Giải Pháp Dựa Trên Nhóm Yếu Tố Đồng Phục Nhân Viên


để quảng bá hình ảnh thương hiệu cũng như để nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu. Đồng thời, việc tham gia các hoạt động xã hội, tài trợ các chương trình, cuộc thi của sinh viên tại các trường Đại học, Cao Đẳng cũng là cách để nhiều người biết đến thương hiệu hơn. Đồng thời tổ chức các chương trình khuyến mãi theo từng đợt, kết hợp với các gói quà tặng phù hợp khi đăng ký tham gia học tập, theo đuổi con đường trở thành lập trình viên chuyên nghiệp, ...Tuy nhiên, không quá phụ thuộc nhiều vào các chương trình khuyến mãi để khách hàng đánh giá không tốt, chỉ sử dụng khuyến mãi để kích thích nhu cầu của khách hàng.

3.2.5. Giải pháp dựa trên nhóm yếu tố đồng phục nhân viên


Đồng phục thể hiện sự đồng bộ và nét đặc trưng riêng của mỗi công ty, đồng phục thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách làm viêc, thu hút được mọi ánh nhìn của khách hàng và tăng sự hài lòng trong lòng khách hàng, đồng phục nhân viên sẽ có màu sắc gắn liền với màu sắc chủ đạo của công ty. Qua phân tích giá trị trung bình của đồng phục ở mức đánh giá thấp. Để nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu qua yếu tố đồng phục công ty cần:

Thống nhất trang phục trong giờ làm việc từ trên xuống dưới để tạo ra nét đặc rưng riêng để khi nhìn đồng phục của nhân viên khách hàng có thể biết đến thương hiệu.

Cung cấp đầy đủ trang phục theo thời tiết để nhân viên có thể mặc trong suốt tuần làm việc để tạo sự đồng nhất toàn bộ.

Không chỉ nên có áo đồng phục mà cũng cần có quần đồng phục, để tạo ra một bộ trang phục hoàn hảo đồng nhất, tăng khả năng chuyên nghiệp hơn cho Công ty.


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

1. Kết luận


Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu CodeGym trên địa bàn thành phố Huế - 13

Công ty CP CODEGYM VIỆT NAM đã không ngừng nghỉ phát triển và xây dựng nhiều chi nhánh trên khắp Việt Nam với mong muốn trở thành hệ thống đào tạo lập trình hiện đại hàng đầu khu vực, là nơi chủ lực cung cấp nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp, lập trình viên về web góp phần nâng tầm phát triển ngành phần mềm Việt Nam, tiến kịp tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh xây dựng thương hiệu trong mắt khách hàng. Trong quá trình thực tập tại công ty CP CodeGym – CN Huế, tôi đã phần nào hiểu rò hơn về tình hình kinh doanh của một đơn vị đào tạo cũng như quá trình nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng tại đây, từ đó đánh giá được những vẫn đề tích cực và những vấn đề còn hạn chế để hoàn thiện tốt bài khóa luận của mình.

Với đề tài “Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu CodeGym trên địa bàn thành phố Huế”, sau quá trình nghiên cứu thì đã giải quyết gần như trọn vẹn các mục tiêu nghiên cứu đã được đặt ra lúc đầu tiến hành nghiên cứu và từ những kết kết quả đã đạt được, đưa ra các định hướng và giải pháp nằm nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu CodeGym – Hệ thống đào tạo lập trình hiện đại của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế.

Là một thương hiệu mới, tổng mức độ nhận biết trên mức trung bình và yếu tố nhận biết không cần trợ giúp thấp, yếu tố nhận biết có trợ giúp cao.

Mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố “Tên thương hiệu”, “Hình ảnh Logo”, “Câu khẩu hiệu Slogan”, “Quảng bá thương hiệu” và “Đồng phục nhân viên” thông qua các công cụ kiểm định độ tin cậy các thang đo không có nhân tố nào bị loại bỏ, cả 5 biến để có ảnh hưởng đến mức độ nhận biết thương hiệu.


Qua kết quả nghiên cứu giải thích được những yếu tố tác động đến mức độ nhận biết thương hiệu CodeGym của khách hàng tại địa bàn thành phố Huế. Việc phân tích giúp công ty điều chỉnh hợp lý trong vấn đề nhận biết thương hiện, tập trung phát huy những điểm mạnh (TH1- Tên thương hiệu dễ đọc, dễ nhớ; SLG3 - Câu khẩu hiệu có tính thu hút), cải thiện những yếu tố mà khách hàng đánh giá không cao (QB3 - Nhiều chương trình, câu lạc bộ học tập miễn phí, khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn; DPNV4 - Áo đồng phục thể hiện nét đặc trưng riêng của công ty) từ đó nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu.

Trong quá trình nghiên cứu do lượng kiến thức còn hạn hẹp cũng như thời gian còn hạn chế không cho phép tác giả đi sâu vào lĩnh vực, nên bài khóa luận này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài khóa luận của tác giả thêm hoàn chỉnh.

Tôi xin chúc cho đơn vị luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng của mình, hoàn thành tốt các kế hoạch đề ra, là điểm đến đáng tin cậy và được khách hàng ưu tiên chọn lựa.

2. Kiến nghị


Đối với cơ quan nhà nước:

Hổ trợ tạo điều để công ty được tham gia nhiều hơn vào các chương trình về học hỏi và xây dựng, bảo vệ thương hiệu

Tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất có thể để khuyến khích các tổ chức kinh doanh xây dựng thương hiệu bền vững

Tư vấn cho các tổ chức kinh doanh xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương

hiệu


Xây dựng hệ thống luật thương mại, bảo veẹ thương hiệu làm cơ sở cho

các doanh nghiệp hoạt động, là văn bản pháp lý cho các cuộc tranh kiện thương

hiệu


Đối với công ty, cụ thể là CodeGym:

Cần phát triển đa dạng hơn các phương tiện truyền thông cũng như chiến lược truyền thông

Tăng cường quảng bá thương hiệu qua nhiều hình thức

Đầu tư nhiều hơn và marketing, quảng bá thương hiệu tạo vị thế của mình trên thị trường

Tăng cường mức độ nhận biết thương, mức độ hài lòng của khách hàng, …từ đó cải thiện quan hệ của khách hàng với doanh nghiệp

Tăng cường những mặt mạnh và hạn chế điểm yếu trong Marketing trực tuyến

3. Hạn chế đề tài


Do những sự thiếu hụt về nguồn lực cũng như kinh nghiệm, khả năng nghiên cứu của bản thân tác giả và sự hạn chế trong việc cung cấp các số liệu, thông tin bí mật của doanh nghiệp, đề tài còn gặp phải một số hạn chế sau:

Hạn chế đầu tiên của đề tài là phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu nhỏ hẹp hầu hết các đối tượng ở Thành phố Huế qua hình thức là phỏng vấn trực tiếp, online bằng bảng hỏi nên có thể chưa đại diện hết cho tổng các khách hàng. Từ đó làm cho kết quả nghiên cứu của đề tài không có tính đại diện cao như mong muốn.

Thứ hai, do nguồn lực và thời gian có hạn nên tác giả vẫn khó khăn trong việc triển khai nghiên cứu, số mẫu điều tra còn chưa cao. Do đó chưa phản ánh đầy đủ và chính xác các ý kiến chung của tất cả các khách hàng của Công ty.

Bên cạnh đó, do kinh nghiệm và khả năng nghiên cứu của bản thân vẫn còn hạn chế nên tồn tại một số thiếu sót trong đề tài là điều không thể tránh khỏi.

Các giải pháp được đề ra thiên về tính chủ quan của tác giả nên chỉ có thể áp dụng ở phạm vi nhất định.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt


1. Lê Anh Cường và cộng sự (2003). Tạo dựng và quản trị thương hiệu Danh tiếng - Lợi nhuận. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động - xã hội.

2. Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung (2003). Thương hiệu với nhà quản lý. Hà Nội: NXB chính trị quốc gia.

3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1 và 2. Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Hồng Đức.

4. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang. 2002. Nghiên cứu các thành phần giá trị của thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam, B2002-22-33. Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Trương Đình Chiến. 2005. Quản trị thương hiệu hàng hóa lý thuyết và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

6. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Tài chính, Tái bản lần 2.

7. Phan Thị Diệu (2017). Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu Huetronic trên địa bàn thành phố Huế. Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Huế.

8. Huỳnh Thị Thanh Tâm (2019). Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu đồng phục BiCi. Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học kinh tế Huế.

9. Lê Thị Thu Hồng (2020). Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu xe máy điên VinFast Klara trên địa bàn thành phố Huế. Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học kinh tế Huế.


10. Nguyễn Thị Khanh Vân (2020). Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu nước khoáng ALBA tại thị trường Huế. Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học kinh tế Huế.

Danh mục tài liệu tiếng Anh


1. Amber, T. & Styles, C. 1996. Brand Development versus New Product Development: Towards a process Model of Extension, Marketing intelligence & Planning. Emerald Group Publishing, Ltd.

2. Philip Kotler và Gary Armstrong (2012). Nguyên lý tiếp thị. NXB Lao

động – Xã hội. Tái bản lần thứ 14.

3. David A. Aaker (1991). Managing Brand Equity. San Francisco: Free Press

4. Hankinson & Cowing (1996). The Reality of Global Brands, London: McGrawHill

5. Ling, K.X. & Sam, M.F.M. & Ismail, A.F.. (2018). Factors affecting brand awareness in central region of Malaysia: A study on FPTT. International Journal of Engineering and Technology(UAE).

6. Aamir Saifullah, Muhammad Awais, Bushra Akhtar. (7/2014). The impact of these factors brand and marketing activities to brand awareness of the customer's brand.

7. Bilgin, Yusuf. (2018). The effect of social media marketing activities on brand awareness, brand image and brand loyalty. Business & Management Studies: An International Journal. 6. 10.15295/bmij.v6i1.229.

8. Keller, K.L (1998). Strategic Brand Management: Building, Measuring, and Managing Brand Equity. Prentice Hall, Upper Saddle River.

Danh sách trang Website


1. Tham khảo trang web của CodeGym: https://codegym.vn/

2. Tham khảo trang web của CodeGym Huế: https://hue.codegym.vn/


3. Tham khảo trang web của ApTech: https://aptechvietnam.com.vn/

4. Tham khảo báo cáo của trang TopDev: https://topdev.vn/page/bao-cao-it-viet-nam

5. Truy cập lý thuyết về cấu thành thương hiệu: http://www.branddance.vn/wordpress/cac-yeu-cau-thanh-thuong-hieu/

6. Truy cập BrandsVietNam: https://www.brandsvietnam.com/17470-The-Professionals-3-Xay-dung-thuong-%20hieu-la-gi


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI ĐIỂU TRA

PHIẾU KHẢO SÁT

Mã số phiếu: ….


Kính chào Anh/Chị!


Tôi là Nguyễn Thị Bình, sinh viên ngành Marketing trường Đại học kinh tế

- Đại học Huế. Hiện nay, tôi đang thực hiện khóa luận tốt nghiếp với đề tài “Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu CodeGym trên địa bàn thành phố Huế”. Rất mong quý Anh/Chị dành chút thời gian giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát này. Những ý kiến đóng góp của Anh/Chị sẽ là thông tin quý báu để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài. Tôi cam kết giữ bí mật mọi thông tin mà Anh/Chị cung cấp và chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu. Rất mong sự hợp tác từ phía Anh/Chị!

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Phần I: THÔNG TIN CHUNG

(Đánh dấu X đáp án được lựa chọn)

Câu 1: Xin hãy cho biết, Anh/Chị có biết đến đơn vị đào tạo lập trình nào không?

 Có

 Không


(Nếu câu trả lời là “Không" thì xin dừng khảo sát tại đây, xin cảm ơn!)


Câu 2: Những đơn vị đào tạo lập trình nào mà Anh/Chị biết đến trên thị trường thành phố Huế hiện nay? (Có thể chọn nhiều đáp án)

 Trung tâm đào tạo Lập trình viên Quốc tế Hue – APTECH

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022