sản rồi chế biến tiếp để tạo thành sản phẩm bán cho người tiêu dùng. Mỗi sản phẩm chuyên dùng đều có những đặc tính và chất lượng riêng thể hiện qua các thông số như: độ bền, độ co ngót, độ thấm nước, hoặc nguyên liệu có thể khai thác từ rừng tự nhiên hay rừng trồng cũng được các ngành mua và tiếp tục chế biến thành sản phẩm cuối cùng.
- Người bán lâm sản là các doanh nghiệp, hộ nông dân và các tổ chức kinh tế khác.
- Vấn đề vận chuyển là yếu tố tác động mạnh m đến việc chế biến và thị trường tiêu thụ gỗ và lâm sản khác. Các lâm sản phải vận chuyển từ rừng đến các trung tâm dân cư lớn.Các nhà máy thường đặt tại các trung tâm đó và sau khi chế biến, sản phẩm lại được chuyên chở đến các trung tâm dân cư.
* Cung và cầu lâm sản
- Cầu về lâm sản: Là số lượng hàng hóa mà người mua ở mỗi mức giá chấp nhận được. Nhu cầu về một loại lâm sản hàng hóa trên thị trường là tổng nhu cầu của tất cả người mua về lâm sản hàng hóa đó trên thị trường ở mức giá đó.
- Cung về lâm sản: Là số lượng một mặt hàng lâm sản phải được xem xét trên cơ sở kết hợp đồng thời hai điều kiện chính là khả năng sản xuất và tính sẵn sàng cung ứng.
* Cơ chế h nh thành giá cả lâm nghiệp
Sự hình thành giá cả một mặt hàng do sự tác động qua lại giữa cung và cầu về lâm sản đó quy định. Đường cung phản ánh ứng xử của người mua, đường cầu phản ánh sự kết hợp thỏa thuận giữa người mua và người bán hình thành nên giá cả thị trường.
* Đầu tư trong lâm nghiệp
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình - 1
- Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình - 2
- Phân Loại Cấp Đất Cho Rừng Trồng Keo Lai Thuộc Đối Tượng Nghiên Cứu
- Điều Kiện Tự Nhiên Có Ảnh Hưởng Đến Công Tác Sản Xuất Kinh Doanh Của Lâm Trường
- Các Chỉ Tiêu Đặc Trưng Cho Phân Bố Thực Nghiệm N/h Cấp Đất I
- Một Số Chỉ Tiêu Sản Lượng Lâm Phần Cấp Đất Iii
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Đầu tư trong lâm nghiệp là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên để sản xuất kinh doanh trong thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích về kinh tế xã hội.
Hoạt động đầu tư có những đặc điểm sau đây:
- Trước hết hoạt động đầu tư phải có vốn, vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, các công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sử dụng đất, các tài nguyên khác. Vốn có thể của nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay,
- Thời gian đầu tư tương đối dài, có thể đến 50 năm.
- Hầu hết các công trình đầu tư được xây dựng và thực hiện tại một nơi cố định, gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng. Do đó việc quyết định đầu tư phải thận trọng.
- Hiệu quả các dự án đầu tư mang lại không chỉ về lợi ích tài chính mà còn cả về lợi ích xã hội.
2 4 4 2 Các quan điểm đánh giá hiệu quả trong đầu tư
A. Phương pháp tĩnh
Là phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên cơ sở so sánh trực tiếp giá trị đạt được đầu ra với giá trị nguồn lực ứng trước mà không kể đến ảnh hưởng của yếu tố thời gian đối với các lượng giá trị đó. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các dự án đàu tư có thời gian ngắn, giá trị của đồng tiền thường ít biến đổi. Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán tuy nhiên, vì coi giá trị đồng tiền là bất biến theo thời gian nên độ chính xác của các kết quả đánh giá s bị hạn chế.
Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế bằng phương pháp tĩnh.
* Chỉ tiêu lợi nhuận
+ Lợi nhuận tuyệt đối: là số doanh thu còn lại sau khi đã bù đắp toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được số doanh thu đó từ các hoạt động doanh nghiệp hoặc các dự án đầu tư.
Công thức tổng quát:
Trong đó:
Ln = Dt – Z – T
Ln: Tổng lợi nhuận Dt: Tổng doanh thu Z: Tổng chi phí
T: Tổng thuế phải nộp
+ Lợi nhuận tương đối (Tỷ suất lợi nhuận) Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (%):
TDT = Error! .100
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, cho biết lượng lợi nhuận trong mỗi đồng doanh thu
+ Tỷ suất doanh lợi(%)
Tz = Error!.100
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn đầu tư vào sản xuất thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Thời gian thu hồi vốn đầu tư: là khoảng thời gian mà lợi nhuân đạt được có thể bù đắp chi phí bỏ ra.
- Trường hợp đầu tư mới:
Trong đó:
TTh = Error!
VDT: Vốn đầu tư ban đầu
Ln: Lợi nhuận thu được trong một năm
Mk: Mức khấu hao cơ bản TSCĐ trong một năm
- Điểm hòa vốn: là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp những chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Hay nói cách khác, điểm hòa vốn là mức sản lượng tối thiểu để kinh doanh không lỗ.
Hàm chi phí: YCP = A + b.X Trong đó:
A: Tổng chi phí cố định
b: chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm X: Khối lượng sản phẩm
Hàm doanh thu: YDT = PX Trong đó:
P: là giá sản phẩm
Nếu YDT> YCP: Đầu tư có lãi
Nếu YDT< YCP: Đầu tư lỗ
Điểm hòa vốn tại thời điểm đó: YDT = YCP, khi đó ta có: X = Error!
B. Phương pháp động
Dựa trên luận điểm cho rằng tiền tệ luôn biến động và sinh lợi theo thời gian, một đồng trong những điều kiện bình thường cơ hội tối thiểu cũng sinh lợi bằng với lãi suất gửi ngân hàng. Trên cơ sở đó, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế phải sát theo giá trị thời gian của đồng tiền. Để xác định giá trị theo thời gian của đồng tiền người ta áp dụng hai phương pháp:
- Phương pháp tích lũy:
Giả sử có 1 lượng tiền V bỏ ra năm thứ i trong thời gian n năm với lãi suất cơ bản của ngân hàng r thì V được tính đến n năm s là:
FV = V.(1 + r)n-i
- Phương pháp chiết khấu vốn(PV):
Ưu điểm của phương pháp động: cho phép đánh giá hiệu quả một cách chính xác, đặc biệt với các chương trình đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, phương pháp động tính toán phức tạp đặc biệt trong trường hợp lãi xuất ngân hàng thay đổi.
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư theo phương pháp động: Giá trị hiện tại của lợi nhuận (NPV – Net present value): là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí sau khi đã tính chiết khấu.
Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận đạt được trong cả chu kỳ đầu tư, tức lợi nhuận đã qua chiết khấu.
Bi: Giá trị thu nhập năm thứ i Ci: chi phí năm thứ i
r: Chiết khấu hay tỉ lệ lãi suất
n: Tổng số năm của chu kỳ đầu tư (1 + r)i: là hệ số tính kép
Nếu NPV > 0 kinh doanh có lãi, phương án kinh doanh chấp nhận được Nếu NPV < 0 kinh doanh lỗ, phươngán kinh doanh không chấp nhận được Nếu NPV = 0 kinh doanh hòa vốn
- Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR – Benefits to Cost Ratio): là thương số giữa toàn bộ thu nhập so với toàn bộ chi phí sau khi đã chiết khấu đưa về giá trị hiện tại.
Bản chất của chỉ tiêu này là cứ bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sau mỗi chu kỳ đầu tư khi đã chuyển giá trị của đồng tiền về thời điểm hiện tại.
Tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR – Internal Rate of Return): là tỷ lệ thu hồi vốn nội tại, là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV = 0
Bản chất của chỉ tiêu này là biểu hiện tỷ suất lợi nhuận thực tế của một chương trình đầu tư, tức là nếu vay với lãi suất bằng chỉ tiêu này thì chương trình đầu tư hòa vốn. Nghĩa là nếu vay với lãi suất r = IRR khi đó NPV = 0
Tức là:
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn đầu tư, nó phản ánh mức độ quay vòng của vốn và xác định thời điểm hoàn trả vốn đầu tư, cho phép so sánh và lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có IRR lớn thì được lựa chọn.
Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR thể hiện lãi suất thực của chương trình đầu tư, gồm hai phần: phần trang trải lãi vay ngân hàng, phần còn lại là lãi vay của nhà đầu tư.
Tỷ lệ thu hồi nội bộ thể hiện mức lãi vay tối đa mà chương trình đầu tư có thể chấp nhận không lỗ vốn.
Nếu NPV > r: chương trình đầu tư có lãi Nếu NPV < r: chương trình đầu tư bị lỗ Nếu NPV = r: chương trình đầu tư hòa vốn
Chu kỳ kinh doanh loài cây nghiên cứu được tính là 7 năm, hiệu quả kinh tế được đánh giá theo cấp đất.
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA LÂM TRƯỜNG TU LÝ
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Diện tích rừng trồng Lâm trường Tu Lý quản lý thuộc phạm vi quản lý hành chính của 04 xã và 01 thị trấn Đà Bắc của Huyện Đà Bắc.
Nằm ở 21008’ Vĩ độ Bắc, 104051’ Kinh độ Đông
3.1.2. Địa hình, địa thế
Địa hình: Độ cao tuyệt đối bình quân từ 100-600m, độ cao tương đối bình quân 80m, bao gồm nhiều dải dông nhỏ, độ dốc bình quân từ 10-150
3.1.3. Giao thông, khí hậu thủy văn
3.1.3.1. Giao thông:
Diện tích rừng của Lâm trường quản lý có mạng lưới giao thông tốt, toàn bộ các lô rừng đã có đường ô tô lâm nghiệp đến tận chân lô và nối liền với mạng lưới giao thông liên xã, liên huyện tới các nhà máy chế biến nguyên liệu gỗ. Tuy nhiên, do thời gian vào mùa mưa, đường xuống cấp nên cần tu sửa; một số lô khai thác hiện chưa có đường vận xuất, khi tổ chức khai thác cần phải mở đường mới để thuận tiện cho vận xuất gỗ.
3 1 3 2 Khí hậu:
( Theo số liệu của trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình) khu vực Lâm trường quản lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có:
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 100 C, tháng cao nhất là 320 C
- Khu vực có hai mùa rõ rệt:
+ Mùa khô hanh, lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10
- Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.600 – 1.800 mm, tập trung chủ yếu vào tháng 6 đến tháng 8 với lượng mưa bình quân 1.600mm chiếm 95% lượng mưa cả năm.
- Gió Lào: Thường xuất hiện vào tháng 4 đến tháng 6, thời gian kéo dài từ 3 đến 4 ngày, có năm từ 8 đến 10 ngày.
- Mưa đá: Mỗi năm 1 đến 2 lần, tập trung vào tháng 4 và tháng 5.
- Sương muối: Thường xuất hiện vào tháng 10 đến 12, mức độ ảnh hưởng thấp.
- Độ ẩm trung bình năm 84%.
3 1 3 3 Thủy văn
Vùng đất của Lâm trường quản lý có sông Đà và mạng lưới nhiều suối lớn chảy qua, có hồ trữ nước Tày Măng thuận lợi cho công tác tưới tiêu, dự trữ nước sử dụng vào việc chữa cháy khi cần thiết.
3.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên rừng
3 1 4 1 Thổ nhưỡng
- Địa chất vùng ít có biến động về sạt lở hay chấn động đất lớn.
- Về đất đai Lâm trường quản lý:
+ Chỉ có đất Feralit, phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, biến chất
+ Đá mẹ chủ yếu: phiến thạch sét, biến chất
+ Thành phần cơ giới: Thịt nhẹ, Thịt trung bình
3 1 4 2 Tài nguy n r ng
Tổng diện tích Lâm trường quản lý là 2.601,13 ha trong đó:
- Rừng tự nhiên: 1.035,54 ha
- Rừng trồng: 484,4 ha gồm:
+ Bồ đề: 186,4 ha
+ Keo lai: 158,7 ha
+ Keo tai tượng: 98 ha