Phân Loại Cấp Đất Cho Rừng Trồng Keo Lai Thuộc Đối Tượng Nghiên Cứu


giả đã rút ra kết luận, đối với loài sinh trưởng nhanh như Manglietia glauca có thể dùng hàm Gompertz để mô phỏng quá trình sinh trưởng, còn lại hai loài thông có tốc độ sinh trưởng trung bình như Pinus masoniana và sinh trưởng chậm như Pinus merkusii, dùng hàm Korf thích hợp hơn.

Đồng Sỹ Hiền (1974) [9] đã dùng họ đường cong pearrson biểu thị phân bố số cây theo cỡ kính của rừng tự nhiên. Vũ Nhâm (1988) [24] và Vũ Tiến Hinh (1990) [13] cho thấy, có thể dùng phân bố Weibull với hai tham số để biểu thị cho những lâm phần thuần loài, đều tuổi như Thông đuôi ngựa (Pinus masoniana), Thông nhựa (Pinus merkusii), Mỡ (Manglietia glauca) và Bồ đề (Styrax tonkinensis).

Nguyễn Ngọc Lung (1999) [21] nghiên cứu phân bố số cây theo cỡ kính đã thử nghiệm 3 phân bố: Poison, Charlier, Weibull cho rừng Thông ba lá (Pinus kesiya) và rút ra kết luận: Hàm Charlier kiểu A là phù hợp nhất.

Vũ Nhâm (1988) [24] dùng phương trình h = a + b.logd xác lập quan hệ H-D cho mỗi lâm phần làm cơ sở cho lập biểu thương phẩm gỗ trụ mỏ rừng Thông đuôi ngựa. Vũ Tiến Hinh (2000) [12] dùng phương trình h = a + b.logd xác lập quan hệ các loài Mỡ, Sa mộc, Thông đuôi ngựa.

Nói chung, đối với rừng trồng thuần loài dạng phương trình thường được sử dụng để biểu thị đường cong chiều cao là phương trình Logarit.

Đồng Sỹ Hiền (1974) [9] đã kiểm tra hai dạng phương trình: V = a + b.d2.h và V= K.d2.hađã rút ra kết luận: Có thể lập biểu thể tích cho một số loài

cây rừng tự nhiên theo dạng phương trình V= K.d2.ha. Phương trình này đã được Viện Điều tra Quy hoạch rừng ứng dụng để lập biểu cho một số loại rừng trồng thuần loài như: Đước, Tràm, Bạch đàn

Phạm Ngọc Giao (1976) đã đưa ra phương trình: V = a + b.h + c.d2.h

và được Bộ môn Điều tra Quy hoạch rừng thử nghiệm và giới thiệu để lập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


biểu thể tích cho loài Thông nhựa và Thông đuôi ngựa vùng Đông bắc. Biểu này đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta.

Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình - 3

Về kiểm nghiệm biểu thể tích: các tác giả thường sử dụng phương pháp chặt trắng lâm phần làm tài liệu đối chứng. Cách này có độ chính xác cao tuy nhiên rất tốn kém.

1.2.2.2. Nghiên c u đánh giá hiệu quả kinh tế

Đánh giá hiệu quả kinh tế là một trong những vấn đề quan trọng của hoạt động kinh doanh rừng. Theo Đỗ Hoàng Toàn (1990) hiệu quả kinh tế là “một trường hợp đặc biệt của chỉ tiêu hiệu quả nói chung” ( Trích theo (Phạm Xuân Hoàn, 2001)[14]. Căn cứ vào chi phí đã bỏ ra và kết quả thu được s xác định được hiệu quả kinh tế cơ bản:

a = k/c

Trong đó: a là hiệu quả kinh tế (đã được lượng hóa) k là kết quả đạt được

c là chi phí bỏ ra (đã được lượng hóa)

Ứng dụng và đánh giá hiệu quả kinh tế theo quan điểm “động” có tác giả như Đỗ Doãn Triệu (1995), Nguyễn Trần Quế (1995), Nguyễn Ngọc Mai (1996). Các tác giả này đã nghiên cứu, hoàn thiện phương pháp và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả quản lý của dự án đầu tư trong doanh nghiệp. Trần Hậu Huệ (1996), Bùi Việt Hải (1998) đã áp dụng cân đối giữa chi phí và thu nhập để đánh giá hiệu quả kinh tế cho một chu kì kinh doanh các lâm phần Keo lá tràm ở Đồng Nai và một số tỉnh vùng nguyên liệu giấy ở vùng Đông Nam Bộ.

Tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, năm 1991 bắt đầu đưa vào chương trình giảng dạy các phương pháp, kỹ thuật và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp. Các nội dung đó đã được đề cập trong một số bài giảng và giáo trình như: Phân tích


các dự án lâm nghiệp (1993) [4], Quản lý các dự án đầu tư (1997) [5], Kinh tế lâm nghiệp (2005) [6].

Nhìn chung, việc đánh giá hiệu quả kinh tế tuy đã có những nghiên cứu nhưng còn mới mẻ, nên khả năng phổ cập, vận dụng còn nhiều hạn chế.

1.3. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu‌

1.3.1. Nghiên cứu Keo lai trên thế giới

Loài Keo lai được Messrs Herburn và Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 trong số những cây Keo tai tượng được trồng ở ven đường ở Sook Tepilid thuộc bang Sabah của Malaysia. Sau này, Tham (1976) cũng coi đó là giống lai. Tháng 7 năm 1978, Pedgly đã xác nhận đó là giống Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm sau khi ông nghiên cứu mẫu tiêu bản ở Queenisland được gửi đến từ tháng 1 năm 1977 (Theo Lê Đình Khả, 1999) [16], pino và Nasi (1991), khi đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của Keo lai thấy độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân,... ở cây Keo lai đều tốt hơn hai loài Keo bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp cho trồng rừng thương mại (Theo Đặng Thành Nhân, 2007) [25].

1.3.2. Nghiên cứu Keo lai ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Keo lai được Trung tâm nghiên cứu Giống cây rừng thuộc Viện khoa học và Lâm nghiệp Việt nam phát hiện tại Ba Vì (Hà Nội), Đông Nam Bộ và Tân Tạo (Tp. Hồ Chí Minh) và đã có những nghiên cứu đầu tiên ( Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn Tuấn, Trần Cự, 1993-1995).

Nguyễn Trọng Bình (2004) đã lập biểu quá trình sinh trưởng và sản lượng tạm thời cho rừng Keo lai thuần loài trên phạm vi toàn quốc.

1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng Keo lai

Keo lai là loài có ưu thế rõ rệt về sinh trưởng so với hai loài Keo lá tràm và Keo tai tượng. Kết quả điều tra sinh trưởng tại rừng trồng Keo tai tượng có xuất hiện keo lai tại Ba Vì cho thấy, Keo lai sinh trưởng nhanh hơn


Keo tai tượng 1,5 đén 1,6 lần về chiều cao và 1,6 đến 1,98 lần về đường kính (Theo Lê Đình Khả và cộng sự, 1999) [16].

Tuy nhiên ở một số nơi, Keo lai phát triển rất kém so với Keo tai tượng ( phân cành sớm, chiều cao thấp). Vì vậy, khi trồng rừng, cần thiết phải chọn hững cây Keo lai có xuất xứ rõ ràng, đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn công nhận và cho phép trồng. Hiện nay có một số dòng đã được công nhận như: BV10, BV16, BV29, BV32, BV33, các dòng này có khả năng sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt, phù hợp với nhiều kiểu lập địa.

1.3.4. Giá trị sử dụng Keo lai

Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc (1995, 1999) [16] khi nghiên cứu giá trị sử dụng về tiềm năng bột giấy cây Keo lai cho thấy: Keo lai có tỷ trọng gỗ trung gian giữa hai loài Keo tai tượng và Keo lá tràm; tỷ trọng Keo lai trung bình khoảng 0,455g/cm3 ở tuổi 4. Trong khi đó Keo tai tượng là 0,414g/cm3. Giấy được sản xuất từ các dòng Keo lai có độ dài và độ chịu kéo cao hơn so với hai loài keo bố mẹ.

Nghiên cứu về tính chất vật lý và cơ học của mẫu Keo lai 5 tuổi được lấy tại Ba Vì cho thấy: Keo lai có độ co rút, độ hút ẩm, sức chống uốn tĩnh, chống va đập, ... ở mức trung gian giữa hai loài bố mẹ ( Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hưng, 1995) [16] (Phùng Nhuệ Giang 2003) [8].

Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc (1995-1999) [16] nghiên cứu nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo lai cho thấy: Keo lá tràm và Keo tai tượng là những loài có nốt sần chứa vi khuẩn cố định ni tơ tự do. Nốt sần của Keo lá tràm chứa các vi khuẩn ni tơ tự do rất đa dạng. Nốt sần của Keo tai tượng chưa các loài vi khuẩn ni tơ tự do có tính chất chuyên hóa. Sau khi được cho nhiễm khuẩn ở vườn ươm một năm, những công thức được nhiễm khuẩn của Keo tai tượng có tăng trưởng nhanh hơn so với Keo lá tràm. Tăng trưởng của Keo lai được nhiễm khuẩn có tính chất trung gian giữa hai loài bố mẹ (Lê Đình Khả, 1999) [16].


Chương 2‌

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu‌

- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng cơ sở khoa học cho xác định hiệu quả kinh tế và phát triển rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý.

- Mục tiêu cụ thể: Xác định năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu‌

Rừng trồng Keo laitừ 3 đến 7 tuổi tại Lâm trường Tu Lý.

2.3. Nội dung nghiên cứu‌

2.3.1. Phân loại cấp đất cho rừng trồng Keo lai thuộc đối tượng nghiên cứu

2.3.2. Xác định một số đặc điểm cấu trúc rừng trồng Keo Laithuộc đối tượng nghiên cứu theo cấp tuổi và cấp đất

- Phân bố số cây theo đường kính (N/D)

- Phân bố số cây theo chiều cao (N/H)

- Tương quan giữa đường kính và chiều cao (H-D)

2.3.3. Xác định một số chỉ tiêu năng suất của rừng trồng Keo lai theo tuổi và cấp đất

2.3.4. Xác định hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai theo tuổi và cấp đất

2 3 4 1 Các biện pháp kỹ thuật trồng r ng

2 3 4 2 Xác định chi phí đầu tư cho 01 ha r ng trồng Keo lai 2 3 4 3 Xác định thu nhập cho 01 ha r ng trồng Keo lai‌

2 3 4 4 Xác định hiệu quả kinh tế cho 01 ha r ng trồng Keo lai

- Xác định hiệu quả theo phương pháp tĩnh

- Xác định hiệu quả theo phương pháp động

- Lựa chọn được phương pháp đánh giá hiệu quả thích hợp


2.3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng suất rừng trồng Keo lai tại Lâm trường Tu Lý

2.4. Phương pháp nghiên cứu‌

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

2 4 1 1 Phương pháp chọn mẫu

Số liệu được thu thập trên các ô tiêu chuẩn điển hình được lập ở những nơi đại diện cho sinh trưởng của rừng trồng. Với mỗi cấp đất, mỗi tuổi lập 3 ô tiêu chuẩn ( từ 3 -7 tuổi).

2 4 1 2 Diện tích và số lượng ô ti u chuẩn

Đơn vị điều tra là các ô tiêu chuẩn đại diện cho điều kiện lập địa và tuổi (cấp đất và tuổi)

Diện tích ô tiêu chuẩn là 500 m2 (20mx25m). Tổng số ô tiêu chuẩn là

45 ô

2 4 1 3 Thu thập số liệu tr n ô ti u chuẩn

Đo đếm toàn bộ số cây trông ô tiêu chuẩn

- Đường kính D1.3 đo bằng thước dây có độ chính xác đến 0,1 cm

- Chiều cao vút ngọn đo bằng thước Blumeleiss có độ chính xác đến 1 dm

- Xác định trữ lượng bằng biểu thể tích hai nhân tố bằng Biểu thể tích thân cây cả vỏ theo đường kính và chiều cao Keo lai của Ban quản lý các dự án lâm nghiệp/Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3), (2013), Xây dựng biểu điều tra và kinh doanh rừng trồng 3 loài cây: Keo tai tượng (Acacia Mangium), Keo lai (Acacia Hybrid), Bạch đàn Urophylla (Euclayptus Urophylla) vùng dự án lâm nghiệp (6 huyện tỉnh Nghệ An và 6 huyện tỉnh Thanh Hóa).

- Xác định tuổi lâm phần thông qua lý lịch rừng trồng tại Lâm trường

- Phân loại cấp đất: Đề tài không đi sâu vào lập biểu phân chia cấp đất mà kế thừa, sử dụng biểu cấp đất của loài cây Keo lai của Ban quản lý các dự


án lâm nghiệp/Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3), (2013), Xây dựng biểu điều tra và kinh doanh rừng trồng 3 loài cây: Keo tai tượng (Acacia Mangium), Keo lai (Acacia Hybrid), Bạch đàn Urophylla (Euclayptus Urophylla) vùng dự án lâm nghiệp (6 huyện tỉnh Nghệ An và 6 huyện tỉnh Thanh Hóa). Sử dụng chiều cao ưu thế để xác định cấp đất cho các ô tiêu chuẩn.

2 4 1 4 Kế th a các số liệu li n quan

- Kế thừa các số liệu nghiên cứu về Keo lai liên quan đến đề tài.

- Kế thừa mức định khoán trồng, chăm sóc, thuế và giá cả thị trường tại địa phương.

2.4.2. Phương pháp tính chi phí, thu nhập cho 01 ha rừng trồng

Thu thập số liệu về chi phí và thu nhập cho 01 ha rừng trồng.

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Quá trình xử lý số liệu được ứng dụng các phương pháp thống kê trong lâm nghiệp, ứng dụng xử lý thống kê bằng phần mềm Excel để định lượng và kiểm tra các ô tính toán. Từ các ô tiêu chuẩn tính toán các đặc trưng mẫu như: trung bình ( X), sai tiêu chuẩn (S), hệ số biến động (S%), Sai số (Δ%),

- Chỉnh lý phân bố số cây theo đường kính (N/D) cho từng ô tiêu chuẩn với cỡ kính 2 cm

- Xác định đường cong chiều cao bằng phương trình tương quan H = a + b.log(D)

- Xác định đường kính bình quân theo tiết diện từ phân bố đường kính thực nghiệm theo công thức:

Trong đó dg là đường kính bình quân theo tiết diện di trị số giữa cỡ kính 1

Trong đó:

dg: là đường kính bình quân theo tiết diện


di: trị số giữa cỡ kính i ni: số cây của cỡ kính i

N: Tổng số cây của ô tiêu chuẩn

- Xác định chiều cao bình quân theo tiết diện thông qua phương trình H

= a + b.Log(Dg)

- Xác định trữ lượng ô tiêu chuẩn:

Chỉnh lý số cây theo cỡ đường kính 2cm, xác định chiều cao bình quân của từng cỡ kính qua tương quan H/D1.3 theo phhương trình h = a+ b.Log(D1.3)

- Tính trữ lượng trên ô tiêu chuẩn:


Tính trữ lượng trên 01 ha M ha 20 M ô Biểu thể tích được dùng là biểu 2

- Tính trữ lượng trên 01 ha: M/ha = 20.Mô

Biểu thể tích được dùng là biểu thể thích hai nhân tố của Ban quản lý các dự án lâm nghiệp/Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3), (2013), Xây dựng biểu điều tra và kinh doanh rừng trồng 3 loài cây: Keo tai tượng (Acacia Mangium), Keo lai (Acacia Hybrid), Bạch đàn Urophylla (Euclayptus Urophylla) vùng dự án lâm nghiệp (6 huyện tỉnh Nghệ An và 6 huyện tỉnh Thanh Hóa).

- Xác định một số đặc trưng cho phân bố thực nghiệm

2.4.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

2 4 4 1 Thị trường lâm sản

* Đặc điểm chung thị trường lâm sản:

- Thị trường lâm sản là thị trường đa cấp: Đặc điểm này là do đặc điểm sản xuất và tiêu thụ lâm sản quyết định. Mỗi loại lâm sản đáp ứng đòi hỏi của thị trường về tất cả các mặt: thời gian, không gian và chất lượng, do vậy các chủ thể kinh tế tham gia kênh tiêu thụ cần bỏ ra những chi phí nhất định. Những chi phí này được phản ánh vào giá cả, thể hiện: trong thị trường tiêu thụ công nghiệp, các nhà máy mua nửa thành phẩm của ngành chế biến lâm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022