Phân Loại Ctnh, Ctnh Của Hoạt Động Công Nghiệp


có kết quả phân định thì phải quản lý như CTNH (vỏ bao bì nhiễm thành phần nguy hại, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, tro bay, tro xỉ lò đốt chất thải công nghiệp, giẻ lau dính thành phần nguy hại,…).

- Nhóm hai sao “**”: Được quy ước đương nhiên là CTNH, không cần phải có kết quả phân định như: dầu thải, pin ắc quy thải, hóa chất, cặn sơn, mực in, nước nhiễm dầu,.... [6]

1.1.1.2. CTNH của hoạt động công nghiệp

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005, chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Một khối chất thải được gọi là CTNH khi khối chất thải đó chứa ít nhất một trong các yếu tố: độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. Từ khái niệm trên ta nhận thấy: CTNH công nghiệp là chất thải phát sinh từ khu vực sản xuất công nghiệp có chứa ít nhất một trong các yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc,… [6].

Theo quy định của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ TN&MT về việc ban hành quy chế quản lý CTNH thì một khối chất thải chỉ được gọi là CTNH khi nó thuộc danh mục ban hành kèm theo Thông tư này, như vậy ta có thể hiểu một cách đầy đủ: CTNH công nghiệp là chất thải phát sinh từ các tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thuộc danh mục CTNH hoặc có chứa ít nhất một trong những yếu tố nguy hại theo quy định của pháp luật [4].

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu CTNH công nghiệp, đây cũng chính là phạm vi và mục tiêu nghiên cứu nhằm đề xuất hoàn thiện mô hình quản lý hiệu quả CTNH công nghiệp.

1.1.2. Phân loại CTNH, CTNH của hoạt động công nghiệp

Mục đích của việc phân loại CTNH là để tăng cường thông tin liên quan đến CTNH. Tuỳ vào mục đích, yêu cầu sử dụng thông tin c ụ thể mà có các cách phân loại khác nhau:

1.1.2.1. Hệ thống phân loại chung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Đây là hệ thống phân loại dành cho những người có chuyên môn nhằm đảm bảo tính thống nhất về các danh mục được pháp luật quy định và thuật ngữ


sử dụng. Hệ thống phân loại này dựa trên Danh mục được xác định cụ thể trong các văn bản pháp luật đã đư ợc ban hành và đặc tính của CTNH được quy định cụ thể trong Công ước Basel về vận chuyển CTNH xuyên biên giới và Quy chế QLCTNH của Việt Nam.

Việc áp dụng hệ thống phân loại theo đặc tính của CTNH hoặc theo danh mục nhằm đảm bảo cho hoạt động phân loại, lưu giữ, vận chuyển CTNH được an toàn tuyệt đối, hạn chế những tương tác do CTNH gây ra: cháy, nổ, ăn mòn, phản ứng hoá học,… Ngoài ra, mỗi loại CTNH có phương pháp xử lý phù hợp với đặc tính riêng nên việc phân loại này còn giúp cho hoạt động xử lý CTNH được thuận tiện, nhanh chóng, triệt để và tiết kiệm tối đa chi phí xử lý.

1.1.2.2. Phân loại theo luật định

Phân loại theo luật định là hệ thống phân loại được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

- Theo Công ước Basel: Căn cứ vào 20 nguồn phát sinh CTNH (từ Y1 – Y18, Y46, Y47) và theo 27 thành phần chứa trong CTNH (từ Y19 – Y45)- Phụ lục I và II. Phụ lục III phân loại theo đặc tính của CTNH gồm 10 nhóm sau: (1) Vật liệu/phế thải dễ nổ; (2) Vật liệu/phế thải dễ cháy; (3) Vật liệu/phế thải là nguyên liệu đốt cháy– Peroxyde hữu cơ; (4) Vật liệu/phế thải có độc tính cấp; (5) Vật liệu/phế thải gây lây lan dịch bệnh; (6) Vật liệu/phế thải ăn mòn; (7) Vật liệu/phế thải giải phóng khí độc khi tiếp xúc với không khí và nước; (8) Vật liệu/phế thải có thể gây tác hại cho con người; (9) Vật liệu/phế thải có thể gây tác hại cho hệ sinh thái; (10) Vật liệu/phế thải sau tiêu huỷ có thể phát sinh sản phẩm có chứa một trong các đặc tính nêu trên [21].

- Theo Quy chế QLCTNH ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ TN&MT, việc phân loại cũng theo hai nhóm chính: Phân loại theo đặc tính gồm bảy nhóm và phân loại theo nguồn và dòng thải chính gồm 19 nhóm.


Ngoài ra, còn có hệ thống phân loại dành cho công tác quản lý: Hệ thống phân loại này nhằm đảm bảo nguyên tắc CTNH được kiểm soát chặt chẽ từ nơi phát sinh, quá trình vận chuyển đến nơi xử lý, thải bỏ cuối cùng. Hệ thống phân loại này gồm 02 hệ thống thành phần: (1) Hệ thống phân loại theo nguồn phát sinh; (2) Hệ thống phân loại theo đặc điểm CTNH [4].

1.1.3. Tính chất và thành phần của CTNH công nghiệp

1.1.3.1. Tính chất của CTNH

Các chất thải được phân loại là CTNH khi có ít nhất một trong các tính chất sau:

- Dễ cháy: Chất lỏng dễ cháy là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550C; chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển; chất thải có khả năng tự bốc cháy là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa. Đặc tính dễ cháy sẽ gây ra hỏa hoạn, bỏng, làm ô nhiễm không khí và nguồn nước.

Hình 1 1 CTNH công nghiệp Dễ nổ Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng có 1

Hình 1.1. CTNH công nghiệp


- Dễ nổ: Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng có thể nổ do kết quả của phản ứng hóa học khi tiếp xúc với lửa hoặc do bị va đập, ma sát sẽ tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Chính vì dễ nổ nên chúng có thể gây tổn thương da, bỏng và thậm chí là tử vong; phá hủy công trình và


thậm chí chết người.

- Ăn mòn: Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).

Hình 1 2 CTNH phát sinh từ nông nghiệp Oxi hoá Các chất thải có khả năng 2

Hình 1.2. CTNH phát sinh từ nông nghiệp


- Oxi hoá: Các chất thải có khả năng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó, việc ôxy hoá sẽ gây ra cháy nổ, gây nhiễm độc nguồn nước và không khí.

- Gây nhiễm trùng: Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là gây bệnh cho con người và động vật.

- Có độc tính bao gồm: Độc tính cấp làcác chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. Độc tính từ từ hoặc mãn tính là các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn khi tiếp xúc nên ngấm qua da. Sinh khí độc là các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí


độc, gây nguy hiểm đến con người và sinh vật, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

- Có độc tính sinh thái: Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học hoặc tác hại đến các hệ sinh vật.

- Dễ lây nhiễm: Chất thải nếu không được quản lý chặt chẽ, không đảm bảo an toàn trong thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý thì các rủi ro, sự cố sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Tùy thuộc vào đặc tính và bản chất của chất thải mà khi thải vào môi trường sẽ gây nên các tác động khác nhau, lan truyền dịch bệnh [4].

Hình 1 3 CTNH phát sinh từ y tế 1 1 3 2 Thành phần của CTNH công nghiệp Dung 3

Hình 1.3. CTNH phát sinh từ y tế


1.1.3.2. Thành phần của CTNH công nghiệp:

- Dung môi hữu cơ;

- Chất thải ăn mòn;

- Cặn sơn thải;

- Chất thải có chứa các chất ôxy hoá;

- Chất xúc tác qua sử dụng;

- Dầu nhớt thải;

- Chất thải nhiễm thành phần nguy hại (vỏ bao bì nhiễm dầu mỡ, hoá chất, mực in,…);

- Bùn thải chứa kim loại nặng;


- Bóng đèn huỳnh quang thải, pin ắc quy thải,…

- Các chất độc thải: axit, cyanua, anilin,… [4]

1.1.4. Những ảnh hưởng/tác hại của CTNH công nghiệp

1.1.4.1. Tác hại với môi trường


Theo kết quả điều tra của Viện sức khỏe môi trường Thuộc Viện Công nghệ Môi trường và Trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ thuộc Tổng cục Môi trường, những tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chôn lấp các CTNH không đúng quy cách hoặc do sự phát thải các thành phần nguy hại ra môi trường do quá trình bay hơi, lan truyền theo dòng nước hoặc thấm xuống đất. Nước mặt bị ô nhiễm kéo theo sự ô nhiễm của đất và không khí.

CTNH được chôn lấp ở những bãi rác không hợp vệ sinh, rò rỉ gây ô nhiễm đất, nước mặt và nước ngầm, từ đây, các thành phần nguy hại trong nước được phát tán theo dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm có thể dễ dàng phát tán nhanh, gây ô nhiễm môi trường nước trong phạm vi rộng lớn.

Khi CTNH thải trực tiếp vào môi trường đất, vô tình làm hủy đi hệ sinh thái của khu vực thải rác. Việc chôn lấp, lưu giữ CTNH là một việc làm cần thiết tại các nhà máy QLCTNH hay đôi khi tại nơi phát sinh CTNH, xem Hình 1.4 sau đây.

Hình 1 4 Môi trường đất bị phơi nhiễm CTNH công nghiệp Tuy nhiên nếu chôn 4


Hình 1.4. Môi trường đất bị phơi nhiễm CTNH công nghiệp


Tuy nhiên, nếu chôn lấp các CTNH không đúng quy cách, có liên quan đến tác động tiềm tàng đối với nước mặt và nước ngầm. Ở một số công ty được thanh tra, kiểm tra, do không nhận dạng đầy đủ chủng loại CTNH, không được che, đậy kỹ, không được thu gom triệt để, khả năng rò rỉ các thành phần nguy hạivào lớp đất tầng dưới và gây nhiễm bẩn nước ngầm có thể được xem như một nguy cơ lâu dài, có thể tạo ra rủi ro đến môi trường nước ngầm.

Ô nhiễm do CTNH (dầu thải) không được thu gom quản lýđúng quy định có thể nhận thấy rất rõ tại các cơ sở sản xuất cơ khí, dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy, các phân xưởng cơ điện của Doanh nghiệp,…

Có những trường hợp ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng do QLCTNHkém; dung môi, hóa chất thải không được đựng trong thùng kín hoặc các loại bao bì nhiễm thành phần nguy hại lưu giữ quá lâu trong khu vực sản xuất gây bay hơi, các cơ sở sản xuất tấm lợp xi măng amiăng thải hàng trăm tấn bùn trong cơ sở, làm phát sinh bụi gây ô nhiễm không khí mà không có một biện pháp kiểm soát nào dẫn đến phát tán bụi nguy hại ra khu vực xung quanh,... chi tiết xem Hình 1.5.

Hình 1 5 Một khu vực môi trường không khí bị ô nhiễm 1 1 4 2 Tác hại đến 5

Hình 1.5. Một khu vực môi trường không khí bị ô nhiễm


1.1.4.2. Tác hại đến sức khỏe con người


Các chất nguy hại gây tác động đến con người do có sự tiếp xúc chất thải với môi trường và con người. Chất nguy hại được phát thải vào môi trường và con người hoạt động trong môi trường đó bị tiếp xúc với chất nguy hại. Ví dụ, con người sử dụng bao bì nhiễm bẩn chất nguy hại (điển hình là các vỏ thùng đựng hoá chất thải) cho các mục đích sinh hoạt. Ở Việt Nam nguồn nước mặt và nước ngầm thường được dùng làm nguồn nước uống, sinh hoạt, phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Bất cứ sự ô nhiễm nào đối với nguồn nước đều có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân địa phương. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, chất nguy hại tác động đến sức khỏe qua đường hô hấp, qua da do thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm; chất độc hại xâm nhập vào cơ thể do tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm bẩn hay do sử dụng những dụng cụ nhà bếp không sạch làm nhiễm bẩn thức ăn, qua động tác ăn uống hay hút thuốc…

Do CTNH có tính chất dễ cháy, nổ, hoạt tính hoá học cao, gây ăn mòn, nên ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người, gây bỏng, rộp da, gây mù mắt,...; đồng thời khi diễn ra quá trình cháy, nổ còn phát sinh thêm nhiều chất độc hại thứ cấp khác, gây ngạt do mất oxy có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, CTNH còn phá hủy vật liệu nhanh chóng, xâm nhập vào các vật dụng do đó chúng gián tiếp có ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khoẻ của con người. Chất nguy hại gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, kích thích, dị ứng, gây độc cấp tính và mạn tính có thể gây đột biến gen, lây nhiễm, rối loạn chức năng tế bào,… dẫn đến các tác động nghiêm trọng, làm phát sinh dịch bệnh, gây ung thư cho con người và động vật, ảnh hưởng đến sự di truyền, suy giảm chất lượng con giống và sức khỏe, xem Hình 1.6 sau.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022