- Phương pháp phun sương bằng Ejectơ tại khu vực khai thác than tại lò chợ.
- Sàng tuyển than bằng phương pháp huyền phù.
- Phương pháp phun nước cao áp tạo sương mù tại các cảng xuất than, nhà máy sàng tuyển và trên các tuyến giao thông vận chuyển than.
- Trồng xây xanh tạo vành đai chắn bụi.
- Bê tông hóa các cung đường vận chuyển và khu vực bãi thải mỏ.
* Các công nghệ xử lý nước thải các loại đang được thực hiện
Ứng dụng công nghệ hoá - lý để xử lý nước thải được áp dụng thay thế cho phương pháp xử lý đơn giản, kém hiệu quả bằng các giải pháp hố lắng trước đây. Tính đến nay, đã có 40 trạm xử lý nước thải mỏ được đầu tư xây dựng, trong đó đã đưa vào vận hành 24 trạm. Các trạm xử lý nước thải thuộc thế hệ đầu tiên được áp dụng công nghệ bể lắng ngang, lọc áp lực như Hà Ráng, Hà Khánh, +260 và +320 Đồng Vông, +41 Lộ Trí,... Các trạm xử lý thế hệ thứ hai như Cọc Sáu, Vàng Danh, Mạo Khê đã được áp dụng công nghệ tấm lắng nghiêng nhằm tăng tốc độ lắng, đồng thời hạn chế diện tích bể lắng sử dụng so với công nghệ bể lắng ngang.
3.5. Dự báo nguồn thải gây ô nhiễm môi trường của sản xuất than đến năm 2015
3.5.1. Cơ sở dự báo
a. Kế hoạch phát triển của ngành than của Quảng Ninh nói chung và của các mỏ ở Hòn Gai, Cẩm Phả nói riêng đến năm 2015
Đối với mỏ hầm lò, cần ổn định sản lượng và tăng dần theo tiến độ thực hiện các dự án; đối với mỏ lộ thiên vùng Hòn Gai trong 2 năm 2015-2016, phải kết thúc khai thác lộ thiên; vùng Cẩm Phả các mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu ổn định sản lượng như hiện tại, tăng dần công suất Khe Chàm 2 đến năm 2015 đạt 3 triệu tấn/năm và Cao Sơn đạt 5 triệu tấn/năm.
Về công tác xây dựng mỏ, phải lập kế hoạch, tiến độ tổng thể các công trình, dự án; hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng xây dựng mỏ song song với chỉ đạo quyết liệt tiến độ xây dựng mỏ.
Các đơn vị hoàn thiện công nghệ, tổ chức sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí… Các đơn vị trong vùng hoặc trong cùng khối sản xuất cần chủ động xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp, bảo đảm sản xuất thông thoáng, không phát sinh tranh chấp, không để lãng phí nhân tài, vật lực.
b. Hiện trạng môi trường thành phố Hạ Long và Cẩm Phả
Hạ Long là một thành phố du lịch ven biển, tuy nhiên ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp khai thác than nên môi trường của khu vực hiện nay cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Các mỏ than lớn của thành phố như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo mỗi năm sản xuất gần 6 triệu tấn than. Trong khi sản lượng than ngày càng tăng nhưng công tác bảo vệ môi trường và quản lý nhà nước lĩnh vực này lại chưa quan tâm tương xứng, quy hoạch cảng than ven vịnh Hạ Long còn rất nhiều bất cập, các bến cảng phân tán, quy mô nhỏ, hạ tầng yếu kém và đa số đều không có công trình bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng nước biển ven bờ. Môi trường không khí khu vực dân cư gần các mỏ than như Hà Lầm, Hà Tu, Hà Phong bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hoạt động sản xuất và vận chuyển than. Khi mưa lũ, nước mưa từ các khu vực mỏ trên cao kéo theo lượng lớn đất cát, các chất ô nhiễm, chảy xuống các khe suối, đổ ra biển.
Ngoài ra các hoạt động khác cũng gây áp lực lên môi trường TP Hạ Long. Nhiều dự án lấn biển trong quá trình triển khai không thực hiện nghiêm yêu cầu thiết kế kỹ thuật công trình và bảo vệ môi trường đã được phê duyệt. Các dự án khu dân cư và khu du lịch, khu lấn biển đều có những quy phạm về bảo vệ môi trường, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa được chú ý. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ, hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy hải sản có nguy cơ gây ô nhiễm cao như xả thải rác, nước thải chưa qua xử lý và nhất là sự cố tràn dầu.
Cẩm Phả là thành phố công nghiệp khai thác than lớn nhất cả nước, trong quá trình phát triển, Cẩm Phả luôn phải đối mặt với vấn đề môi trường. Có đến hàng chục đơn vị khai thác than tập trung trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Cùng với sự phát triển kinh tế thì môi trường bị suy thoái nặng nề. Khu vực dân cư, trong đó đa
phần dân cư sống gần khu vực mỏ đều bị ô nhiễm bụi, các mái nhà, cây cối phủ một màu than. Nước thải từ các mỏ than theo suối, cống rãnh chảy từ cao xuống thấp, đem theo các chất bẩn gây ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm cũng như nguồn nước mặt trên địa bàn khu vực. Các bãi thải lớn gây ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường, làm thay đổi hệ sinh thái của khu vực, có thể gây sạt lở, cuốn trôi đất đá khi mùa mưa lũ.. Ngoài ra còn một tình trạng đáng báo động là tình trạng sút lún, nứt nhà dân do ảnh hưởng của hoạt động khai thác, nổ mìn, khiến một số hộ dân phải di dời.
c. Hiện trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp than và của tỉnh Quảng Ninh
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đối với việc phát triển bền vững các mặt kinh tế, xã hội những năm qua, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh để thưc hiện nghiêm những cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trọng đó có việc tính toán tăng sản lượng than đồng bộ với việc đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng “chủ động bảo vệ môi trường”, phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn xây dựng các dự án tổng thể khắc phục ô nhiễm môi trường do khai thác nhiều năm trên địa bàn để lại như cải tạo môi trường bãi thải, công trình xử lý nước thải Cọc Sáu, công trình trồng cây cải tạo môi trường. Xây dựng các chương trình cải tạo phục hồi môi trường, các kế hoạch kiểm soát môi trường, phối hợp các hành động bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và môi trường đã phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh than.
3.5.2. Kết quả dự báo
Theo dự kiến của UBND tỉnh Quảng Ninh và tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, đến năm 2015 sẽ chính thức ngừng khai thác lộ thiên một số mỏ vùng Cẩm Phả và Hạ Long. Số lượng mỏ khai thác tạm giữ như thời điểm hiện tại.
a. Dự báo ô nhiễm không khí do bụi
Chủ yếu phát sinh ra do quá trình nổ mìn phá vỡ đất đá (ở mỏ lộ thiên), khấu than (ở mỏ hầm lò) xúc bốc và vận tải than. Căn cứ Quy hoạch phát triển ngành than vùng Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, có thể dự báo hoạt động khai thác than sẽ thải vào không khí một lượng bụi, được tính toán ước lượng cụ thể như nêu tại các bảng 3.18 và 3.19
Bảng 3.18. Dự báo tải lượng bụi trong khai thác lộ thiên đến năm 2015
Khu vực | Tải lượng bụi (tấn)* | |
TỔNG | 552.768 | |
1 | Vùng Hòn Gai | 173.664 |
2 | Vùng Cẩm Phả | 379.104 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tải Lượng Bụi Phát Sinh Từ Hoạt Động Vận Chuyển
- Biểu Đồ Diễn Biến Cặn Lơ Lửng Sông Hồ Khu Vực Cụm Mỏ Than Hòn Gai Năm 2005 2009
- Nước Thải Sinh Hoạt Của Công Nhân Lao Động Trong Các Công Ty Than Ở Khu Vực Nghiên Cứu
- Công Nghệ Phun Sương Dập Bụi Trong Khai Thác Khoáng Sản
- Đánh giá một số nguồn ô nhiễm bụi, nước thải trong ngành than trên địa bàn trọng điểm thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý đến năm 2015 - 11
- Đánh giá một số nguồn ô nhiễm bụi, nước thải trong ngành than trên địa bàn trọng điểm thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý đến năm 2015 - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
(*) Lấy hệ số trung bình, khai thác 1.000 tấn than lộ thiên sẽ tạo ra 24 tấn bụi
Bảng 3.19. Dự báo thải lượng bụi trong khai thác hầm lò đến năm 2015 [20]
Khu vực | Tải lượng bụi (tấn)* | |
TỔNG | 258.240 | |
1 | Vùng Hòn Gai | 69.000 |
2 | Vùng Cẩm Phả | 189.240 |
(Nguồn: Học viên Vũ Xuân Lịch)
Căn cứ vào các bảng trên, tổng lượng bụi/năm dự báo phát sinh từ hoạt động khai thác than trong từng thời kỳ quy hoạch được tổng hợp trong bảng 3.20 như sau:
Bảng 3.20. Dự báo tổng tải lượng bụi trong khai thác than trên địa bàn TP Hạ Long, TP Cẩm Phả đến năm 2015
Đơn vị tính: tấn/năm
Loại hình khai thác | Tải lượng bụi (tấn) | |
1 | Lộ thiên | 552.768 |
2 | Hầm lò | 258.240 |
Tổng số | 811.008 |
(Nguồn: Tổng hợp của học viên Vũ Xuân Lịch)
Từ các thông số dự báo về thải lượng bụi như trên có thể thấy áp lực về ô nhiễm môi trường do bụi trong thời gian tới vẫn tiếp tục gia tăng, cần có biện pháp kỹ thuật và quản lý khắt khe, phù hợp mới có thể hạn chế ô nhiễm ảnh hưởng môi trường các khu vực dân cư đô thị trên địa bàn TP Hạ Long cũng như TP Cẩm Phả nói chung.
Tuy nhiên, nhờ áp dụng các thiết bị và công nghệ khai thác tiên tiến, hiện đại, các phương pháp chống bụi, nên lượng bụi thải vào không khí do khai thác than có xu hướng giảm dần và chắc chắn nhỏ hơn những số liệu tính toán trên.
b. Dự báo về ô nhiễm môi trường nước
Đặc trưng nước thải từ các mỏ than lộ thiên là có hàm lượng rắn lơ lửng, kim loại nặng cao và nhiễm dầu mỡ. Mặt khác những khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực khai thác mỏ than lộ thiên sẽ cuốn theo than, đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ, chảy xuống hệ thống thoát nước của khu vực. Nếu lượng nước này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực lớn đến nguồn nước mặt, nước dưới đất và đời sống thủy sinh trong thủy vực tiếp nhận.
Ước tính tải lượng nước thải khai thác lộ thiên của các mỏ than được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.21. Dự báo tải lượng nước thải trong khai thác lộ thiên đến năm 2015
Dự báo lưu lượng nước thải của các mỏ khai thác hầm lò được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.22. Dự báo lưu lượng nước thải trong khai thác hầm lò đến năm 2015 [20]
Khu vực | Nước thải (1.000m3) | |
Toàn tỉnh | 116.208 | |
1 | Vùng Hòn Gai | 31.050 |
2 | Vùng Cẩm Phả | 85.158 |
(Nguồn: Tổng hợp của học viên Vũ Xuân Lịch)
Căn cứ và tổng lượng dự báo nước thải mỏ và tính chất của nước thải có thể dự báo tác động của nước thải mỏ đối với môi trường đến năm 2015 như sau:
- Khai thác mỏ và đổ thải phá hoại địa hình, rừng bị tàn phá, làm tăng ảnh hưởng xấu đến nước mặt: Sông suối, ao hồ bị cạn do lắng đọng, dòng chảy bị thu hẹp, bồn thu nước cũng bị thu hẹp. Trong tương lai khu vực bị ảnh hưởng nhiều, nhất là vùng hồ Diễn Vọng, sông Mông Dương, v.v...
- Trong những năm tới, khai thác lộ thiên và hầm lò ngày càng đi xuống sâu sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ngầm như phá huỷ tầng chứa nước, dòng ngầm giảm, ô nhiễm nước.
Ô nhiễm nước biển tăng lên do hàm lượng cặn cao, axít và các hoá chất khác. Tuy vậy, trong tương lai gần, nước thải của mỏ và các nhà máy tuyển than sẽ được xử lý trước khi thải, nên ô nhiễm nước được hạn chế.
- Trong các cảng bốc rót than dọc bờ biển, sông lớn cũng gây ô nhiễm nước, nhất là các cảng Cửa Ông, cảng Nam Cầu Trắng, cụm cảng Diễn Vọng, cảng Trới,.v.v... Mặt khác, quá trình vận chuyển than bằng xà lan dọc bờ biển và sông ngòi cũng gây ô nhiễm nguồn nước. Mức độ ô nhiễm sẽ tăng lên rất nhanh với việc tăng sản xuất và tiêu thụ than nội địa.
3.6. Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường trong sản xuất than
3.6.1. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường ở từng doanh nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh than hiện nay trên địa bàn nghiên cứu đều đã có các phòng ban phụ trách về vấn đề môi trường. Các phòng ban cần phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề bảo đảm môi trường lao động, môi trường sinh hoạt. Các phòng ban về môi trường cần phải củng cố về nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên cho nhân viên.
Đưa ra các quy định về an toàn môi trường, quản lý môi trường cho các đơn vị sản xuất.
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật về môi trường.
3.6.2. Xây dựng chính sách quy định cụ thể về bảo vệ môi trường của từng doanh nghiệp
+ Quy hoạch bãi thải: Tận dụng đổ bãi thải trong để giảm diện tích chiếm đất, giảm ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục đất đai sau
này. Đổ thải theo lớp nhằm tiết kiệm chi phí đổ thải và tăng cường khả năng phục hồi các bãi thải sau khi kết thúc khai thác;
+ Quy hoạch vận tải và cảng xuất than: Quy hoạch các cảng theo hướng tập trung để có điều kiện cơ giới hoá khâu bốc xếp và xử lý vấn đề môi trường về bụi và nước thải. Chuyển đổi hình thức vận tải từ ôtô sang các hình thức vận tải khác (vận chuyển bằng băng tải) theo hướng ít gây ô nhiễm môi trường hơn;
+ Cải tạo và phục hồi môi trường ở các khu vực và mỏ khi kết thúc khai
thác;
+ Lập và triển khai cụ thể các quy hoạch về bảo vệ môi trường đối với các
địa phương trọng điểm có hoạt động khoáng sản: TP Hạ Long và TP Cẩm Phả.
+ Hàng năm có kế hoạch cụ thể, rò ràng tổ chức thực hiện nghiêm các quyết định hành chính của Nhà nước về thủ tục lập, thẩm định, thực hiện các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường.
3.6.3. Xây dựng quỹ bảo vệ môi trường của từng doanh nghiệp
Bảng 3.23. Kinh phí xây dựng quỹ BVMT một số mỏ than
Tên cơ sở | Mục đích | Kinh phí (tỷ đồng) | Nguồn kinh phí | |
1 | Công ty than Hòn Gai | Sản xuất sạch hơn | 12,87 | Tập đoàn CN than khoáng sản Việt Nam - Vinacomin |
2 | Công ty than Cao Sơn | Phòng chống sự cố, bảo vệ môi trường | 12.5 | |
3 | Tuyên truyền, giáo dục, đo đạc quan trắc môi trường, thu gom xử lý chất thải. | 4 |
3.6.4. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường
a. Chương trình quản lý môi trường
Mục tiêu của chương trình quản lý môi trường là cung cấp các hướng dẫn để dự án có thể đảm bảo được về mặt môi trường. Quản lý môi trường bao gồm chương trình giảm thiểu môi trường, cáo yêu cầu báo cáo, cơ cấu thực hiện kế hoạch quản lý môi trường và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp các sự cố có thể xảy ra.
* Tổ chức thực hiện
Việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trường phải tuân thủ các quy định của Việt Nam, do các đơn vị sau thực hiện:
- Chủ dự án: sẽ thực hiện chương trình quản lý môi trường của nhà nước cùng với Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh. Chủ dự án sẽ biên chế một số cán bộ môi trường kiêm nhiệm thuộc Ban an toàn lao động để giám sát, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.
- Trong quá trình thực hiện dự án sẽ có sự tham gia của chuyên gia tư vấn môi trường từ một tổ chức có tư cách pháp nhân cấp Bộ: có giấy phép đăng ký hoạt động khoa học công nghệ và môi trường của Nhà nước Việt Nam cấp. Chuyên gia tư vấn môi trường sẽ chịu trách nhiệm đào tạo nâng cao năng lực cho các tổ chức và cán bộ có liên quan để họ thực hiện quản lý môi trường. Cán bộ môi trường sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo cho chủ dự án về các vấn đề về môi trường như kiểm tra tại chỗ và giám sát trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo các thủ tục đề ra được thực hiện một cách thích hợp và đầy đủ.
* Tổ chức quan trắc và báo cáo môi trường
Trong quá trình thực hiện chương trình quan trắc cần tuân thủ ít nhất 06 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu.
Chuyên gia tư vấn môi trường do chủ dự án thuê nhằm giám sát chất lượng môi trường dưới sự theo dòi của cán bộ môi trường kiêm nhiệm. Chuyên gia tư vấn sẽ trợ giúp kỹ thuật cho chủ dự án và cán bộ môi trường trong việc thực hiện quản lý môi trường. Đồng thời, chuyên gia tư vấn sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị và đệ