Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải | 6 | 6 | 0,5 – 200 tấn/ngày | |
9 | Chưng cất dung môi/dầu thải | 11 | 11 | 02 – 10 tấn/ngày |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý - 2
- Phân Loại Ctnh, Ctnh Của Hoạt Động Công Nghiệp
- Tình Hình Quản Lý Ctnh Của Hoạt Động Công Nghiệp Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam
- Tình Hình Phát Triển Công Nghiệp Trên Địa Bàn Của Tỉnh
- Xe Vận Chuyển Ctnh, Công Ty Tnhh Thương Mại Xử Lý Môi Trường Thái Thành
- Hệ Thống Xử Lý Ctnh Lỏng Của Công Ty Tnhh Một Thành Viên Cấp Thoát Nước Và Môi Trường Bình Dương
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
1.2.2.3. Các văn bản quy phạm pháp luật QLCTNH ở Việt Nam
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế QLCTNH;
- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050;
- Quyết định số 789/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020
- Thông tư số 13/2007/TT-BX của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp và khu đô thị đến năm 2020.
- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.
- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 170/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025.
- Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp CTNH.
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (Ban hành QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng CTNH);
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về QLCTNH;
- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (Ban hành QCVN 50:2013/BTNMT về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước).
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và công nghiệp.
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD hướng dẫn các quy định về BVMT đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.
- Thông tư số 39/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thi thành Nghị định số 174/2007/ND-CP ngày 29 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn.
- TCVN 6696:2000 quy định về BVMT cho các bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
- TCVN 6705:2009 quy định về phân loại chất thải rắn thông thường.
- TCVN 6706:2009 quy định về phân loại CTNH.
- TCVN 6707:2009 dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa CTNH.
- TCVN 7380:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 7381:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Phương pháp đánh giá và thẩm định.
- TCXDVN 261:2001 Bãi chôn lấp - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 320:2004 Bãi chôn lấp CTNH - Tiêu chuẩn thiết kế.
- QCVN 02:2008/BTNMT về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.
- QCVN 25:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị.
- QCVN 30:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp.
- QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng [10,11,12].
1.2.3. Tình hình QLCTNH công nghiệp tại tỉnh Bình Dương
CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu phát sinh từ các KCN và các cơ sở công nghiệp phân tán ngoài các KCN. Theo báo cáo của các chủ nguồn thải đăng ký tại Sở TN&MT tỉnh Bình Dương, số liệu phát sinh năm 2013 khoảng trên 92.000 tấn; Tuy nhiên, theo báo cáo của các chủ hành nghề quản lý CTNH, thực tế trong năm 2013, có 25 chủ hành nghề quản lý CTNH đã thu gom, xử lý 40.885 tấn CTNH các loại cho thấy thực tế và đăng ký có sự chênh lệch rất lớn, trong khi kết quả thanh, kiểm tra 42/42 cơ sở được thanh tra đã thu gom đầy đủ và chuyển giao xử lý theo quy định [13,14,15].
Dự báo lượng CTCNNH phát sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2015 là 50.000 tấn, đến 2020 là 100.000 tấn và đến năm 2025 là 150.000 tấn [16], chi tiết xem Hình 1.5.
Thành phần CTNH phát sinh trên địa bàn tình Bình Dương khá đa dạng, tuy nhiên, có thể phân loại thành phần CTNH gồm các thành phần chủ yếu sau:
- Bùn thải, bao bì mềm thải, cặn dung môi, dầu thải, giẻ lau,...;
- Xỉ lò đốt, một số loại bùn thải, bóng đèn huỳnh quang,...;
- Các loại hóa chất thải, dung môi thải;
- Hộp mực in thải, pin, ắc quy thải,
- Các loại vỏ bao bì cứng, thùng phuy, kim loại, nhựa,... nhiễm thành phần nguy hại;
Hình 1.8. Biểu đồ dự báo phát sinh CTNH [16]
CHƯƠNG 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu bao gồm toàn bộ tỉnh Bình Dương. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu được xác định như sau:
Tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chiếm diện tích 2.695,22km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, với 01 thành phố (Thủ Dầu Một), 04 thị xã (Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và Bến Cát) và 04 huyện (Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên và Bàu Bàng) [17].
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Thủ Dầu Một, có tọa độ 11o09’44” vĩ Bắc – 106o37’30” kinh Đông, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30km theo đường Quốc lộ 13. Đây cũng là trung tâm công nghiệp của cả tỉnh.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương [16]
2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 - tháng 9 năm 2015
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp như sau:
- Phương pháp hồi cứu tài liệu thứ cấp: thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có trong nước và quốc tế về CTNH để xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá tình hình thực tế; thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Trong luận văn sử dụng phương pháp
này để lựa chọn các thông tin, dữ liệu từ các số liệu, báo cáo, của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương; kế thừa các thông tin về công nghệ xử lý tại các biên bản kiểm tra điều kiện hành nghề đối với một số đơn vị hành nghề khác mà học viên không trực tiếp tới khảo sát tại tỉnh Bình Dương, kế thừa một số kết quả phân tích về công nghệ xử lý CTNH do Tổng cục Môi trường đã nghiên cứu trước đây.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê: Tổng hợp những số liệu thực tế thu thập được trên địa bàn tỉnh Bình Dương; xử lý số liệu một cách định lượng. Ở giai đoạn đầu, tiến hành tổng hợp, thu thập các tài liệu có liên quan phục vụ các số liệu trong luận văn. Tiến hành thống kê số liệu dựa trên các hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý CTNH và báo cáo quản lý CTNH định kỳ của các đơn vị hành nghề quản lý CTNH đã được cấp phép, các báo cáo quản lý CTNH của tỉnh Bình Dương, các nguồn tài liệu, tư liệu và số liệu thông tin trong nước khác.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn, kiểm tra hiện trường: Thực hiện tại các doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra có phát sinh CTNH công nghiệp. Dựa trên kết quả kiểm tra hiện trường của các đoàn thanh tra, kiểm tra được ghi nhận bằng Biên bản thanh tra. Cụ thể: điều tra, khảo sát thực địa tại khu công nghiệp, cơ sở của một số chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH tại tỉnh Bình Dương. Trong thời gian thực hiện luận văn, học viên đã tiến hành kết hợp công tác, điều tra khảo sát 03 đợt tại các khu công nghiệp, cơ sở chủ vận chuyển, xử lý và tại Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương. Cụ thể:
+ Ngày 11-12/6/2015 thực hiện điều tra, khảo sát tại Công ty TNHH phát triển bền vững An Điền (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương).
+ Ngày 22-23/8/2015 điều tra, khảo sát tại Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Môi trườngViệt Xanh (KCN Nam Tân Uyên, Bình Dương).
+ Tháng 9/2014 tiến hành làm việc với Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương.
Các đợt điều tra khảo sát của học viên được thực hiện kết hợp với nhiệm vụ kiểm tra, cấp phép hành nghề quản lý CTNH các doanh nghiệp và làm việc với Sở TN&MT địa phương do Tổng cục Môi trường tổ chức. Tại các đợt điều tra, khảo
sát, học viên đã tiến hành thu nhận tài liệu, đánh giá tình trạng, điều kiện hành nghề của các trang thiết bị tại các doanh nghiệp và thu thập các thông tin về tình hình quản lý CTNH của tỉnh Bình Dương phục vụ cho luận văn.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Đánh giá, phân tích sự đồng bộ theo hệ thống các văn bản liên quan đến CTNH, các văn bản quy phạm pháp luật giữa các ngành và theo ngành dọc: từ Trung ương đến địa phương;
- Phương pháp chuyên gia: Huy động kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh được những trùng lặp với những nghiên cứu đã có, đồng thời kế thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt được. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý CTNH tại tỉnh Bình Dương, các chuyên gia về CTNH tại khu vực phía Nam là thành viên nhóm tư vấn cấp phép hành nghề quản lý CTNH, cũng như các chuyên gia khác tại Tổng cục Môi trường. Phương pháp được tác giả sử dụng để đánh giá về mặt công nghệ xử lý CTNH, đưa ra các đề xuất để tăng cường công tác quản lý của tỉnh Bình Dương.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Như đã nói ở phần trên, tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam bộ và là một đỉnh của tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước. Ngoài ra, Bình Dương còn là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 –15 km, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện [21].
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Dân số 1.802.500 người (Tổng cục Thống kê – tháng 10/2014), mật độ dân số khoảng 6,68 người/km2, với 01 thành phố (Thủ Dầu Một), 04 thị xã (Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và Bến Cát) và 04 huyện (Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên và Bàu Bàng).
Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi ... Có một số núi thấp, như núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng… và một số đồi thấp.
Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch. Nhiệt độ trung bình