MỞ ĐẦU
Rừng là tài nguyên sống vô cùng quý giá, là bộ phận quan trọng của môi trường sống, có giá trị lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Rừng đã đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tránh giành độc lập dân tộc và góp phần khắc phục hậu quả sau chiến tranh, cung cấp sản phẩm cho phát triển nền kinh tế đất nước. Song do nhận thức chưa đầy đủ về rừng, chúng ta đã và đang khai thác cạn kiệt, làm tài nguyên rừng suy giảm.
Những năm qua, việc khai thác không theo kế hoạch, làm chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng. Mặc dù việc phát rừng làm nương rẫy ở một số vùng miền núi cũng như tình trạng di dân không hợp lý đã làm cho diện tích rừng ngày càng giảm sút cũng như nhiều loài động, thực vật hoang dã quý hiếm giảm dần về số lượng và mất dần những đặc tính di truyền tốt. Từ đó tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng giảm sút dần. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang trồng cây công nghiệp một cách ồ ạt làm suy giảm dần độ che phủ của rừng.
Trong những thập kỷ qua, do thực hiện các chương trình trồng rừng nên đến năm 2011 độ che phủ của rừnglà 39,7 %, với tập đoàn cây phong phú. Trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng ( từ 1998 – 2010 ), có 2 triệu ha rừng sản xuất được trồng bằng cây công nghiệp tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp giấy và ván nhan tạo, gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng nhăm đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội.
Vì vậy, việc lựa chọn loài cây mọc nhanh, cho năng suất cao và đem lại hiệu quả kinh tế đang là yêu cầu cấp thiết trong thực tiễn sản xuất. Mặt khác, do nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng, nên nhu cầusản phẩm gỗ nguyên liệu từ rừng trồng ngày càng tăng lên.
Lâm trường Tu Lý nằm trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, là Lâm trường đi dầu trong công tác trồng rừng. Từ năm 1997 đến nay, Lâm trường đã trồng được khoảng hơn 2000 ha rừng các loại ( Keo lai, Keo lá tràm, Bạch đàn,..). đến nay có một số diện tích rừng trồng đã khai thác. Tuy nhiên việc đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng vẫn đang là vấn đề cấp thiết của địa phương. Để góp phần giải quyết vấn đề này và được phép của Trường Đại học Lâm Nghiệp, tôi triển khai đề tài tốt nghiệp:
“Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình”
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình - 1
- Phân Loại Cấp Đất Cho Rừng Trồng Keo Lai Thuộc Đối Tượng Nghiên Cứu
- Các Quan Điểm Đánh Giá Hiệu Quả Trong Đầu Tư
- Điều Kiện Tự Nhiên Có Ảnh Hưởng Đến Công Tác Sản Xuất Kinh Doanh Của Lâm Trường
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Đề tài được nghiên cứ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất loài cây trồng rừng thích hợp.
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Sinh trưởng cây rừng là sự biến đổi về kích thước như đường kính, chiều cao, thể tích thân cây theo thời gian, hay nói cách khác, sinh trưởng cây rừng là sinh trưởng của một thực thể sinh học, nó chịu tác động tổng hợp của các nhân tố môi trường và các nhân tố nội tại trong bản thân mỗi cá thể và quần thể. Vì vậy khi nghiên cứu sinh trưởng không thể tách rời ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố đó.Sinh trưởng là một quá trình, khi dùng biểu thức toán học mô phỏng quy luật sinh trưởng nào đó thì các nhân tố ảnh hưởng được coi là các biến số.Có nghĩa là sinh trưởng là một hàm số của thời gian và các yếu tố ảnh hưởng khác.
Sinh trưởng của cá thể và lâm phần là hai vấn đề khác nhau nhưng có quan hệ chặt ch . Sinh trưởng của lâm phần gồm toàn bộ sự tăng khối lượng vật chất được tích lũy ở từng các thể và vật chất bị mất đi từ những bộ phận hay cá thể bị đào thải ( chết hoặc tỉa thưa).
Hiệu quả kinh tế trên góc độ kinh doanh thuần túy được hiểu là kết quả cuối cùng trong sản xuất kinh doanh. Hiệu quả đó biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả thu được trong quá trình hoạt động sản xuất so với chi phí về lao động sống và lao động vật hóa. Đánh giá hiệu quả kinh tế là đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư.
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế, về phương pháp luận thường đem lại những kết quả thiếu chính xác do sự biến động giá cả thị trường. Cho nên, trong quá trình nghiên cứu phải cố gắng đảm bảo tính khách quan, phản ánh tính trung thực quy luật sinh trưởng thông qua áp dụng triệt để các kỹ thuật thu nhập số liệu và xử lý thông tin, kỹ thuật phân tích tương quan và hồi quy.
1.2. Tổng quan về các c ng tr nh đ c ng bố về vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
1 2 1 1 nghi n c u năng su t r ng
Nghiên cứu năng suất rừng là nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá khả năng sản xuất của rừng. Sinh trưởng của nhiều cây rừng phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó có điều kiện tự nhiên và biện pháp tác động của con người. Do vậy nếu không có nghiên cứu thực nghiệm thì không thể xác định được sinh trưởng của cây rừng và lâm phần.
Ở châu Âu, theo Alder (1980) từ những năm 1870 đã xuất hiện những phương pháp nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng khác nhau. Các nhà khoa học nghiên cứu sản lượng rừng như G. Baur, H. Cotta, Draudt, M. Hartig, E. Weise, H. Thomasius, ... Các tác giả này chủ yếu áp dụng kỹ thuật phân tích thống kê toán học, phân tích tương quan và hồi quy, qua đó xác định sản lượng gỗ của lâm phần. Quy luật sinh trưởng của cây rừng có thể mô phỏng bằng nhiều hàm sinh trưởng khác nhau như: Gompetz (1825), Mitschirlich (1919), Korf (1939), Vekhulet (1952), Michailov (1953), H. Thomasius
(1965), Sless (1970), Schumacher (1980), (Theo Phạm Xuân Hoàn) [14].
Quá trình nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng rừng thông thường được tiến hành thông qua hai bước:
Bước 1: Phân loại rừng và đát rừng làm cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của loài cây trên điều kiện lập địa cụ thể.
Bước 2: Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cây rừng hay lâm phần theo các chỉ tiêu có liên quan đến sản lượng như: đường kính, chiều cao, tổng tiết diện ngang, thể tích
- Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D)
Phân bố số cây theo cỡ đường kính là một trong những quy luật cơ bản của cấu trúc rừng và được nghiên cứu tương đối đầy đủ từ cuối thế kỉ 19. Các tác giả đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này gồm: Veize (1890), Vimmenauer
(1890, 1918), Schiffel (1898, 1899, 1902), Tretchiakov (1921, 1927, 1934,
1965), Đồng Sỹ Hiền (1974), Svalov (1977), (Theo Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh) [21].
Balley (1973) sử dụng hàm Weibull, Schiffel (Theo Phạm Ngọc Giao, 1955) [7], Naslund (1936, 1937) xác lập quy luật phân bố Charlier cho phân bố số cây theo đường kính của lâm phần thuần loài, đều tuổi sau khép tán (Phạm Ngọc Giao, 1995) [7]. Drachenko, Svalov sử dụng phân bố Gamma biểu thị phân bố số cây theo đường kính lâm phần Thông ôn đới.
Để tăng tính mềm dẻo, một số tác giả đã dùng bộ hàm khác nhau như: Loetch (1973), (Phạm Ngọc Giao, 1995) [7], dùng họ hàm Bêta, Roemisch, K (1975) nghiên cứu khả năng dùng hàm Gamma mô phỏng sự biến đổi của phân bố đường kính cây rừng theo tuổi. Lembeke, Knapp, Ditima (Phạm Ngọc Giao, 1995) [7] sử dụng phân bố Gamma với các tham số thông qua các phương trình biểu thị mối tương quan giữa tuổi và chiều cao tầng trội như:
b = a0 + a1.Error!+ a2.Error! p = a0 + a1.A + a2.A2
Cultter, JL và Allison, B.J (1973) dùng đường kính bình quân cộng, sai tiêu chuẩn đường kính và đường kính nhỏ nhất để tính toán các tham số của phân bố Weibull với giả thiết các đại lượng này quan hệ với tuổi, mật độ lâm phần (Theo Phùng Nhuệ Giang, 2003) [8].
Veize (1980) khi nghiên cứu đường kính bình quân lâm phần nhận thấy có 57,5% số cây có đường kính nhỏ hơn đường kính bình quân (Theo Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh) [21].
- Nghiên cứu tương quan giữa chiều cao và đường kính
Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính là một trong những cấu trúc cơ bản của lâm phần.Việc nghiên cứu, tìm hiểu và nắm vững quy luật này là rất cần thiết trong công tác điều tra và kinh doanh rừng, vì chiều cao là
một trong các nhân tố cấu thành thể tích thân cây và trữ lượng lâm phần.Tuy nhiên chiều cao là nhân tố kém chính xác hơn đường kính ngang ngực. Vì vậy, thông qua quy luật này, kết hợp với quy luật phân bố số cây theo đường kính (N-D) có thể xác định một cách tương đối chính xác trữ lượng lâm phần.
Qua những nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với mỗi cỡ kính luôn tăng theo tuổi, đó là kết quả sinh trưởng của tự nhiên. Khi nghiên cứu sự biến đổi theo tuổi của quan hệ giữa chiều cao và đường kính ngang ngực, Tiourin, A.V (1972) đã rút ra kết luận: “Đường cong chiều cao thay đổi và luôn chuyển dịch lên phía trên khi tuổi tăng lên”. Prodan, M (1965): Haller, K.E (1973) cũng phát hiện ra quy luật: “Độ dốc đường cong chiều cao có chiều hướng giảm dần khi tuổi tăng lên” (Theo Phạm Ngọc Giao, 1955) [7].
Các tác giả như: Tovstoolesse, D.I (1930) sử dụng cấp đát; Tiourin (1931); Krauter, G (1958) sử dụng cấp đất và cấp tuổi làm cơ sở để nghiên cứu tương quan giữa chiều cao và đường kính ngang ngực. Cristis, R.O (1967) mô phỏng quan hệ giữa chiều cao với đường kính và tuổi theo phương trình:
Logh = d+ b1. 1 + b2. 1 + b3. 1
d A d.A
Các tác giả như: Naslund, M (1929); Asmann, E (1936); Hohenald, W (1936); Michaikov, F (1934, 1952); Prodan, M (1944); Krenn, K (1946);
Mayer, H.A (1952) đã dùng phương pháp giải tích toán học và đề xuất các dạng phương trình sau:
h = a +b.logd
h = b0 + b1.d + b2.logd h = b0 + b1.a + b2.d
h = b0 + b1.d + b2.d2 + b3.d3
h = k.db
Như vậy, để biểu thị tương quan giữa chiều cao và đường kính, có thể sử dụng nhiều phương trình khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu cụ thể.
- Nghiên cứu lập biểu thể tích
Biểu thể tích hai nhân tố: là biểu ghi bằng số liệu mối quan hệ giữa thể tích với hai nhân tố cấu thành là đường kính và chiều cao. Các tác giả như Prodan, Mayer, Spurr, Tiourin đưa ra nhiều phương trình khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất với hai dạng phổ biến là:
V = a + b.d2.h
V = K.da.hb
Hai dạng phương trình này đã được nhiều tác giả kiểm tra và thiết lập để cấu trúc lên biểu thể tích hai nhân tố ở các nước như: Mỹ, Đức, Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan. Mặc dù là biểu thể tích hai nhân tố nhưng yếu tố hình dạng thân cây được xem như là một hằng số hoặc một biến số quy về đường kính và chiều cao thân cây nên độ chính xác và tính rộng rãi trong ứng dụng của biểu thể tích hai nhân tố rất cao.
1.2.1.2. nghi n c u hiệu quả kinh tế
Trên thế giới, các phương pháp và kỹ thuật đánh giá hiệu quả kinh tế ngày càng hoàn thiện và thống nhất. Ở Mỹ, John E. Gunter (1974) đã đưa ra cơ sở khoa học để đánh giá hiệu quả rừng trồng với những nội dung như: lãi suất, cơ sở tính lãi suất, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả rừng trồng, đánh giá cây gỗ và đất rừng. Hans.M.G và Amoldo.H.Gontresal (1979) đã xây dựng và áp dụng một số biện pháp phân tích các dự án đầu tư trồng rừng (Phạm Xuân Hoàn, 2001)[14]. Hiệu quả của phương pháp này là được đánh giá trên hai mặt:
- Phân tích tài chính
- Phân tích kinh tế
Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới (FAO) đã đề xuất bản giáo trình: “Phân tích các dự án lâm nghiệp” do Hans M-Gregesen và Amoldo H. Contresal biên soạn vào năm 1979.
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên c u sinh trưởng và sản lượng
Ở Việt Nam, sinh trưởng và sản lượng rừng đã có nhiều tác giả nghiên cứu.Đồng Sỹ Hiền và một số tác giả thuộc Viện Lâm nghiệp đã lập biểu thể tích cây đứng rừng Việt Nam vào năm 1970. Biểu được lập theo hai nhân tố đường kính và chiều cao (d,h) riêng cho từng loài nhưng chung cho các địa phương. Tác giả đã chọn f01 làm hệ số tính thể tích thân cây.
Nhìn chung, nghiên cứu về sinh trưởng và sản lượng rừng ở nước ta
còn mới mẻ so với các nước có nền lâm nghiệp phát triển. lần đầu tiên, Vũ Đình Phương (1972) đã sử dụng chiều cao bình quân cộng lâm phần theo tuổi làm chỉ tiêu phân chia cấp đất cho rừng Bồ Đề (Styrax tonkinensis) (Phạm Xuân Hoàn, 2001)[14].
Năm 1974, Đồng Sỹ Hiền đã xây dựng biểu thể tích và độ thon cây đứng cho rừng tự nhiên hỗn loài ở Việt Nam.
Các tác giả Phùng Ngọc Lan (1986), Nguyễn Ngọc Lung (1987, 1993), Vũ Tiến Hinh (1993), Vũ Nhâm (1988), Trịnh Đức Huy (1985, 1987, 1988), đã sử dụng tương quan giữa các nhân tố điều tra lâm phần để xác định các quy luật sinh trưởng. Những nghiên cứu trên phục vụ cho việc xác định cường độ tỉa thưa, dự đoán sản lượng gỗ, lập biểu cấp đất, biểu sản phẩm cho một số loài cây trồng như: Pinus masoniana, Manglietia glauca, Acacia auriculiformis, Eucalyptus (Trích theo Phạm Xuân Hoàn, 2001)[14].
Nguyễn Trọng Bình (1996) [1] đã xây dựng một số phương pháp mô phỏng quá trình sinh trưởng trên cơ sở vận dụng lý thuyết quá trình ngẫu nhiên cho ba loài: Pinus merkusii, Pinus masoniana và Manglietia glauca. Tác