Biểu Đồ Diễn Biến Cặn Lơ Lửng Sông Hồ Khu Vực Cụm Mỏ Than Hòn Gai Năm 2005 2009

Nhà máy tuyển than I, sử dụng công nghệ sàng tách bớt than cám khô, tuyển thủ công than cục lớn và tuyển than còn lại bằng máng rửa nghiêng, thu hồi than bùn bằng hệ thống bể lắng tháp và hố lắng tự nhiên. Nước từ công đoạn sàng tuyển phát sinh như sau: nước trong quá trình vệ sinh công nghiệp, nước tràn các bể, đáy xả, các hồ chứa than bùn. Các nguồn nước phát sinh ở giai đoạn này chủ yếu có lẫn bụi than, nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng môi trường tiếp nhận.

Nhà máy tuyển than II sử dụng công nghệ sàng tuyển huyền phù, nước thải phát sinh trong giai đoạn tuyển than.

Nhà máy tuyển than III sử dụng công nghệ tiên tiến nên không phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất. Nước thải sử dụng trong công đoạn tưới nước dập bụi.

Công suất công ty tuyển than Cửa Ông là 12 – 14 triệu tấn/năm.

Tổng khối lượng nước cấp cho sàng tuyển là 30.000 m3/ngày, được lấy từ hồ Bara (là hồ chứa tự nhiên được cấp từ sông Mông Dương)

Nước thải từ công đoạn sàng tuyển trong các nhà máy đã được đưa vào hố lắng, hố bùn tái tuần hoàn, không có nước thải sản xuất đổ ra ngoài môi trường.

* Đánh giá chất lượng nước thải

Nước thải từ hoạt động sàng tuyển có chứa các bụi than, hàm lượng chất rắn lơ lửng lớn, vì thế gây ảnh hưởng đến môi trường nước mặt khu vực. Gây bồi lấp thủy vực xung quanh dự án do chất thải rắn phát sinh. Trong quá trình khai thác sẽ gây biến động đối với mạng lưới thủy văn. Theo kết quả nghiên cứu môi trường nước mặt khu vực xung quanh cho thấy: hầu hết môi trường nước mặt xung quanh khu vực nghiên cứu đều mang tính axit, lượng CO2 trong nước cao nên có khả năng ăn mòn kim loại và bê tông. Độ cứng của nước lớn, do có hòa tan các chất thải mỏ. Ngoài ra khi nước thải chảy qua vào hệ thống rãnh thoát cuốn theo chất hữu cơ, phân rác, xác động thực vật, dầu mỡ...

b. Công ty tuyển than Hòn Gai

Nước thải phát sinh từ hoạt động sàng tuyển chứa rất nhiều chất ô nhiễm, hàm lượng các chất hữu cơ cũng như các kim loại nặng đều tăng cao. Nguồn gây ô

nhiễm là từ đất đá thải, bụi trong quá trình sàng tuyển. Toàn bộ lượng nước tại đó được thu hồi, tái sử dụng tuần hoàn đến mức tối đã, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường. Qua các nghiên cứu, đánh giá của các cơ sở ta có.

mg/l 300

250

200

150

100

50

0

Biểu đồ 2.10: Diễn biến cặn lơ lửng sông, hồ khu vực

cụm mỏ Hòn Gai năm 2005-2009

Hồ Khe Cá Suối Hà T u Suối Lộ Phong Suối Giáp Khẩu Suối Khe Sinh- Cầu nước Mặn

Hoành Bồ

2005

2006

2007

2008

2009

Ngã 3 suối đoạn qua mặt bằng +48 Cao

QCVN (Gh B)


T hắng

Biểu đồ 2.12: Diễn biến hàm lượng Fe trong nước mặt

khu vực Hòn Gai năm 2005-2009

Hình 3.6: Biểu đồ diễn biến cặn lơ lửng sông hồ khu vực cụm mỏ than Hòn Gai năm 2005 2009

mg/l 4

3


2


1


0

Hồ Khe Cá

Suối Hà Tu

Cầu nước Mặn Suối Giáp Khẩu Suối Khe Sinh-

Hoành Bồ

2005

2006

2007

2008

2009

QCVN 08:2008:BTNMT (Gh B)


Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện diễn biến hàm lượng Fe trong nước mặt khu vực Hồng Gai trong các năm 2005-2009 [25]

Hệ thống thu hồi bùn nước chưa triệt để vẫn còn để hồ bùn tự nhiên chiếm diện tích lớn và thải nước ra ngoài môi trường (Nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông;

Hòn Gai). Hiện nay, công ty Tuyển than Hòn Gai đã đầu tư hệ thống tuyển nổi than bùn kết hợp hệ thống lọc ép tăng áp. Sản phẩm sau tuyển và lọc ép là cám 3 và đá thải, các sản phẩm này đều có độ ẩm đạt W≤20%, công nghệ này đảm bảo thu hồi tối đa lượng nước tuần hoàn.

3.2.2. Nước thải từ khai thác hầm lò

* Nước thải từ quá trình đào lò, khấu than, vận chuyển than trong lò.

Do các lò đựợc đào thẳng hưởng theo vỉa dẫn đến độ dốc đường lò thay đổi lên xuống, có những đoạn lò trũng giữa 2 đỉnh dốc, nước không chảy được. Đối với những khu vực này được thoát nước cưỡng bức bằng các máy bơm cục bộ.

Để thoát nước cho các điểm đọng nước tại các lò dọc vỉa dự kiến mỗi vị trí đọng nước được bố trí 1 máy bơm, bơm nước theo ống dẫn nước về các vị trí rãnh nước có thể tự chảy về hầm chứa nước trung tâm mức – 140 và – 350 tại các sân ga bên giếng để trạm bơm nước trung tâm bơm lên mặt bằng sân công nghiệp mức + 35.

Theo thiết kế của dự án thì toàn bộ nước cần thoát trong quá trình khai thác của Mỏ than Núi Béo có lưu lượng 1155 – 1462 m3/h được dẫn về mức – 350 sau đó bơm lên mặt bằng.

Chất lượng nước thải hầm lò có tính chất axit nhẹ, hàm lượng sắt, mangan vượt quy chuẩn cho phép, các thông số quan trắc khác đạt QCVN 24:2009/BTNMT loại B. Do vậy, nước thải hầm lò của Công ty sẽ được xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải vào nguồn nhận Suối Hà Tu.

* Các hoạt động sản xuất trên mặt bằng.

Trên khu mặt bằng sân công nghiệp +35 sẽ xây dựng một xưởng sàng để sàng tuyển than trước khi đưa đến nhà máy tuyển than Núi Béo, kho chứa than nguyên khai, kho chứa than thành phẩm, các công trình phụ trợ như: nhà tập thể, nhà tắm, nhà giặt, nhà ăn và các xưởng sản xuất phụ trợ....

Do đó, khi dự án đi vào hoạt động sẽ làm phát sinh nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp do hoạt đông của các phân xưởng, nước mưa chảy tràn qua khu vực chứa than và sàng tuyển than) và chất thải rắn có khả năng tác động tới

chất lượng nước mặt của khu vực. Mức độ tác động này không lớn, do mỏ đã có các hệ thống xử lý nước thải mỏ, xử lý dầu mỡ và xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn cho phép.

* Nước thải sinh hoạt.

Tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt khi dự án đi vào hoạt động ổn định là 200m3/ngày đêm. Do đó, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh được tính bằng 80% lượng nước cấp, tương ứng là:

80% x 200 m3 = 160 m3/ ngày đêm (2100 người)

Trong nước thải sinh hoạt thường chia ra làm hai loại là nước xám và nước

đen:


Nước xám là nước tắm giặt, nước của quá trình làm bếp (3/4 khối lượng) Nước đen là nước thu gom từ các nhà vệ sinh (1/4 khối lượng)

Theo thiết kế của dự án nước của các khu nhà vệ sinh đều được thu gom và

xử lý tại các bể phốt xây dựng ngầm dưới các nhà vệ sinh. Sau thời gian lưu trữ nước chứa tại đây sẽ được Công ty vệ sinh Môi trường hút và đưa đi xử lý. Do đó, chỉ có 3/4 lượng nước thải sinh hoạt qua các hố ga lắng tạm thời và chưa được xử lý triệt để sẽ có tác động đến chất lượng nước mặt.

Theo tiêu chuẩn 20 TCN-51-84 có thể ước tính hàm lượng các chất ô nhiễm sẽ đưa vào suối khi không qua hệ thống xử lý như trong bảng 3.12

Bảng 3.12. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải đưa vào suối (khi không có biện pháp giảm thiểu) theo tiêu chuẩn 20 TCN-51-84

TT

Các chất ô nhiễm

Tổng khối lượng chất thải

(kg/ngđ)

Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải

(mg/l)

QCVN 14:2008/BTNMT

(cột B)

Min

Max

Min

Max

1

Chất rắn lơ lửng

105

115,5

656,3

721,9

100

2

BOD5 của nước đã lắng

52,5

63

3281

393,8

50

3

N-NH4+

14,7


91,9


-

4

Photpho tổng số

3,57


22,3


10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Đánh giá một số nguồn ô nhiễm bụi, nước thải trong ngành than trên địa bàn trọng điểm thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý đến năm 2015 - 7


Theo bảng 3.12 cho thấy chất lượng nước thải sinh hoạt dự báo sẽ ô nhiễm các thông số TSS, BOD, tổng Nito, tổng Photpho, Coliform. Do vậy, nước thải sinh hoạt sẽ được công ty xử lý đạt QCCP trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là suối Hà Tu.

* Nước mưa chảy tràn.

Tổng diện tích mặt bằng sản xuất công nghiệp của mỏ theo tính toán của dự án là: 45.500 m2. Lượng mưa trung bình của năm của khu vực Hòn Gai vào khoảng 1.619 mm/năm, lượng mưa lớn nhất trong một ngày của khu vực là: nước mưa chảy tràn trên mặt bằng chỉ chiếm khoảng 2% lượng nước mưa rơi xuống mặt bằng.

Lượng nước mưa chảy tràn qua bề mặt sản xuất của mỏ than Núi Béo vào khoảng 147.329 m3/năm.

Trong nước mưa chảy tràn qua bề mặt khu vực sản suất thường có hàm lượng chất rắn cao (từ 100 – 1500 mg/l), ngoài ra còn chứa dầu mỡ. Nếu ước tính hàm lượng chất rắn rửa trôi theo nước mưa chảy tràn qua mặt bằng sản xuất mỏ than Núi Béo là 1500 mg/l thì tổng lượng chất rắn đưa vào suối Hà Tu một năm là 220.994 tấn/năm.

Qua tính toán trên cho thấy nếu không có biện pháp xử lý giảm thiểu, chất rắn sẽ được đưa vào lòng suối gây bồi lắng lòng suối, đồng thời giảm khả năng tự đồng hóa của suối, tăng khả năng gây ô nhiễm trong nước suối. Ngoài ra, nước mưa chảy tràn còn đưa vào suối nhiều chất ô nhiễm khác. Suối Hà Tu chảy qua là nơi tiếp nhận hầu hết lượng chất rắn, dầu mỡ từ nước mưa chảy tràn qua tổng mặt bằng mỏ.

Lượng nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích của dự án theo tính toán sẽ là 2.661,75 m3/ngày đêm.

Lượng nước thải phát sinh từ hoạt động khai thác hầm lò sẽ được công ty thu gom, xử lý bằng các công trình xử lý do tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản đầu tư, sau đó sẽ được thoát ra môi trường.

3.2.3. Nước mưa chảy tràn qua khai trường

Theo “Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, có xét đến năm 2030”, các mối nguy hại do ô nhiễm nước thải từ các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp than và Khoáng sản đã được đặt ra cấp thiết.

Lượng nước thải từ mỏ phụ thuộc vào sản lượng khai thác than từng năm. Dựa trên số liệu kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các đơn vị thuộc ngành than, tổng lượng nước thải từ mỏ (năm 2009) là 38.914.075m3. Đối với hai thông số điển hình tác động đến môi trường của nước thải mỏ là độ pH và cặn lơ lửng, các kim loại nặng (sắt, mangan). Trong đó độ pH giao động từ 3,1 đến 6,5, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn ngưỡng cho phép từ 1,7 đến 2,4 lần. Vì thế, nước thải từ mỏ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ thống sông,

suối, hồ vùng ven biển - gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh, suy giảm chất lượng nước. Đặc biệt, ô nhiễm tại vùng mỏ là ô nhiễm tích lũy, cộng với tác động của nạn khai thác than trái phép trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng một số hồ ao khu vực Cẩm Phả đã bị chua hóa, ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ nông nghiệp.

Kết quả phân tích nước thải năm 2010 tại một số khai trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy: nước thải từ các mỏ thường chứa màu sắc cao, độ pH thấp. Nước thải tại các khai trường khai thác mỏ Cọc Sáu, Cao Sơn, Mông Dương…đều có hàm lượng chất lơ lửng cao hơn quy chuẩn cho phép. Hầu như nước thải tại các mỏ than đều bị ô nhiễm mangan, vượt quá quy chuẩn cho phép.

Ảnh hưởng từ nước thải mỏ đã làm cho chất lượng nước mặt tại các điểm sông, suối, hồ khu vực lân cận các mỏ than bị suy giảm. Trong đó, chất lượng nước mặt tại Quảng Ninh có dấu hiệu ô nhiễm nặng.

Theo tính toán, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước moong khai thác và nước thải của các xưởng sản xuất cho thấy:

- Tính axit của nước thải mỏ biến thiên theo mùa và phụ thuộc vào hàm lượng lưu huỳnh. Tuy nhiên nước thải mỏ Núi Béo có tính axit khá mạnh trong mùa khô pH=5,5. [28]

- Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải cao, vượt tiêu chuẩn cho phép.

- Có sự tồn tại của nhiều kim loại nặng e, Mn, và phi kim có khả năng gây ô nhiễm nước mặt.

Tuy hàm lượng các chất có khả năng gây ô nhiễm trong nước thải nhỏ nhưng do lượng nước thải lớn nên vẫn sẽ gây ô nhiễm cho nước mặt trong khu vực.

Bảng 3.13. Lượng nước thoát của các vỉa


STT

Công trường

Lượng nước thoát

Mùa mưa

Mùa khô

1

Vỉa 14 Cánh Đông

273.206

5216

2

Vỉa 14 Cánh Tây

122.043

2014

3

Vỉa 11, 13 mở rộng

199.956

3992

(Nguồn: ĐTM dự án mở rộng nâng công suất mỏ than Núi Béo)

Ngoài ra, nước thải của các phân xưởng sản xuất phụ trợ, sửa chữa cơ khí, rửa xe, chứa dầu mỡ, cặn lơ lửng, than và một lượng nhỏ các kim loại được thải ra suối có khả năng gây ô nhiễm nếu không có biện pháp giảm thiểu tại nguồn.

3.2.4. Nước mưa chảy tràn qua kho bãi chứa than

Hầu hết vị trí của mặt bằng các phân xưởng, kho bãi chứa than đều không thay đổi nên ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn qua các mặt bằng này đã được đánh giá. Nước mưa trong kho bãi chứa than thường kéo theo các chất rắn, bụi rác thải, ảnh hưởng tới môi trường nước mặt của khu vực. Hầu hết các kho bãi chứa than đều không có mái che nên nước mưa dễ dàng cuốn trôi than, bụi bẩn. Độ pH của nước thải mỏ luôn dao động từ 3,1 - 6,5. Hàm lượng cặn lơ lửng thường vượt QCVN từ 2-3 lần. Theo đánh giá của một đơn vị trong tập đoàn, nước thải của các mỏ than đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sông, suối, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh, suy giảm chất lượng nước...

Vùng Hòn Gai, Cẩm Phả chất lượng nước đã thay đổi cơ bản, giàu ion sunfat, giảm ion bicacbonat, mang tính axit. Nguồn nước bị suy giảm cả về chất lượng và trữ lượng.

3.2.5. Nước mưa chảy tràn qua cảng chứa than

Bảng 3.14. Lượng nước mưa chảy tràn qua một số cảng chứa than


STT

Tên

Địa chỉ

Diện tích

Lượng nước

mưa chảy tràn

1

Cảng hóa chất

Mông Dương

Mông Dương –

Cẩm Phả

16.382 m2

3.800 m3/ngày

đêm

2

Cảng Khe Dây

Cửa Ông –

Cẩm Phả

34.143 m2

2.918 m3/ngày

đêm

3

Cảng Nam Cầu

Trắng

Hồng Hà – Hạ

Long

20.000 m2

2.900 m3/ngày

đêm

(Nguồn: Điều tra của học viên Vũ Xuân Lịch)

Nước mưa chảy tràn qua các sân cảng chứa than, cuốn theo than rơi vãi vào nguồn nước, làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước, chủ yếu là cặn lơ lửng và các kim loại nặng.

Tại các cảng than, tình trạng vận chuyển, bốc rót than trong “vùng bảo vệ tuyệt đối” vẫn có. Nhiều tàu trọng tải lớn đến nhận than không vào cảng được phải dùng biện pháp chuyển tải nên lượng than rơi vãi xuống vịnh Hạ Long khá nhiều. Báo cáo hiện trạng môi trường vịnh Hạ Long năm 2010 cho biết: tại các khu vực ven bờ vịnh Hạ Long đã có những biểu hiện ô nhiễm cục bộ do tăng lượng chất rắn lơ lửng (TSS), giảm lượng oxy hòa tan (DO); nitrơrit và khuẩn gây bệnh Coliform tại cảng than ven bờ nam Cầu Trắng... đã gây độ đục xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép.

Chất lượng nước biển ven bờ tại một số cảng rót than của các nhà máy tuyển than, bến rót than thuộc cảng than của các công ty cũng bị ô nhiễm hoặc chớm ô nhiễm do cặn lơ lửng và mặc dù có xu hướng giảm dần nhưng vẫn cao hơn giới hạn cho phép. Có những thời điểm quan trắc khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả (Quảng Ninh) xác định được amoni vượt quá giới hạn tại vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh. Riêng dầu mỡ ven biển Quảng Ninh đã bị ô nhiễm từ mức độ nhẹ đến nặng,

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí