Hình 1.6. Thối chân do đèn tiết kiệm điện
Con người khi tiếp xúc với chất nguy hại có thể biểu hiện nhiễm độc qua các triệu chứng lâm sàng và rối loạn chức năng, biểu hiện ở đường tiêu hoá là tăng tiết nước bọt, kích thích đường tiêu hoá, nôn, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hoá, vàng da. Biểu hiện ở đường hô hấp: tím tái, thở nông, ngừng thở, phù phổi. Biểu hiện rối loạn tim mạch: mạch chậm, mạch nhanh, trụy mạch, ngừng tim. Các rối loạn thần kinh, cảm giác và điều nhiệt: hôn mê, kích thích và vật vã, nhức đầu nặng, chóng mặt, điếc, hoa mắt, co giãn đồng tử, tăng giảm thân nhiệt, rối loạn bài tiết: vô niệu...
- Dung môi: Các dung môi hữu cơ có thể tan trong môi trường mỡ cũng như nước. Các dung môi thân mỡ khi tan trong môi trường sẽ tích tụ trong mỡ bao gồm cả hệ thần kinh. Hơi của dung môi rất dễ được hấp thu qua phổi. Có nhiều loại dung môi hữu cơ gây độc tính cấp và mãn tính cho con người và động vật khi tiếp xúc. Một số dung môi hữu cơ thường gặp là benzen, toluen, xylen, etylbenzen, xyclohexan. Các dung môi này có thể hấp thụ qua phổi và qua da. Khi tiếp xúc ở liều cao gây độc tính cấp suy giảm thần kinh trung ương, gây chóng mặt, nhức đầu, ngộp thở dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Benzen tích lũy trong các mô mỡ và tủy xương gây bệnh bạch cầu, xáo trộn ADN di truyền. Liều hấp thụ benzen từ 10-15mg có thể tử vong.
- Các hydrocacbon: Các chất halogen hóa chủ yếu là nhóm clo hữu cơ, chúng đều là các chất dễ bay hơi và rất độc, đặc biệt chúng dễ gây mê, gây ngạt, ảnh
hưởng đến hệ thần kinh, gan thận như: Triclometan, tetraclorocacbon, tricloroetylen…các hợp chất phức tạp còn có khuynh hướng tích tụ trong cơ thể động thực vật khi hấp thu chúng như PCBs, DDT...
- Các Kim loại nặng: Các kim loại nặng gây hại đáng kể cho môi trường. Với hàm lượng cao chúng gây rối loạn, ức chế hoạt động của sinh vật. Tác động nguy hại đáng quan tâm của chúng là lên sức khỏe con người. Sự xâm nhập của chúng vào cơ thể diễn ra trong thời gian dài nên khó có thể phát hiện và ngăn ngừa. Một số kim loại nặng tiêu biểu là Cr (VI), Hg, As, Cd…
- Các chất có độc tính cao: Chất lỏng: thủy ngân, dung dịch các chất rắn ở trên, hợp chất vòng thơm… Chất rắn như: Antimon, cadimi, chì, bery, asen, selen, muối cyanua và các hợp chất của chúng; chất khí như: Hydrocyanua, photgen, khí halogen, dẫn xuất của halogen…chất gây đột biến như: carcinogens, asbetos. PCBs… [17,18,19]
1.1.5. Yêu cầu về an toàn trong QLCTNH
Để đảm bảo an toàn, việc lưu giữ tam thời, vận chuyển và xử lý CTNH được quy định rất cụ thể về điều kiện thu gom, trang thiết bị lưu giữ, phương tiện vận chuyển, việc bảo quản trước và sau xử lý, cụ thể như sau:
- Bao bì chứa CTNH phải có chất lượng tốt, có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hoá học với CTNH chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, rò rỉ, đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí nạp, xả chất thải; bao bì mềm có ít nhất 02 lớp vỏ. Chịu được va chạm, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng thông thường. Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để đảm bảo ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi ra ngoài. Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của bao bì là 10 cm.
- CTNH phát sinh phải được phân loại, bao bì phải được dán nhãn rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu. Nhãn bao gồm các thông tin sau: Tên và mã CTNH; dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về
CTNH - Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa với kích thước ít nhất 05 cm mỗi chiều, cụ thể xem Phụ lục 1.
- Thiết bị lưu chứa CTNH có vỏ cứng với cỡ lớn hơn các bao bì chuyên dụng thông thường, như các bồn, bể...; vỏ có khả năng chống được sự ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hoá học với CTNH chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, có kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ trong quá trình sử dụng; có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 30cm mỗi chiều, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu.
Thiết bị lưu chứa CTNH ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín, biện pháp kiểm soát bay hơi, mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của thiết bị lưu chứa 10cm. Trường hợp không cần nắp đậy kín thì phải có mái hoặc biện pháp che nắng, mưa và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong.
- Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển CTNH phải có cao độ nền đảm bảo không bị ngập nước; bằng vật liệu chống thấm, chịu được tải trọng; có tường bằng vật liệu không cháy; có mái che kín nắng, mưa (trừ các thiết bị lưu chứa CTNH với dung tích lớn hơn 05m3 thì được đặt ngoài trời). Có phân chia các ô riêng cho từng loại CTNH hoặc nhóm CTNH, có vách ngăn không cháy, có rãnh thu chất lỏng về một hố ga thấp hơn sàn.
Khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển CTNH ở thể lỏng phải có tường, đê, hoặc gờ bao quanh toàn bộ hoặc từng phần của khu vực hoặc một biện pháp cách ly thứ cấp khác để dự phòng CTNH phát tán ra ngoài môi trường trong trường hợp có sự cố. CTNH dễ cháy, nổ phải bảo đảm khoảng cách không dưới 10m với lò đốt, lò hơi và các thiết bị đốt khác.
Trong từng ô hoặc bộ phận của khu vực lưu giữ tạm thời phải có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp, có sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm, có các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn, có quy trình ứng phó sự cố, có nội quy về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ với kích thước và ở vị trí thuận tiện quan sát cho người vận hành, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.
- Vận chuyển bằng xe tải thùng lắp cố định, phải lắp đặt thùng hoặc hộp thu chất lỏng dự phòng bên dưới đáy thùng. Xe tải thùng hở phải được phủ bạt kín. Xe tải bồn (hay còn gọi là xe xitéc) và khoang chứa tàu thuỷ đối với CTNH ở thể lỏng phải có biện pháp kiểm soát bay hơi, đặc biệt tại điểm nạp, xả, mức chứa cao nhất cách giới hạn trên của bồn hoặc khoang chứa là 10cm.
Phương tiện vận chuyển CTNH phải được lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh (GPS), trang bị các dụng cụ cứu hỏa; có vật liệu thấm hút và xẻng; có hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch so da gia dụng; có thiết bị thông tin liên lạc; có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa có thể tháo, lắp linh hoạt tuỳ theo loại CTNH được vận chuyển ít nhất ở hai bên của phương tiện; có biển thông báo sự cố cho các đối tượng giao thông khác. Không chở các CTNH có khả năng phản ứng hoá học với nhau trong quá trình vận chuyển.
- Hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTNH phải có công nghệ, công suất phù hợp và được đăng ký cấp phép xử lý. CTNH cần được phân loại, kiểm tra trước và sau khi được xử lý cuối cùng, đảm bảo xử lý an toàn. Hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTNH ở nhiệt độ cao có khả năng gây sự cố cháy nổ phải có cơ chế cảnh báo và tự động ngắt khi ở tình trạng vận hành không an toàn song song với cơ chế ngắt bằng tay. Có công trình BVMT để xử lý khí thải phát sinh từ hoạt động xử lý đạt các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành [4].
1.2. Tình hình quản lý CTNH của hoạt động công nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Tuỳ từng điều kiện kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật cùng với nhận thức về quản lý chất thải mà mỗi nước có những cách xử lý chất thải của riêng mình. Tuy nhiên, các nước phát triển trên thế giới thường áp dụng đồng thời nhiều phương pháp để xử lý chất thải rắn, trong đó có chất thải rắn nguy hại, tỷ lệ xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp như đốt, xử lý cơ học, hóa/lý, sinh học, chôn lấp,... rất khác nhau. Qua số liệu thống kê về tình hình xử lý chất thải rắn của một số nước trên thế giới thấy rằng, Nhật Bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi
chất thải rắn với hiệu quả cao nhất (38%), sau đó đến Thuỵ Sĩ (33%), trong khi Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt; Pháp lại sử dụng phương pháp xử lý vi sinh nhiều nhất (30%),... Các nước sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong việc quản lý chất thải rắn là Phần Lan (84%), Thái Lan (84%), Anh (83%), Liên Bang Nga (80%), Tây Ban Nha (80%). Dưới đây là những mô tả tổng quan về tình hình quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn nguy hại nói riêng tại một số nước trong khu vực và thế giới:
- Trung Quốc: Với công nghệ tái chế phát triển đã tận dụng lại một phần đáng kể CTNH, còn lại chất thải được thải vào nước và đất. Biện pháp xử lý thông thường là đưa vào các bãi rác hở, trong đó có một số ô chôn lấp hợp vệ sinh. Phần lớn CTNH của các khu vực kinh tế, một số xí nghiệp có khả năng xử lý tại chỗ. Trung Quốc cũng đã đề ra Luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm bẩn do chất thải rắn (1995), trong đó quy định các ngành công nghiệp phải đăng ký việc phát sinh chất thải, nước thải,... đồng thời phải đăng ký việc chứa đựng, xử lý và tiêu huỷ chất thải, liệt kê các chất thải từ các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hoá chất.
- Hồng Kông: Với hệ thống thu gom vận chuyển và thiết bị xử lý hiện đại, công nghệ chủ yếu là xử lý nhiệt và xử lý hoá/lý đã xử lý được hầu hết lượng CTNH tại Hồng Kông. Tại đây, người ta đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất quy chế chung về sự tiêu huỷ chất thải, đặc biệt là chất thải hoá học. Nhờ hệ thống nghiền nhỏ để chôn lấp, hệ thống kiểm soát chôn lấp, kiểm soát nơi thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ 100 chất thải, nhất là chất thải rắn nguy hại đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý chất thải nói chung và CTNH nói riêng.
- Ấn Độ: CTNH chủ yếu được thải vào đất và nước, hoặc đổ tại chỗ hoặc tại bãi rác công cộng. Hiện nay, Ấn Độ đã đầu tư xây dựng thiết bị xử lý bằng phương pháp chôn lấp với vốn vay từ WB/IFC và đẩy mạnh kêu gọi đầu tư từ thành phần kinh tế tư nhân.
- Philippine: Nói chung CTNH được đổ vào nước hay đổ vào bãi rác công cộng. Hiện tại ở Philippine chưa có công trình xử lý CTNH tập trung, một số ít chất
thải được xử lý tại chỗ. Hiện đang có một đề án nghiên cứu về xử lý chôn lấp CTNH do EU tài trợ.
- Singapore: Để giải quyết CTNH, Singapore đã có giải pháp công nghệ trình độ thấp để xử lý hoá lý, thu hồi dung môi hữu cơ và lò đốt trong nhiều năm, chủ yếu dùng thiết bị cũ, hệ thống tiên tiến hiện đại đã được đề nghị nhưng chưa được thực hiện. Hiện tại chất thải được phân loại, một phần được tái chế, phần còn lại được đưa vào 4 nhà máy thiêu huỷ. Singapore đã xây dựng nhà máy thứ 5 với công suất 2.500 tấn/ngày để xử lý chất thải. Nhiệt lượng trong quá trình thiêu huỷ được thu hồi để chạy máy phát điện, Công nghệ thiêu huỷ chất thải đang được thay thế bằng các công nghệ hiện đại hơn, đảm bảo được các tiêu chuẩn về môi trường. Dầu cặn, sơn thừa được tái chế sử dụng thì các nhà máy xí nghiệp phải chịu chi phí xử lý chúng.
Việc thu gom chất thải hầu hết do các công ty tư nhân đảm nhận, nhà nước hỗ trợ tiền xây đựng nhà máy xử lý, thiêu huỷ chất thải. Bộ Môi trường giám sát chặt chẽ việc quản lý chất thải trên phạm vi toàn quốc. Hàng tháng, người dân có nghĩa vụ đóng góp phí thu chất thải tuỳ theo diện tích sử dụng đất của từng hộ.
- Srilanca: Hiện tại không có quy trình QLCTNH chuyên dụng. Thông thường, CTNH được đổ vào bãi rác không chống thấm. Hiện nay, Srilanca đang xây dựng các bãi chôn rác vệ sinh để xử lý các chất thải đô thị. Một chiến lược QLCTNH đang được dự thảo bởi ERM (do WB tài trợ). Nhìn chung, CTNH tại Srilanca cũng chưa được quan tâm đúng mức.
- Thái Lan: CTNH tại Thái Lan đã được đưa vào hệ thống xử lý trung tâm với công nghệ xử lý thấp, hệ thống xử lý này được vận hành từ năm 1998 và phương thức xử lý chủ yếu là xử lý hoá/lý ổn định và chôn lấp an toàn cùng với hệ thống phối trộn hữu cơ (cho đốt trong lò xi măng). Ngoài ra, phương thức xử lý hoá/lý kết hợp với đốt cũng được áp dụng tại Thái Lan.
- Pháp: Các CTNH nói riêng và chất thải nói chung chỉ được thiêu huỷ khoảng 40%, số còn lại chưa được xử lý hợp vệ sinh. Hàng năm, có tới khoảng 20 triệu tấn chất thải không được xử lý đã chất đống ở những nơi hoang vu và không người khai thác. Ngoài ra, do phí lưu giữ chất thải ở Pháp khá rẻ nên các nước láng giềng đã
không do dự mang chất thải của quốc gia mình sang đổ ở các bãi chất thải tại Pháp. Tại đây có khoảng hơn 20.000 bãi chất thải hoang và tình trạng đổ thải bừa bãi như vậy đang được Chính phủ Pháp tìm mọi cách chấm dứt.
- Hà Lan: Việc xử lý chất thải của Hà Lan được sự tham gia tổng lực của chính quyền, xã hội cũng như các cơ quan chuyên ngành. CTNH được xử lý bằng nhiều cách khác nhau, trong đó phần lớn được thiêu huỷ, một phần được tái chế. Trước đây, Hà Lan tiến hành thiêu huỷ CTNH ở ngoài biển, nhưng từ năm 1990 trở lại đây, Hà Lan đã tập trung xử lý CTNH tại 5 khu vực trên phạm vi toàn quốc, thường do các xí nghiệp tư nhân với sự tham gia của nhiều công ty tiến hành dưới sự giám sát của các cơ quan chuyên môn. Hàng năm, Hà Lan phát sinh trên 20 triệu tấn chất thải, 60% trong số này được đổ ở các bãi chứa, phần còn lại được đưa vào các lò thiêu huỷ hoặc tái chế. Để BVMT, Chính phủ Hà Lan đã đề ra mục tiêu giảm khối lượng chất thải hàng năm để giảm chi phí xử lý. Công nghệ xử lý CTNH chủ yếu được áp dụng là thiêu huỷ, nhiệt năng do các lò thiêu huỷ sinh ra sẽ được hoà nhập vào mạng lưới năng lượng chung của đất nước.
Ngoài ra, Hà Lan còn đạt được bước chuyển biến lớn trong việc mở rộng chương trình giáo dục trong trường học, trong các xí nghiệp công nghiệp và những người nội trợ về sự cần thiết phải đảm bảo môi trường sống trong sạch; ở nhiều nơi, các chất thải được phân loại ngay từ nguồn phát thải nhất là đối với CTNH. Việc thiêu huỷ CTNH được tiến hành ở những lò đốt hiện đại với kỹ thuật mới nhất, hoặc việc tổ chức sản xuất được ứng dụng những quy trình đặc biệt nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu mới, thuận lợi cho công việc xử lý chất thải [16].
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình QLCTNH của hoạt động công nghiệp
Lưu giữ an toàn
Phát sinh
Phân loại
Nguyên tắc QLCTNH là phải quản lý chặt chẽ và khép kín từ khi phát sinh đến khi được xử lý an toàn; Ở Việt Nam, CTNH được quản lý theo quy trình khép kín (theo vòng đời), cụ thể xem Hình 1.7 sau.
Đóng gói CTNH
Xử lý an toàn
Vận chuyển
Thải bỏ,
tái sử dụng
Hình 1.7. Hệ thống QLCTNH theo vòng đời
CTNH phát sinh được chủ nguồn thải phân loại theo mã CTNH, được lưu giữ trong các bao bì chuyên dụng, dán nhãn và tập kết trong khu vực đảm bảo an toàn kỹ thuật sau đó được vận chuyển đến các Nhà máy xử lý. Tại đây, từng loại CTNH sẽ được xử lý theo quy trình công nghệ riêng theo đặc tính và Giấy phép hành nghề QLCTNH được cấp. CTNH sau khi được xử lý sẽ được tái sử dụng, một lượng nhỏ (khoảng từ 5-7%) được thải bỏ; một phần CTNH phát sinh trong quá trình xử lý CTNH tiếp tục được thu gom, phân loại,... theo quy trình khép kín, đảm bảo không phát tán, rò rỉ các thành phần nguy hại ra môi trường [7,8,9].
1.2.2.2. Một số Công nghệ xử lý chất thải phổ biến ở Việt Nam
Có nhiều phương pháp xử lý CTNH, tuy nhiên, do điều kiện phát triển, khả năng đầu tư, ở Việt Nam hiện nay có 09 nhóm công nghệ xử lý CTNH được sử dụng khá phổ biến và đã được cấp giấy phép để xử lý CTNH của công nghiệp trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, số lượng hệ thống xử lý và công suất xử lý, cụ thể như Bảng 1.1. sau đây.
Bảng 1.1. Một số công nghệ xử lý CTNH phổ biến ở Việt Nam
Tên công nghệ | Số cơ sở áp dụng | Số mô đun hệ thống | Công suất phổ biến | |
1 | Lò đốt tĩnh hai cấp | 21 | 24 | 50 - 1000 kg/h |
2 | Đồng xử lý trong lò nung xi măng | 2 | 2 | 30 tấn /h |
3 | Chôn lấp | 2 | 3 | 15.000 m3 |
4 | Hóa rắn (bê tông hóa) | 17 | 17 | 1 – 5 m3/h |
5 | Xử lý, tái chế dầu thải | 13 | 14 | 3-20 tấn/ngày |
6 | Xử lý bóng đèn thải | 8 | 8 | 0,2 tấn/ngày |
7 | Xử lý chất thải điện tử | 4 | 4 | 0,3 – 5 tấn/ngày |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý - 1
- Đánh giá quản lý chất thải nguy hại công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý - 2
- Phân Loại Ctnh, Ctnh Của Hoạt Động Công Nghiệp
- Thời Gian Nghiên Cứu: Từ Tháng 5 - Tháng 9 Năm 2015
- Tình Hình Phát Triển Công Nghiệp Trên Địa Bàn Của Tỉnh
- Xe Vận Chuyển Ctnh, Công Ty Tnhh Thương Mại Xử Lý Môi Trường Thái Thành