Tình Hình Phát Triển Công Nghiệp Trên Địa Bàn Của Tỉnh


hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm. Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến 2.113,3mm.

Bình Dương có 3 con sông lớn (Sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn và Sông Bé) và có nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác; chế độ thủy văn của các con sông thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh: đường quốc lộ 13, quốc lộ 14, quốc lộ 1A ... hệ thống giao thông đường thủy rất phát triển do Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất có thể nối với các cảng lớn ở phía Nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú, như: đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sỏi trắng, đá xanh, đá ong,... được đánh giá là những loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm sứ và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp [17,18,19].

3.1.3. Tình hình Kinh tế - Xã hội

Với mật độ dân số khoảng 6,68 người/km2 (Tổng cục Thống kê – tháng 10/2014), Bình Dương có mật độ dân số khá cao, bằng 2,4 lần mật độ bình quân của cả nước. Trong những năm gần đây, Bình Dương có tốc độ tăng dân số thuộc vào hàng cao nhất nước, khoảng 7%/năm; Ước tính, hàng năm tỉnh tăng thêm trên

40.000 – 45.000 người lao động từ ngoài tỉnh đến làm việc, sinh sống và hiện nay ước tính có gần 600.000 lao động ngoài tỉnh làm việc tại Bình Dương.

Việc gia tăng dân số cơ học sẽ gây áp lực mạnh đối với địa phương trong việc giải quyết lao động, việc làm, nhà ở và cung cấp các dịch vụ tiện ích công cộng, nhất là về nước sạch, vệ sinh môi trường và thu gom, xử lý chất thải.


Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) tăng bình quân 14% hàng năm. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 37,1 triệu đồng, tăng gần 1,4 lần so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay là công nghiệp 60,4% giảm 2,6%, dịch vụ là 36,4% tăng 3,8% và nông lâm - ngư nghiệp là 3,2% giảm 1,2 %; so với năm 2010, xem Hình 3.1 sau.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tương đối cao và khá ổn định so với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, do đó tỉnh luôn luôn tạo ra sức hấp dẫn về việc thu hút đầu tư và lực lượng lao động từ các địa phương khác chuyển đến. Chính điều này đã tạo ra một sức ép đối với môi trường do phát triển dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, hoạt động giao thông vận tải và vấn đề hội nhập quốc tế.

Hình 3 1 Biểu đồ cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương 3 2 Tình hình phát 1

Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương


3.2. Tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn của tỉnh

3.2.1. Tình hình phát triển các khu công nghiệp tập trung

Đến năm 2013, tỉnh Bình Dương đã có 28 KCN được thành lập với tổng diện tích 8.751 ha (gấp 2,7 lần năm 2005). Trong đó có 24 KCN đã đi vào hoạt động. Hiện nay, có 1.346 dự án đầu tư vào KCN với tổng số vốn hơn 7 tỉ USD và gần


15.000 tỉ đồng, trong đó có khoảng 1.200 doanh nghiệp đang hoạt động. Đối với cụm công nghiệp, tính đến thời điểm hiện nay đã hình thành 08 cụm công nghiệp, trong đó có 03 cụm đã lấp kín diện tích, 05 cụm đang đền bù giải phóng mặt bằng, với khoảng 1.450 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Dự kiến đến năm 2020, tỉnh Bình Dương sẽ có 33 khu công nghiệp với diện tích khoảng 200 nghìn ha.

Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh là công nghiệp chế biến, chiếm tỷ trọng 99,2%, còn lại là ngành công nghiệp khai thác (0,6%) và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước và khí đốt (0,2%). Ngành nghề đầu tư trong KCN rất đa dạng: 30% số dự án đầu tư vào các ngành: dệt may, da giày và chế biến gỗ; 26 % số dự án đầu tư vào các ngành hóa chất, cao su; 06% số dự án đầu tư vào các ngành luyện kim và sản phẩm kim loại; 20% số dự án đầu tư vào các ngành cơ khí chế tạo, điện tử; 7% số dự án đầu tư vào các ngành chế biến thực phẩm, Các KCN đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp và BVMT của tỉnh [17,18,19].

3.2.2. Tình hình phát triển các cơ sở công nghiệp phân tán

Về các cơ sở sản xuất ngoài KCN , trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có trên

3.000 cơ sở sản xuất lớn và vừa, trong đó nhiều nhất là huyện Thuận An với trên

1.200 cơ sở sản xuất và ít nhất là huyện Phú Giáo với 30 cơ sở sản xuất. Riêng các doanh nghiệp thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRCN và CTNH trên toàn tỉnh Bình Dương ước tính khoảng 163 doanh nghiệp.

Với tốc độ phát triển công nghiệp tăng nhanh trong những năm qua, thì hoạt động công nghiệp đã và đang thải ra môi trường một lượng chất thải lớn và gia tăng theo thời gian. Do đó, nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp là rất lớn, đặc biệt là CTRCN và CTNH. Tuy nhiên, công tác quản lý CTRCN và CTNH công nghiệp hiện nay còn rất hạn chế. Hệ thống quản lý thiếu đồng bộ.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công


nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%.

3.3. Bối cảnh QLCTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

3.3.1. Về thể chế chính sách

3.3.1.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý

- Cơ cấu tổ chức quản lý CTNH:

Hệ thống tổ chức các cơ quản QLCTNH được hình thành và phát triển từ năm 2009, sau khi Bộ TN&MT được kiện toàn thêm một bước là thành lập Cục Quản lý chất thải và Cải thiện Môi trường trực thuộc Bộ TN&MT và tại các địa phương cụ thể ở tỉnh Bình Dương cũng hình thành Chi cục Bảo vệ Môi trường trực thuộc Sở TN&MT tỉnh Bình Dương có chức năng giúp Sở TN&MT QLCTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương, xem sơ đồ 3.2 sau đây.


Bộ TN&MT

Tổng cục Môi trường (Cục Quản lý chất thải)



UBND cấp tỉnh

SởTN&MT (Chi cục BVMT)



UBND cấp huyện

PhòngTN&MT


UBND cấp xã

Cán bộ quản lý Môi trường


Hình 3.2. Hệ thống quản lý CTNH


Mặc dù Bình Dương đã rất quan tâm bổ sung biên chế cán bộ được đào tạo chuyên về môi trường, nhưng theo thống kê của Sở TN&MT, đến năm 2013, tổng cán bộ được đào tạo các chuyên ngành về môi trường hiện đang công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trong tỉnh rất nhỏ (19/46 người) chiếm 41% lượng cán bộ quản lý môi trường; trong đó, có 14/19 cán bộ hiện đang công tác tại Sở


TN&MT chiếm tới 73,68 % cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành, chỉ có 26,32% cán bộ quản lý môi trường được đào tạo đúng chuyên ngành đang công tác ở cấp huyện; đặc biệt ở cấp xã hầu như không có biên chế cán bộ quản lý môi trường. Với lực lượng cán bộ có chuyên môn như vậy (19 cán bộ), hiện đang quản lý trên dưới 20.000 doanh nghiệp là quá nhỏ so với lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, cụ thể xem Bảng 3.1 sau đây.


TT


Cơ quan quản lý Nhà nước


Số lượng

(người/CQ)

Chuyên môn

được đào tạo

Môi

trường

Chuyên

môn khác

1

Sở Tài nguyên và Môi trường

(Chi cục 18, Thanh tra 04)

22

14

08

2

UBND thành phố Thủ Dầu Một

04

01

03

3

UBND thị xã Thuận An

03

01

02


UBND thị xã Dĩ An

03

0

03


UBND thị xã Tân Uyên

03

01

02


UBND thị xã Bến Cát

03

0

03

4

UBND huyện Dầu Tiếng

02

0

02


UBND huyện Phú Giáo

02

0

02


UBND huyện Bắc Tân Uyên

02

01

01


UBND huyện Bàu Bàng

02

01

01

5

UBND cấp xã

0

0

0


Tổng

46

19

27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Bảng 3.1. Thực trạng biên chế cán bộ quản lý môi trường của tỉnh Bình Dương năm 2013


Nguồn: Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương năm 2013 [8]


Việc có quá ít cán bộ quản lý môi trường được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc trắng cán bộ quản lý môi trường ở cấp xã cho thấy năng lực quản lý và việc triển khai các quy định về bảo vệ môi trường cũng như khả năng kiểm tra, giám sát công tác BVMT và quản lý chất thải của địa phương cực kỳ hạn chế. Việc gò ép biên chế ở các cấp quản lý môi trường đã hạn chế rất lớn trong triển khai các quy định về QLCTNH và hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện công tác BVMT và quản lý chất thải ở các KCN và các cơ sở công nghiệp. Đặc biệt là ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) là nơi thường xuyên diễn ra các vi phạm về BVMT những không có con người để thực thi các công vụ (nhắc nhở, xử lý vi phạm,...).

3.3.1.2. Về chính sách quản lý


Hiện nay, còn nhiều quy định phức tạp, không cần thiết và phi thực tế: Theo Thông tư 12/2011/BTNMT – Quy định về QLCTNH: Chứng từ CTNH yêu cầu phải có 09 liên; quy định quá nhiều mã CTNH; yêu cầu hợp đồng chuyển giao CTNH phải có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường,... Những quy định như vậy gây khó khăn cả cho người thực hiện và cơ quan quản lý địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường không thể chứng nhận vào hợp đồng chuyển giao CTNH giữa các doanh nghiệp phát sinh và doanh nghiệp xử lý CTNH do đây là một dạng hợp đồng dân sự nên yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận hợp đồng dân sự là trái với quy định của Bộ Luật Dân sự.

Còn nhiều quy định nặng về mệnh lệnh hành chính hơn là quản lý nhà nước: Tại điểm a, khoản 2, điều 11 thông tư số 12/2011/BTNMT, yêu cầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, ít nhất mỗi doanh nghiệp vận chuyển liên tỉnh phải có 03 phương tiện vận chuyển chính chủ, từ 01/01/2013 phải có ít nhất phải có 05 và từ 01/01/2014 phải có ít nhất 08 phương tiện chính chủ và số lượng phương tiện không chính chủ không vượt quá lượng phương tiện chính chủ,... hoặc hạn chế một chủ hành nghề xử lý không quá 05 Đại lý vận chuyển, điều này đi ngược với mục tiêu xã hội hóa công tác BVMT và hoạt động thu gom, xử lý


CTNH; quy định này cũng tạo kẽ hở cho các chủ xử lý trên địa bàn tỉnh Bình Dương thu phí đối với các doanh nghiệp có nhu cầu làm đại lý vận chuyển.

Luật BVMT năm 2005 chưa phân định chức năng, phạm vi quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến chồng chéo giữa Sở TN&MT với Sở xây dựng, Sở khoa học và công nghệ: trong kiểm tra, xác nhận cơ sở xử lý CTNH, khu chôn lấp CTNH.

Việc yêu cầu chủ nguồn thải CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH trong thực tế không phải là kênh thông tin phục vụ công tác QLCTNH, vì nếu quy định từ 120kg/năm mới phải đăng ký, vậy đối với trường hợp phát sinh ít hơn không phải đăng ký, trong khi só các chủ nguồn thải CTNH có quy mô phát thải dưới 120kg chiếm số lượng nhiều, đây cũng là lượng đáng kể CTNH. Do đó việc yêu cầu đăng ký chủ nguồn thải không có ý nghĩa về mặt QLCTNH mà chỉ làm tăng thủ tục cho doanh nghiệp. Hiện nay còn phát sinh tiêu cực trong quá trình thẩm định, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

Để quản lý tốt CTNH phát sinh rất cần có đủ thông tin phát sinh, xử lý CTNH, mà để có thông tin phục vụ công tác QLCTNH thì báo cáo QLCTNH định kỳ của các chủ nguồn thải theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT là kênh đáng tin cậy nhất, mặc dù thời gian qua, việc báo cáo chưa tốt, còn chưa chính xác, chưa đúng, tuy nhiên, có thể chấn chỉnh để nâng cao chất lượng báo cáo QLCTNH của các chủ nguồn thải thông qua công tác thanh tra, kiểm tra.

3.3.2. Thu gom, vận chuyển CTNH

Thu gom CTNH là công đoạn quan trọng trong quy trình xử lý CTNH. Tại cơ sở phát sinh, CTNH được thu gom, phân loại theo từng mã, trong các bao bì chuyên dụng và tập kết mỗi mã cho một ô, có vách ngăn cách trong khu vực tập kết. Việc thu gom, phân loại trên địa bàn tỉnh Bình Dương được thực hiện khá nghiêm túc; tuy nhiên, do lượng CTNH phát sinh được phân loại theo mã để kiểm soát. Do chúng ta áp dụng một cách máy móc theo mã EC (Danh mục chất thải của Cộng đồng Châu Âu) nên có rất nhiều mã trong khi các phương pháp


xử lý CTNH ở Việt Nam hiện nay có khoảng 12 phương pháp xử lý điều này gây khó khăn, lúng túng cho Sở TN&MT, các chủ nguồn thải và các cơ sở vận chuyển, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương do phải nhận dạng, áp mã rất phức tạp; phân loại lưu giữ theo mã chiếm nhiều diện tích, vận chuyển riêng, trong đến nhà máy xử lý lại gom lại để xử lý cùng một phương pháp gây lãng phí công sức, chi phí cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển CTNH, cụ thể xem Bảng 3.2 sau đây.

Bảng 3.2. Thống kê tổng số mã CTNH của một số loại CTNH



TT


Loại CTNH

Tổng số mã theo

Thông tư 12/2011/BTNMT(Mã)


Phương pháp xử lý


Ghi chú

1

Bụi thải

15

Đốt, đóng rắn


2

Bùn thải từ quá

trình xử lý nước

45

Đốt, đóng rắn


3

Dung môi thải

30

Chưng cất, đốt


4

Dung dịch thải

37

Hóa lý, đốt


5

Dầu thải

8

Đốt, chưng chất


Nguồn: Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT về Quy chế QLCTNH [4]


Những khó khăn trong quản lý CTNH có thể thấy được qua kết quả thanh tra 42 cơ sở sản xuất trong và ngoài KCN năm 2013, cho thấy, CTNH phát sinh đều được các doanh nghiệp thu gom, phân loại và lưu giữ trong khu vực riêng, có mái che, có biển báo, có dấu hiệu cảnh báo, có vách ngăn,... theo quy chế quản lý CTNH; tuy nhiên, công tác thu gom CTNH tại một số doanh nghiệp còn một số tồn tại, chủ yếu là các nhóm thu gom, lưu giữ không đúng, kê khai chứng từ và chuyển giao CTNH không đúng quy định, chi tiết xem Bảng 3.3 sau đây.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí