Hiệu Chỉnh Mô Hình Nghiên Cứu Áp Dụng Cho Nghiên Cứu Chính Thức:


Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng bằng phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để hình thành nên mô hình nghiên cứu chính thức. Cuộc thảo luận nhóm được thực hiện với một nhóm khoảng 10 người là những người đang công tác trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra vào tháng 6/2013. Qua cuộc thảo luận nhóm tác giả đã nhận được các ý kiến đóng góp sau (dàn bài thảo luận nhóm xem tại phụ lục 2):

Trong 5 nhân tố của mô hình lý thuyết gồm: nhãn hiệu, sản phẩm, dịch vụ, vốn trí tuệ, chi phí và hạ tầng cơ sở thì 85% đại diện tham gia phỏng vấn đồng tình nên hiệu chỉnh các nhân tố cho dễ hiểu hơn như sau: nên thay đổi nhãn hiệu thành thương hiệu, yếu tố dịch vụ nên cụ thể hóa là chất lượng dịch vụ, yếu tố vốn trí tuệ được hiểu là nguồn nhân lực, yếu tố chi phí và hạ tầng có thể được hiểu là năng lực quản trị.

Đồng thời 100% đồng tình là nói đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng không thể không kể đến 3 nhân tố là năng lực tài chính, năng lực marketing và năng lực công nghệ.

2.4.1.2. Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu áp dụng cho nghiên cứu chính thức:

Từ kết quả của nghiên cứu sơ bộ, mô hình nghiên cứu được đề xuất cho nghiên cứu chính thức sẽ gồm 8 nhân tố: năng lực tài chính, sản phẩm, chất lượng dịch vụ, thương hiệu, nguồn nhân lực, năng lực quản trị, năng lực công nghệ và năng lực marketing.


H3- Chất lượng dịch vụ


H4- Thương hiệu

Năng lực cạnh tranh

của ngân hàng

H1- Năng lực tài chính

H2- Sản phẩm

H5- Nguồn nhân lực

H6- Năng lực quản trị

H7- Năng lực công nghệ

H8- Năng lực marketing


Hình 2.17: Mô hình nghiên cứu chính thức


2.4.2. Nghiên cứu định lượng

Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm định lại mô hình nghiên cứu đề xuất trên, và đo lường các nhân tố trong mô hình nghiên cứu.

2.4.2.1. Thang đo và mẫu nghiên cứu

Thang đo

Thang đo biến biến độc lập

Thang đo Likert gồm 5 mức độ với quy ước (1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Trung lập; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý). Trên cơ sở kế thừa các nhân tố của mô hình lý thuyết, sau đó qua nghiên cứu sơ bộ tác giả đã hiệu chỉnh lại thang đo với 30 biến để đo lường 8 nhóm biến phụ thuộc cụ thể như sau:

Ký hiệu biến

Câu hỏi

Năng lực tài chính

NLTC1

Vietcombank có vốn điều lệ lớn

NLTC2

Vietcombank có khả năng huy động vốn tốt

NLTC3

Vietcombank có lợi nhuận cao

Sản phẩm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - 8


SP1

Vietcombank có sản phẩm đa dạng phong phú

SP2

Sản phẩm của Vietcombank có nhiều tiện ích

SP3

Gía cả sản phẩm Vietcombank cạnh tranh

SP4

Vietcombank có nhiều sản phẩm mới

Chất lượng dịch vụ

CLDV1

Thời gian thực hiện giao dịch nhanh

CLDV2

Thủ tục tại Vietcombank đơn giản

CLDV3

Thái độ phục vụ của nhân viên Vietcombank thân thiện, nhiệt tình

CLDV4

Vietcombank có các tiện nghi giải trí cho khách hàng trong lúc chờ

đợi

CLDV5

Chất lượng dịch vụ của Vietcombank tốt

Thương hiệu

TH1

Thương hiệu Vietcombank được nhiều người biết đến

TH2

Vietcombank được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao

TH3

Vietcombank được sự tín nhiệm của khách hàng

TH4

Vietcombank là ngân hàng có uy tín cao, đáng tin cậy

TH5

Vietcombank có các hoạt động vì cộng đồng

Nguồn nhân lực

NL1

Đội ngũ nhân viên Vietcombank có tác phong chuyên nghiệp

NL2

Nhân viên Vietcombank có nghiệp vụ và chuyên môn tốt

NL3

Vietcombank có chính sách thu hút nhân tài

Năng lực quản trị

QT1

Vietcombank tổ chức bộ máy hợp lý

QT2

Vietcombank có chính sách quản trị rủi ro tốt

QT3

Vietcombank có chính sách tín dụng tốt

Năng lực công nghệ

CN1

Vietcombank ứng dụng công nghệ mới

CN2

Sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank có độ bảo mật cao


CN3

Vietcombank có đầu tư nghiên cứu phát triển

Năng lực marketing

MA1

Vietcombank có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn

MA2

Vietcombank hiểu rõ nhu cầu khách hàng

MA3

Vietcombank chăm sóc khách hàng tốt

MA4

Vietcombank có nhiều chương trình quảng cáo trên các phương tiện

thông tin đại chúng


Thang đo biến biến phụ thuộc

Năng lực cạnh tranh được đo lường bằng các chỉ tiêu tăng trưởng (doanh thu, lợi nhuận) thể hiện hiệu quả hoạt động của một tổ chức tín dụng. Thang đo năng lực cạnh tranh gồm 3 biến như sau:

Ký hiệu biến

Câu hỏi

Năng lực cạnh tranh

NLCT1

Vietcombank có tốc độ tăng doanh số cao

NLCT2

Vietcombank có tốc độ tăng lợi nhuận cao

NLCT3

Vietcombank có tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao


Mẫu nghiên cứu

Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu phi xác suất. Kích thước mẫu theo tiêu chuẩn là 5:1 (tức là 5 mẫu cho 1 biến quan sát). Theo đó, nghiên cứu này có 33 biến đo lường, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 33x5=165. Để đạt tối thiểu 165 mẫu nghiên cứu, tác giả đã gởi 350 bảng câu hỏi đến các đáp viên, tác giả nhận về 330 bảng trả lời, sau khi thu thập và kiểm tra có 38 bảng câu hỏi không hợp lệ vì có nhiều câu hỏi bị bỏ trống, cuối cùng có 292 bảng câu hỏi hoàn tất, hợp lệ và được sử dụng để phân tích.

Thông tin về mẫu nghiên cứu: Về giới tính, có 167 nguời là nữ (chiếm 57,2% trong tổng mẫu) và có 125 nguời là nam (chiếm 42,8% trong tổng mẫu); Về học vấn, có 27 nguời có trình độ trên đại học (chiếm 9,3%), 233 nguời có trình độ


đại học (chiếm 79,8%), 32 nguời có trình độ duới đại học (chiếm 10,9%); Về nhóm tuổi, có 235 nguời trong nhóm tuổi từ 18-30 (chiếm 80,5%); nhóm tuổi từ 31-45 có 45 người chiếm 15,4%; và có 12 người trên 45 tuổi chiếm 4,1%.

2.4.2.2 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Ðây là buớc đầu tiên để xác định giá trị tin cậy của các thành phần trong thang đo nhằm loại các biến không phù hợp. Theo quy ước thì một tập hợp cá mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số α lớn hơn hoặc bằng 0,8. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả sử dụng tiêu chuẩn để đánh giá thang đo4 là:

(1) 0,6 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,95.

(2) Tương quan biến và tổng (Corrected item – Total correlation) > 0,3

Đánh giá thang đo các biến độc lập:

Cronbach’s Alpha biến năng lực tài chính

Bảng 2.6: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến năng lực tài chính


Năng lực tài chính (NLTC), alpha = 0,896

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

NLTC1

6,5034

1,454

0,869

0,791

NLTC2

6,4829

1,330

0,834

0,817

NLTC3

6,5274

1,583

0,693

0,935

Từ kết quả kiểm định trên ta thấy, nhân tố năng lực tài chính gồm 3 biến quan sát (NLTC1, NLTC2, NLTC3) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,896 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng > 0,3; trong đó lớn nhất là 0,869 (biến NLTC1) và nhỏ nhất là 0,693 (biến NLTC3). Do đó thang đo nhân tố năng lực tài chính đạt yêu cầu và các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở bước kế tiếp.



4 Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, XNB Hồng Đức, năm 2008, trang 14


Cronbach’s Alpha biến sản phẩm

Bảng 2.7: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến sản phẩm


Sản phẩm (SP), alpha = 0,839

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

SP1

9,3767

3,789

0,721

0,780

SP2

9,3493

3,658

0,768

0,760

SP3

9,2911

3,479

0,570

0,856

SP4

9,4726

3,632

0,677

0,794


Từ kết quả kiểm định trên ta thấy, nhân tố sản phẩm gồm 4 biến quan sát (SP1, SP2, SP3, SP4) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,839 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng > 0,3; trong đó lớn nhất là 0,768 (biến SP2) và nhỏ nhất là 0,570 (biến SP3). Do đó thang đo nhân tố sản phẩm đạt yêu cầu và các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở bước kế tiếp.

Cronbach’s Alpha biến chất lượng dịch vụ

Bảng 2.8: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến chất lượng dịch vụ


Chất lượng dịch vụ (CLDV), alpha = 0,859

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

CLDV1

13,3116

5,232

0,722

0,820

CLDV2

13,2295

5,401

0,778

0,813

CLDV3

13,1815

5,249

0,617

0,845

CLDV4

13,2568

5,161

0,632

0,842

CLDV5

13,3219

4,631

0,689

0,831


Từ kết quả kiểm định trên ta thấy, nhân tố chất lượng dịch vụ gồm 5 biến quan sát (CLDV1, CLDV2, CLDV3, CLDV4, CLDV5) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,859> 0,6 và hệ số tương quan biến tổng > 0,3; trong đó lớn nhất là 0,778 (biến CLDV2) và nhỏ nhất là 0,617(biến CLDV3). Do đó thang đo nhân chất lượng dịch vụ đạt yêu cầu và các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở bước kế tiếp.

Cronbach’s Alpha biến thương hiệu

Bảng 2.9: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến thương hiệu


Thương hiệu (TH), alpha = 0,850

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

TH1

12,9418

3,643

0,734

0,802

TH2

12,9932

3,581

0,740

0,799

TH3

12,9007

3,712

0,664

0,819

TH4

12,9486

3,726

0,581

0,842

TH5

12,9144

3,639

0,603

0,836


Từ kết quả kiểm định trên ta thấy, nhân tố thương hiệu gồm 5 biến quan sát (TH1, TH2, TH3, TH4, TH5) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,850 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng >0,3; trong đó lớn nhất là 0,740 (biến TH2) và nhỏ nhất là 0,581(biến TH4). Do đó thang đo nhân tố thương hiệu đạt yêu cầu và các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở bước kế tiếp.


Cronbach’s Alpha biến nguồn nhân lực

Bảng 2.10: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến nguồn nhân lực


Nguồn nhân lực (NL), alpha = 0,784

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

NL1

6,6610

1,503

0,804

0,532

NL2

6,6575

1,546

0,541

0,805

NL3

6,6952

1,601

0,558

0,779


Từ kết quả kiểm định trên ta thấy, nhân tố nguồn nhân lực gồm 3 biến quan sát (NL1, NL2, NL3) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,784> 0,6 và hệ số tương quan biến tổng >0,3; trong đó lớn nhất là 0,804 (biến NL1) và nhỏ nhất là 0,541(biến NL2). Do đó thang đo nhân tố nguồn nhân lực đạt yêu cầu và các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở bước kế tiếp.

Cronbach’s Alpha biến năng lực quản trị

Bảng 2.11: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến năng lực quản trị


Năng lực quản trị (QT), alpha = 0,859

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

QT1

6,2945

2,147

0,749

0,788

QT2

6,3904

2,397

0,755

0,791

QT3

6,4589

2,105

0,709

0,831


Từ kết quả kiểm định trên ta thấy, nhân tố năng lực quản trị gồm 3 biến quan sát (QT1, QT2, QT3) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,859 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng >0,3; trong đó lớn nhất là 0,755 (biến QT2) và nhỏ nhất là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022