu tại thị trường Việt Nam với hơn 70% thị phần xe gắn máy, vượt xa so với Yamaha, Suzuki, SYM. Ngoài ra, ở lĩnh vực sản xuất ô tô, Honda cũng đang được ưa chuộng với 2 dòng sản phẩm chính là CIVIC và CR-V đỉnh cao về phong cách và chất lượng. Thành tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Honda Việt Nam được đánh giá là cao trong ngành, ngay cả khi nền kinh tế gặp khó khăn thì doanh số bán hàng của công ty vẫn rất lớn. Không chỉ chú trọng hoạt động kinh doanh, công ty còn tích cực tham gia vào các hoạt động hỗ trợ giáo dục, bảo vệ môi trường, hoạt động tình nghĩa, từ thiện.

Lịch sử công ty:

- Năm 1997, xuất xưởng chiếc Super Dream đầu tiên

- Năm 1998, Khánh thành nhà máy Honda Việt Nam và được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 09/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí