Mỏ Cọc Sáu | ||||
1 | Khu Bắc Tả Ngạn + Khu Bắc Phay | Cẩm Phả | 125,466 | |
2 | Khu Thắng Lợi | Cẩm Phả | 587,07 | Bắt đầu năm 2008 |
3 | Khu Nam Quảng Lợi | Cẩm Phả | 76,308 | |
4 | Khu Thắng Lợi | Cẩm Phả | ||
III | Mỏ Núi Béo | |||
1 | Chính Bắc | Hạ Long | 100 - 200 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Môi Trường Do Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Trong Ngành Than
- Phương Pháp Đánh Giá Nhanh Có Sự Tham Gia Của Người Dân
- Đánh Giá Hiện Trạng Các Nguồn Gây Ô Nhiễm Không Khí Của Ngành Than
- Biểu Đồ Diễn Biến Cặn Lơ Lửng Sông Hồ Khu Vực Cụm Mỏ Than Hòn Gai Năm 2005 2009
- Nước Thải Sinh Hoạt Của Công Nhân Lao Động Trong Các Công Ty Than Ở Khu Vực Nghiên Cứu
- Dự Báo Nguồn Thải Gây Ô Nhiễm Môi Trường Của Sản Xuất Than Đến Năm 2015
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
(Nguồn: Điều tra, tổng hợp của học viên Vũ Xuân Lịch)
Mỏ Cao Sơn: Đất đá thải của mỏ Cao Sơn được đổ vào các bãi thải sau: Bãi thải Khe Chàm III.
Bãi thải trong Cụm vỉa 14 Khe Chàm. Bãi thải ngoài Đông Cao Sơn.
Bãi thải Bắc Bàng Nâu.
Bãi thải tạm khu Đông Cao Sơn
Bãi thải Khe Chàm III: Tổng khối lượng đất đá mỏ Cao Sơn đổ thải vào bãi thải này là 9,0 triệu m3.
Bãi thải Đông Cao Sơn: Theo quy hoạch khối lượng đất đá Cao Sơn có thể đổ vào bãi thải Đông Cao Sơn là 62 triệu m3.
Bãi thải Bắc Bàng Nâu: Đây là khu vực đổ thải chung của mỏ Khe Chàm II (lộ thiên) và mỏ Cao Sơn, khối lượng đổ thải của mỏ Cao Sơn là 673,5 triệu m3, bắt đầu đổ với khối lượng lớn từ 2013.
Bãi thải tạm khu Đông Cao Sơn: Dung tích chứa 12,5 triệu m3, khu vực này sẽ kết thúc đổ thải vào năm 2013.
Bãi thải trong khu cụm vỉa 14 Khe Chàm: Khu vực này sẽ đổ thải tạo nền tuyến băng tải đá ra bãi thải Bắc Bàng Nâu. Khối lượng đổ thải là 6,0 triệu m3, đổ thải từ năm 2011, kết thúc đổ thải vào năm 2012.
Trong thời gian tới các bãi thải chính của mỏ than Cao Sơn bao gồm bãi thải ngoài Đông Cao Sơn và bãi thải Bắc Bàng Nâu.
Bãi thải Đông Cao Sơn: Trong giai đoạn 2010÷2012 mỏ đổ thải chính tại bãi thải Đông Cao Sơn, trong gia7i đoạn này toàn bộ đất đá của mỏ sẽ được vận tải ra bãi thải này bằng ôtô, đất đá tại bãi thải này được đổ thải theo hình thức đổ bãi thải thấp.
Bãi thải Bắc Bàng Nâu: Khu vực bãi thải Bàng Nâu bao gồm khu moong mỏ Bàng Nâu (Tổng công ty Đông Bắc) và khu Bắc Bàng Nâu. Hiện nay mỏ Bàng Nâu đã kết thúc khai thác và đã được quy hoạch cho mỏ Đông Đá Mài (Tổng công ty Đông Bắc), mỏ Khe Chàm II (lộ thiên) đổ thải từ năm 2010÷2015 và một phần được dành cho mỏ Cao Sơn đổ thải tạo mặt bằng tuyến băng tải.
Bãi thải được đổ theo hình thức bãi thải cao từ mức cao nhất là mức +300 m đổ xuống với tổng dung tích đổ thải là 673,5 triệu m3. Bãi thải này bắt đầu được đổ thải từ năm 2013. Từ năm 2011 mỏ Cao Sơn bắt đầu tiến hành sử dụng ôtô đổ thải từ mức +180 đến +300 của bãi thải trong Bàng Nâu.
Sau khi kết thúc đổ thải sẽ dùng máy xúc (gạt) cải tạo sườn bãi thải thành các tầng thấp có chiều cao tầng 30 m. Riêng tầng dưới cùng được thiết kế có bề rộng là 50m và tại mép có thiết kế đê dọc tuyến có chiều cao 5m và rộng mặt đê là 5m.
Mỏ Cọc Sáu: Trên cơ sở lịch trình khai thác của mỏ Cọc Sáu, khả năng đổ thải tại các bãi thải và phù hợp với quy hoạch đổ thải cụm mỏ lộ thiên Cọc Sáu - Đèo Nai - Cao Sơn nhằm mang lại hiệu quả cho cả cụm mỏ, trình tự đổ thải như sau:
Khối lượng đất đá thải: 802.438.000 m3 (trong đó: Khu Đông Nam:
13.595.000 m3; Khu Thắng Lợi: 587.070.000 m3; Khu Nam Quảng Lợi: 76.308.000 m3; Khu Bắc phay B : 98.694.000 m3; Khu Bắc Tả Ngạn là 26.772.000 triệu m3.)
Căn cứ vào quy hoạch khai thác đổ thải chung của toàn vùng, căn cứ vào điều kiện địa hình, hiện trạng thực tế và trình tự khai thác đã lựa chọn. Đất đá thải của mỏ Cọc Sáu được đổ thải như sau:
Khu Bắc Tả Ngạn + Khu Bắc phay B: 125.466.000 m3 sẽ đưa vào khai thác
cuối cùng, hiện động tụ Bắc đang được sử dụng làm bãi thải trong.
Khu Thắng Lợi :
Giai đoạn 2008 - 2015: Đất đá thải của các tầng từ +165m trở lên được đổ ra bãi thải Đông Bắc Cọc Sáu. Đất đá thải của các tầng từ +150m -120 m được đổ ra bãi thải Đông Cao Sơn và bãi thải trong Tả Ngạn.
Giai đoạn sau 2015: Đất đá thải của các tầng từ +135m trở lên được đổ vào bãi thải trong Bắc Quảng Lợi (Khi đó mỏ Bắc Quảng Lợi đã kết thúc khai thác). Đất đá thải của các tầng từ +120m trở xuống được đổ vào bãi thải trong Tả Ngạn
Khu Đông Nam : Toàn bộ khối lượng đất đá bóc được đổ thải vào bãi thải trong khu Tả Ngạn.
Mỏ Núi Béo
Đất đá thải của khu vực sau khi bị phá vỡ kết cấu trở nên bở rời, vỡ vụn nên khi được đổ từ trên cao xuống và được san gạt bằng xe sẽ tạo nên một lượng bụi lớn. Bụi sinh ra trong quá trình đổ thải phụ thuộc vào khối lượng đất đá thải, tính chất cơ lý, trạng thái và quãng đường lăn của đá thải, độ cao của bãi thải. Trong khi đó, mỏ lại có lượng đất đá đổ và san gạt hàng năm lớn nên lượng bụi phát sinh hàng năm tại công đoạn này là vô cùng lớn, lượng bụi phát sinh lớn sẽ gây ô nhiễm không khí xung quanh. Khu vực phát sinh bụi lớn là tại hai bãi thải trong vỉa 14 Cánh Đông và Cánh Tây do khối lượng đổ thải, san gạt lớn nhưng tác động tới khu dân cư là không đáng kể. Các bãi thải như bãi thải Chính Bắc chỉ tiến hành đổ thải với khối lượng ít, đã tiến hành phục hồi môi trường nên lượng bụi phát sinh không lớn và không gây ô nhiễm cho khu dân cư.
3.1.5. Các kho bãi chứa than
Hầu như mỗi mỏ đều có ít nhất một kho bãi chứa than nội bộ, là nơi tập trung than đã khai thác trước khi đưa đi tiêu thụ, xuất qua các cảng. Các kho bãi chứa
than hầu như bụi phát sinh do hoạt động ra vào của các phương tiện chuyên chở, do hoạt động đổ than xuống bãi.
Ta đánh giá điển hình ảnh hưởng của kho cảng hóa chất Mông Dương tới môi trường không khí.
Mức ô nhiễm không khí do giao thông phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đường sá, lưu lượng, chất lượng xe qua lại và số lượng nhiên liệu tiêu thụ. Hiện nay, chúng ta chưa có số liệu chuẩn hóa về nguồn thải các chất ô nhiễm do các loại xe thải ra, nên chúng tôi sử dụng phương pháp xác định nhanh nguồn thải của các loại xe theo “Hệ số ô nhiễm không khí” trong tài liệu: “Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution”, WHO, Geneva, 1993. Khối lượng than vận chuyển qua cảng trong một ngày khoảng 4.167 tấn.
Như vậy trung bình có 260 lượt xe 16 tấn vận chuyển than vào cảng mỗi ngày tương đương với 11 xe trong một giờ. Hệ số ô nhiễm bụi từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu (Theo Air Chief, chương 13, Fugitive Dust Sources, 1995) được tính theo công thức sau:
Đối với xe chạy có tải E1 = 0,79 kg/kmvc và xe chạy không tải E2 = 0,41kg/kmvc.
Ghi chú: kg/kmvc: kg/km vận chuyển
Tải lượng bụi phát sinh được tính như sau:
Q = E x d
Với: Q: Tải lượng ô nhiễm
E: Hệ số ô nhiễm
d: Quãng đường vận chuyển. Chiều dài tuyến đường vận chuyển trung bình trong cảng là 0,5 km, Quãng đường di chuyển của cả 260 chuyến xe là 130 km.
Bảng 3.8. Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển
Hệ số phát thải (kg/kmvc) | Tải lượng bụi (kg/ngày) | Tổng cộng (kg/ngày) | |
Chạy có tải | 0,79 | 102,7 | 156 |
Chạy không tải | 0,41 | 53,3 |
(Nguồn: Điều tra, tổng hợp của học viên Vũ Xuân Lịch)
Nhận xét: Bụi phát sinh trong giai đoạn này là điều không thể tránh khỏi. Lượng bụi phát sinh liên tục, mức độ tác động lớn. Lượng bụi phát tán là rất lớn trên diện rất rộng và chủ dự án cần có biện pháp giảm thiểu nhằm hạn chế tác động đến công nhân và môi trường xung quanh.
Tóm lại: Các tác động do bụi phát sinh trong giai đoạn vận chuyển, đổ than tại kho bãi có phạm vi phát tán rộng, mang tính chất gián đoạn. Tuy vậy vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân làm việc trực tiếp tại khu vực và môi trường xung quanh. Vì vậy chủ đầu tư sẽ có biện pháp giảm thiểu thích hợp.
Hình 3.4: Hoạt động tại bãi chứa than của mỏ than Cao Sơn |
3.1.6. Bốc dỡ than tại các cảng
Các cảng than hầu như nằm tách biệt ra khỏi khu vực dân cư. Do địa hình của Quảng Ninh nên tại các khu vực xuất than trọng điểm đều xây dựng cảng biển.
Bảng 3.9. Một số cảng bốc dỡ than lớn tại vùng than trọng điểm
Tên | Địa điểm | Diện tích | Công suất (triệu tấn/năm) | |
1 | Cảng Hóa chất Mông Dương | Mông Dương – Cẩm Phả | 16.382 m2 | 2,38 |
2 | Cảng Cửa Ông | Cửa Ông – Cẩm Phả | - | 6 |
3 | Cảng Khe Dây | Cửa Ông – Cẩm Phả | 34.143 m2 | 2,9 |
4 | Cảng Nam Cầu Trắng | Hồng Hà – Hạ Long | 20.000 m2 | 5 |
(Nguồn: Điều tra, tổng hợp của học viên Vũ Xuân Lịch)
Việc bốc dỡ than tại các cảng gây ảnh hưởng môi trường không khí cục bộ, trong đó chủ yếu là ảnh hưởng của bụi. Với vị trí gần biển nên ảnh hưởng của gió làm bụi phát tán nhiều. Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển than từ cảng lên tàu và ngược lại.
Hình 3.5: Hình ảnh bốc than tại cảng than Nam Cầu Trắng |
3.1.7. Ảnh hưởng của bụi từ khai thác hầm lò
Mức độ, quy mô gây ô nhiễm môi trường về bụi của các mỏ than hầm lò cho môi trường xung quanh thấp hơn so với các mỏ than lộ thiên. Trong bảng
3.10 cho thấy một số kết quả đo bụi khi các máy móc làm việc cũng như ở một số vị trí làm việc của công nhân trên mỏ hầm lò.
Bảng 3.10. Nồng độ bụi ở các lò chuẩn bị dọc vỉa than mức –25/+30
Vị trí đo bụi | Nồng đồ bụi mg/m3 | |
1 | Ở lò chuẩn bị dọc vỉa than mức –25 - Khi khoan, đo cách gương lò 2m - Sau khi nổ mìn 30phút, đo cách gương 5m - Khi xúc bốc than thủ công. | 10-16 15-25 15-30 |
2 | Ở lò chuẩn bị dọc vỉa than mức +30 |
- Khi khoan, đo cách gương lò 2m - Sau khi nổ mìn 30phút, đo cách gương 5m - Khi xúc bốc than thủ công. | 15-26 25-37 20-40 |
(Nguồn: Điều tra tổng hợp của học viên Vũ Xuân Lịch)
Trong bảng 3.11, có thể thấy rằng nồng độ bụi trong không khí lò chợ ở nhiều thời điểm cao hơn nồng độ tối đa cho phép nhiều lần.
Bảng 3.11. Nồng độ bụi ở các lò chợ vỉa 9B Đông -25/+30
Vị trí đo bụi | Nồng đồ bụi mg/m3 | |
1 | Cách chân lò chợ 5m: - Khi không tháo than từ lò chợ xuống máng cào. - Khi than từ lò chợ xuống máng cào. | 9-16 6-85 |
2 | Ở giữa lò chợ: - Cách vị trí khoan 3m. - Khi vận tải than trong lò chợ. - Sau khi nổ mìn cách 35 phút. | 25-38 85-93 83-95 |
3 | Ở đầu lò chợ cách lò dọc vỉa trong than mức +30 5m: - Khi khoan ở phía dưới. - Sau khi nổ mìn ở phía dưới. - Khi xúc bốc, vận tải than trong lò chợ và tháo than. | 17-29 50-75 85-90 |
(Nguồn: Điều tra tổng hợp của học viên Vũ Xuân Lịch)
Đáng chú ý là tại đây số lượng các hạt bụi hô hấp có đường kính nhỏ từ 0.5 - 5 m chiếm tới 90% tổng số hạt bụi. Hàm lượng silíc cao trong bụi là nguyên nhân chính gây nên bệnh bụi phổi cho các công nhân vùng mỏ.
3.2. Nguồn nước thải từ sản xuất than
3.2.1. Sàng tuyển than
a. Công ty tuyển than Cửa Ông
Công ty tuyển than Cửa Ông nằm ở phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh. Công ty gồm 3 nhà máy hoạt động liên tục: Nhà máy tuyển than I, nhà máy tuyển than II, nhà máy tuyển than III.