Thực Trạng Môi Trường Do Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Trong Ngành Than

* Một số mỏ than lớn trên thế giới

a. 3 mỏ ở vùng Illawarra và Wollondilly (Australia)

Úc là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, tại thời điểm cuối năm 2003, nước này xuất khẩu trên 207 triệu tấn than cứng trong tổng số hơn 274 triệu tấn than khai thác tại nước này. Đây là một trong những hàng hoá xuất khẩu có giá trị nhất của nước này. Mặc dù ¾ lượng xuất khẩu của Úc là vào thị trường châu Á tuy nhiên than của nước này được tiêu thụ trên toàn thế giới trong đó châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Mở mỏ trong năm 1962, mỏ Appin Colliery là một trong những mỏ đầu tiên ở Úc áp dụng công nghệ khai thác cột dài theo phương ở độ sâu 550 m, khai thác than mỡ cứng, chất lượng cao từ mạch than Bulli. Công ty Than Illawarra của BHP Billiton khai thác hầm lò tại 3 mỏ ở vùng Illawarra và Wollondilly, cách Sydney gần 80 km về phía Nam. Công ty Iilawarra có ba mỏ là Appin, Appin/West, West Cliff và Dendrobium – và hai mỏ chuẩn bị đi vào khai thác-West Cliff và Port Kembla. Công ty sử dụng 1.300 lao động trực tiếp để khai thác than mỡ chất lượng cao. Tuy nhiên hiện nay công ty quản lý đã áp dụng các biện pháp để khai thác đi đôi với phát triển bền vững. Sydney thiếu nước và người dân ở đây phải tuân theo những quy định tiết kiệm sử dụng nước. Mỏ Appin sử dụng một lượng nước đang

kể, khoảng 1.600 m3 mỗi ngày. Công ty phải tìm cách giảm thiểu sử dụng nước.

Nằm trong chiến lược giảm tiêu thụ nước, một nhà máy lọc thấm ngược trị giá 6 triệu AUD được xây dựng để xử lý và tái sử dụng 2300 m3 nước mỗi ngày. Trong tháng 11, 2007, Công ty Cấp nước Sydney công nhận thành quả này đã giảm được 660 m3 nước sạch mỗi ngày và cấp cho Công ty IIlawarra giải thưởng giảm sử dụng khối lượng nước lớn nhất. Bằng cách chuyển hoá nước ngầm nhiễm muối nhẹ để sử dụng lại tại chỗ và cấp cho các mỏ gần kề, nhà máy có thể giảm lượng nước ngọt lấy từ Công ty cấp nước Sydney tới 2300 m3 nước mỗi ngày. Hiện tại nhà máy vận hành với công suất 1.450-1.800 m3/ngày.

Nhà máy cũng nâng cao chất lượng và giảm độ mặn của nước trong mỏ và cho chảy vào sông Nepean. Nước muối hiện tại được chuyển đến một điểm xả, tuy nhiên nhà máy có kế hoạch làm muối là sản phẩm phụ của mình để bán. Nhà máy

lọc nước hiện đại của Công ty là nhà máy đầu tiên loại này ở IIlawarra, áp dụng công nghệ và chu trình hiện đại đem lại lợi ích lâu dài cho khai thác mỏ của công ty, cho cộng đồng và môi trường xung quanh. Công ty sẽ tiếp tục tăng lượng nước tái chế và thu hồi lại, cũng sẽ tìm kiếm những công nghệ để tiết kiệm nước ở mỏ than này. Suốt thế kỷ 20, công nghệ khai thác than tại vùng này chủ yếu là khai thác lộ thiên, tuy nhiên những năm gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến cuộc sống con người nên những công nghệ khai thác chuyển dần sang hầm lò.

b. Mỏ than lớn của Trung Quốc

Trung Quốc là nước sản xuất nhiều than nhất và có trữ lượng than lớn thứ ba thế giới. Trữ lượng than đá của nước này hiện vào khoảng 128 tỷ tấn, tương đương 13% trữ lượng toàn cầu và đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nga. Than đá đang được khai thác tại 27 tỉnh ở Trung Quốc. Một số mỏ than lớn của Trung Quốc được khai thác từ rất sớm như mỏ than Bản Khê Hồ lần đầu tiên được khai thác vào năm 1905. Ngoài ra một số mỏ than tại khu vực miền Nam Trung Quốc như Nam Ninh, Tứ Xuyên…, tuy nhiên chủ yếu là khai thác hầm lò nên thường gây nguy hiểm. Các tai nạn trong khi khai thác thường xuyên xảy ra như sập hầm, bục túi nước, ngạt khí…

1.2.2. Hiện trạng khai khác than ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

1.2.2.1. Thực trạng môi trường do ảnh hưởng của hoạt động trong ngành than

a. Tổng quan về các loại than tại Việt Nam

Đánh giá một số nguồn ô nhiễm bụi, nước thải trong ngành than trên địa bàn trọng điểm thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý đến năm 2015 - 3

Than ở Việt Nam có 5 loại chính: Than antraxit, than mỡ, than bùn, than ngọn lửa dài, than nâu.

Than antraxit (than đá)

Trữ lượng than đá được đánh giá là 3,5 tỷ tấn trong đó ở vùng Quảng Ninh trên 3,3 tỷ tấn (tính đến độ sâu -300m); còn lại gần 200 triệu tấn nằm rải rác ở các tỉnh Thái

Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang,...

Bể than Quảng Ninh được phát hiện và khai thác rất sớm, đã bắt đầu cách đây trên 170 năm dưới thời Pháp thuộc. Hiện nay sản lượng than khai thác từ các

mỏ ở bể than Quảng Ninh chiếm trên 90% sản lượng than cả nước. Trong địa tầng chứa than của bể than Quảng Ninh gồm rất nhiều vỉa than: Dải phía Bắc (Uông Bí- Bảo Đài) có từ 1 đến 15 vỉa, trong đó có 6 đến 8 vỉa có giá trị công nghiệp; Dải phía Nam (Hòn Gai, Cẩm Phả) có từ 2 đến 45 vỉa, có giá trị công nghiệp là 10-15 vỉa.

Tính chất đặc trưng của than Antraxit tại các khoáng sàng bể than Quảng Ninh là kiến tạo rất phức tạp, tầng chứa than là những dải hẹp, đứt quãng dọc theo phương của vỉa, góc dốc của vỉa thay đổi từ dốc thoải đến dốc đứng (90-510). Các mỏ than có nhiều vỉa, với cấu tạo và chiều dày vỉa thay đổi đột ngột.

Đối với việc khai thác than ở bể Quảng Ninh trước đây, có thời kỳ sản lượng lộ thiên đã chiếm đến 80%, tỷ lệ này dần dần đã thay đổi, hiện nay còn 60%, trong tương lai sẽ còn xuống thấp hơn. Vì các mỏ lộ thiên lớn đã và sẽ giảm sản lượng, đến cuối giai đoạn 2015-2020 có mỏ không còn sản lượng; các mỏ mới lộ thiên lớn sẽ không có, nếu có là một số mỏ sản lượng dưới 0,5-1 triệu tấn. Tỷ lệ sản lượng than hầm lò tăng, nói lên điều kiện khai thác khó khăn tăng, chi phí đầu tư xây dựng và khai thác tăng, dẫn tới giá thành sản xuất tăng cao. Cho nên, tuy trữ lượng địa chất của bể than Quảng Ninh là trên 3 tỷ tấn, nhưng trữ lượng kinh tế là 1,2 tỷ tấn và trữ lượng công nghiệp đưa vào quy hoạch xây dựng giai đoạn từ nay đến 2010- 2020 mới ở mức 500-600 triệu tấn. Mức độ khai thác xuống sâu là -150m. Từ - 150m đến -300m, cần phải tiến hành thăm dò địa chất, nếu kết quả thăm dò thuận lợi, thiết bị và công nghệ khai thác tiên tiến, việc đầu tư cho mức dưới -150m sẽ được xem xét vào sau năm 2020.

Bên cạnh đó than antraxit còn phân bố rải rác ở các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam, với trữ lượng từ vài trăm nghìn tấn đến vài chục triệu tấn. Ở những nơi này, quy mô khai thác thường từ vài nghìn tấn đến 100-200 nghìn tấn/năm.

Than mỡ

Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ lượng địa chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở 2 mỏ Làng Cẩm (Thái Nguyên) và mỏ

Khe Bố (Nghệ An). Ngoài ra, than mỡ còn có ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình song với trữ lượng nhỏ.

Than mỡ được dùng chủ yếu cho ngành luyện kim với nhu cầu rất lớn sau năm 2000, nhưng trữ lượng than mỡ ở ta lại rất ít, điều kiện khai thác rất khó khăn. Sản lượng than mỡ khó có khả năng cao hơn 0,2-0,3 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu sẽ tăng đến 5-6 triệu tấn/năm vào giai đoạn 2010-2020.

Than bùn

Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc đến Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (với hai mỏ than lớn là U-Minh-Thượng và U-Minh- Hạ) cụ thể: Đồng bằng Bắc Bộ: 1.650 tr.m3; Ven biển Miền Trung: 490tr.m3; Đồng bằng Nam Bộ: 5.000tr.m3. Trước đây vùng đồng bằng Nam Bộ được đánh giá có trữ lượng là 1 tỷ tấn và còn cao hơn nữa. Nhưng nạn cháy rừng đã phá huỷ đi rất nhiều trữ lượng than.

Từ trước tới nay than bùn được khai thác chủ yếu dùng làm chất đốt sinh hoạt (pha trộn với than antraxit của Quảng Ninh) và làm phân bón ruộng với quy mô nhỏ, khai thác thủ công là chính, sản lượng khai thác hiện nay được đánh giá là chưa đến 10 vạn tấn/năm. Khai thác than bùn làm chất đốt hay làm phân bón đều không có hiệu quả cao, mặt khác việc khai thác than sẽ ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh trong vùng, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh đó điều kiện khai thác, vận chuyển tiêu thụ, chế biến sử dụng than bùn cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Than ngọn lửa dài

Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn), với trữ lượng địa chất trên 100 triệu tấn. Hiện nay khai thác được thực hiện bằng phương pháp lộ thiên, than khai thác chủ yếu phục vụ sản xuất xi măng ở Hải Phòng và Bỉm Sơn với sản lượng trên dưới 100 nghìn tấn/năm. Nhưng do nhà máy Xi măng Hải Phòng sẽ ngừng hoạt động chuyển địa điểm về Huyện Thuỷ Nguyên, nhà máy xi măng Bỉm Sơn được cải tạo với công nghệ mới, nên không dùng than Na Dương từ năm 1999 trở đi. Than Na Dương là loại than có hàm lượng lưu huỳnh cao, có tính tự cháy, nên việc khai

thác, vận chuyển, chế biến sử dụng rất khó khăn và hạn chế. Do đó, Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứu hợp tác với nước ngoài xây dựng nhà máy điện Na Dương trong vùng mỏ, để sử dụng loại than này. Vì nếu không khai thác, than sẽ tự cháy và phá huỷ nguồn tài nguyên đồng thời gây tác động xấu hơn đến môi trường.

Than nâu

Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, trữ lượng dự báo 100 tỷ tấn. Theo đánh giá sơ bộ, than có chất lượng tốt, có thể sử dụng cho sản xuất điện, xi măng và công nghiệp hoá học. Nhưng để có thể khai thác được, cần tiến hành thăm dò ở khu vực Bình Minh - Khoái Châu - Hưng Yên, để đánh giá một cách chính xác trữ lượng, chất lượng than, điều kiện kiến tạo của vỉa than, nghiên cứu công nghệ khai thác thiết kế. Nói chung việc khai thác than này rất khó khăn về mặt địa hình, dân cư trong vùng và về phương pháp khai thác v.v... Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu địa chất và khai thác, đối với than Nâu ở đồng bằng sông Hồng thì có thể đưa vào đầu tư xây dựng mỏ và khai thác từ 2015-2020 trở đi. [28]

Nước ta ngành công nghiệp khai thác than đã ra đời và trải qua quá trình phát triển hơn 120 năm. Trong thời Pháp thuộc từ năm 1883 đến tháng 3/2001 đã khai thác trên 50 triệu tấn than sạch, đào 1041 km đường lũ, bóc và đổ thải hàng chục triệu m3 đất đá. Từ năm 1995 đến năm 2001 đã khai thác được gần 228 triệu tấn than sạch đào 1041 km đường lũ, bóc và đổ thải 795 triệu m3 đất đá trên diện tích bãi thải hàng trăm ha; sử dụng hàng triệu m3 gỗ chống lò, hàng trăm ngàn tấn thuốc nổ và hàng triệu tấn nhiên liệu các loại, trong đó riêng từ năm 1995 đến 2001 đã khai thác 73,4 triệu tấn than sạch (bằng 26,4 % tổng sản lượng toàn ngành khai thác từ trước tới nay), đào 504,5km đường lò; bóc và đổ thải 23,7 triệu m3 đất đá (đạt 48,5% tổng số đường lò và 29,8% tổng khối lượng đất đá của toàn ngành từ năm 1995 đến 2001).

b. Tình hình khai thác than ở Quảng Ninh

Hiện nay, Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn với công suất khai thác trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm (Hà Tu, Núi Béo, cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo Nai); 15

mỏ lộ thiên vừa và các công trường khai thác lộ thiên do các công ty khai thác hầm lò quản lý với công suất năm từ 100.000 – 700.000 tấn than nguyên khai. Ngoài ra còn một số điểm lộ vỉa và khai thác nhỏ với sản lượng khai thác hàng năm dưới

100.000 tấn than nguyên khai.

Hầu hết các mỏ lộ thiên khai thông bằng hệ thống hào mở vỉa bám vách vỉa than, thiết bị đào hào là máy xúc thủy lực gàu ngược kết hợp với máy xúc EKG. Hầu hết các mỏ lộ thiên đều áp dụng hệ thống khai thác xuống sâu dọc một hoặc hai bờ, đát đá chủ yếu được đổ ra bãi thải ngoài. Ở các mỏ và khai trường khai thác lộ thiên vừa và nhỏ phục vụ cho công tác bốc đất đá và khai thác sử dụng đồng bộ thiết bị vừa và nhỏ.

Hiện nay, cả nước có trên 30 mỏ than hầm lò đang hoạt động, trong đó có 8 mỏ có trữ lượng lớn, có công nghệ và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, với sản lượng tương đối lớn: 900-1300 ngàn tấn/năm. Các mỏ còn lại có sản lượng khai thác dưới 500 ngàn tấn/năm.

1.2.2.2. Tình hình quản lý môi trường

Là ngành khai thác, chế biến đặc thù với khả năng gây tác động xấu đến môi trường, nhất là môi trường không khí, nguồn nước. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, chính quyền địa phương và Vinacomin đã dành sự quan tâm thích đáng đến công tác bảo vệ môi trường với nhiều biện pháp cụ thể.

Trong đó, công tác lập và thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trước khi thực hiện khai thác, chế biến được đặt lên hàng đầu.

Bên cạnh đó, hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác cũng đã được quan tâm hơn trước. Đến nay, đã có 35/67 khu vực khai thác mỏ đã được phê duyệt dự án cải tạo, phục hồi môi trường với tổng chi phí 321 tỷ đồng. Song song đó, việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với các dự án cũng được thực hiện nghiêm túc với 36 dự án đã được ký quỹ với tổng số tiền khoảng 143 tỷ đồng.

Cùng với đó, các đơn vị sản xuất, kinh doanh than đã quan tâm, thực hiện công tác quan trắc môi trường và báo cáo định kỳ, gửi về Sở TNMT, hầu hết các thông số quan trắc đều đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Cũng trong thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, sự quan tâm của Vinacomin và các đơn vị sản xuất, kinh doanh than, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 32 trạm xử lý nước thải cho các đơn vị trong ngành.

1.2.3. Tổng quan các vấn đề môi trường về ngành than tại TP Hạ Long, TP Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh

a. Hiện trạng các nguồn ô nhiễm bụi và nước của ngành than

- Bụi: Bụi được tạo ra ở hầu khắp các khâu công nghệ khai thác mỏ. Bụi tác động đến môi trường bên ngoài chủ yếu là các khâu vận chuyển, sàng tuyển, chế biến và tiêu thụ than. Trong các khâu công nghệ, vận chuyển than là khâu tạo bụi lớn nhất, phạm vi ảnh hưởng rộng nhất. Tiếp đến là các khâu sàng tuyển và tiêu thụ.

- Nước thải mỏ:

Đối với khai thác lộ thiên: Lượng nước mưa rửa trôi bề mặt khai trường khai thác, bãi thải vào mùa mưa có khối lượng lớn, cuốn theo nhiều đất đá, than chưa đo lường được gây bồi lấp sông, suối, ao, hồ và vùng ven biển, gây ngập lụt các khu dân cư lân cận. Lượng nước thải này vẫn còn phát sinh kể cả khi các hoạt động mỏ đã kết thúc, vì vậy có tính tiềm tàng ảnh hưởng lâu dài.

Đối với nhà máy tuyển: Nước thải từ các nhà máy tuyển (Cửa Ông, Nam Cầu Trắng, Vàng Danh) hiện nay phần lớn được thu hồi tái sử dụng cho quá trình sàng tuyển.

b. Tình hình quản lý, xử lý

Công tác bảo vệ môi trường ở các vùng có hoạt động khai thác than đang và vẫn sẽ là vấn đề quan trọng có tính chất sống còn trong chiến lược phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản nói chung, khai thác than nói riêng

Căn cứ vào đặc thù của hoạt động khai thác khoáng sản, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ khoa học công nghệ của ngành than và tình hình quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua, có thể đề ra một số các nguyên tắc chung về biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với ngành than như sau:

+ Khống chế ô nhiễm phát sinh ngay tại nguồn;

+ Áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, hiện đại, ưu tiên phát triển khai thác bằng phương pháp hầm lò, hạn chế khai thác bằng phương pháp lộ thiên;

+ Quy hoạch cụm sàng tuyển hợp lý có xác định các vùng đệm với khu dân

cư;

+ Quy hoạch các tuyến đường vận chuyển hợp lý, ưu tiên vận tải bằng đường

sắt và vận tải băng tải (đặc biệt là băng tải ống);

+ Quy hoạch vị trí đổ thải hợp lý (tận dụng các bãi thải trong khu vực khai thác, hạn chế đổ thải ngoài) có tính đến việc hoàn nguyên sau khai thác và phương pháp đổ thải theo lớp;

+ Quy hoạch bến cảng hợp lý thành cụm cảng, không để các cảng tồn tại nhỏ lẻ tránh gây ô nhiễm bụi theo gió trên diện rộng trong khâu tiêu thụ;

+ Đầu tư xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trường tồn đọng nhiều năm qua tại vùng than Quảng Ninh.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí