Chương II
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thành phố Hạ Long
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
TP Hạ Long trải dài từ 20055’ đến 21005’ vĩ độ bắc, 106050’ đến 107030’ kinh độ đông.
Phía Bắc – Tây Bắc giáp huyện Hoành Bồ.
Phía Nam thông ra biển qua vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng. Phía Đông – Đông Bắc giáp thành phố Cẩm Phả.
Phía Tây – Tây Nam giáp huyện Yên Hưng.
Thành phố Hạ Long ở trung tâm của Tỉnh, có diện tích đất là 27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.
b. Địa hình
TP Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo.
c. Khí hậu
- Gió: Tốc độ gió ở các nơi rất khác nhau. Các đảo ngoài khơi tốc độ gió rất lớn, trung bình hàng năm là 5 m/s, ít khi gió lặng (≤3%), nhiều thời điểm tốc độ gió lên tới trên 40m/s. Mùa Đông từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Mùa Hè từ tháng 5 đến tháng 8, chủ yếu là gió nam và đông nam thổi từ biển vào.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC - 25oC.
- Mưa - ẩm: Hạ Long là một trong những địa phương có mưa nhiều của miền Bắc với lượng mưa trung bình 1800-2000mm/năm, nhưng phân bố theo không gian lãnh thổ rất khác nhau. Lượng mưa trung bình hàng năm ở khu vực từ 2000 mm đến 2400 mm. Tháng có mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9.
d. Thực vật
Do điều kiện thuận lợi về khí hậu, địa hình, hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh khá phong phú, có thành phần thuộc nhiều luồng di cư khác nhau như thảm thực vật rừng tự nhiên, thảm thực vật nhân tác, cảnh quan và đa dạng sinh học.
e. Tài nguyên thiên nhiên
Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Tài nguyên khoáng sản nổi bật là than đá, đá vôi. Không chỉ thế Hạ Long còn có nguồn tài nguyên du lịch và nhân văn vô cùng nổi tiếng, đó là di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
2.1.1.1. Điều kiện kinh tế xã hội và môi trường
a. Điều kiện kinh tế xã hội
Hạ Long là một đỉnh của tam giác công nghiệp miền Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Việc khai thác than đá đã hình thành từ lâu và trở thành một thế mạnh của thành phố với nhiều mỏ than lớn: Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo và hàng chục mỏ nhỏ, mỗi năm khai thác trên 10 triệu tấn than các loại. Gắn liền với các mỏ than là các nhà máy sàng tuyển, cơ khí các xí nghiệp vận tải và bến cảng.
Hạ Long phát triển mạnh công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản.
Thành phố Hạ Long là một trung tâm buôn bán lớn. Hàng xuất khẩu chủ yếu là than và hải sản, hàng nhập khẩu là xăng dầu, máy mỏ, sắt thép, phương tiện vận tải. Hạ Long là đầu mối buôn bán các mặt hàng công nghiệp, lương thực, thực phẩm cho sản xuất và tiêu dùng của vùng công nghiệp mỏ và vùng du lịch.
Hạ Long là thành phố du lịch; một trung tâm du lịch lớn nhất miền Bắc và số lượng khách du lịch đứng thứ 2 sau thành phố Hồ Chí Minh.
b. Điều kiện môi trường
TP Hạ Long có Vịnh Hạ Long là Kỳ quan Thiên nhiên Thế giới, việc bảo tồn giá trị kỳ quan phải được đặt lên hàng đầu. Môi trường vịnh từ vành đai, vùng đệm đến vùng lòi đều phải được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Do Hạ Long là thành phố phát triển về ngành du lịch và ngành công nghiệp khai thác than nên vấn đề môi trường hết sức được chú trọng.
Hiện nay trên thành phố đã quy hoạch rò rệt: khu vực Bãi Cháy, phát triển du lịch, tại đó đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất để phục vụ mục đích du lịch, và khu vực sản xuất than tập trung ở phía bắc khu vực Hòn Gai.
Phát triển du lịch kèm theo một lượng lớn chất thải và nước thải phát sinh. Vấn đề rác thải đã được các doanh nghiệp chú trọng, thu gom triệt để, không để ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị. Ngoài ra, vấn đề thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư cũng được các phường xã thực hiện. Nước thải sinh hoạt từ các nhà hàng, khách sạn đã được đấu nối ra hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Cái Dăm.
Ở Hạ Long ngành “công nghiệp có khói” song hành với ngành “công nghiệp không khói”. Trước đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hạ Long luôn
được người dân và chính quyền quan tâm vì các công ty than ngày càng tăng côngsuất khai thác mỏ, hầu hết nước thải mỏ và đất đá thải mang tính axit, độ đục cao
đều được đổ trực tiếp ra vịnh mà không qua bất cứ quy trình xử lý nào. Tại các cảngthan, tình trạng vận chuyển, bốc rót than trong “vùng bảo vệ tuyệt đối” vẫn có.Nhiều tàu trọng tải lớn đến nhận than không vào cảng được phải dùng biện phápchuyển tải nên lượng than rơi vãi xuống vịnh Hạ Long khá nhiều. Tuy nhiên do sựchỉ đạo của các sở ban ngành tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long, hiện nay, môi
trường thành phố đã được khắc phục đáng kể. Việc khai thác than lộ thiên đã đượcgiảm thiểu nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Vinacomin đã đầu tư xây dựngcác công trình, hệ thống xử lý nước thải mỏ tập trung. Việc khai thác than khôngcòn trải dài theo địa bàn thành phố mà tập trung vào một số khu vực như Hà Lầm,Hà Trung, Hà Tu.
2.1.2. Thành phố Cẩm Phả
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Cẩm Phả nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía đông bắc, cách thành phố Hạ Long 30 km, có toạ độ địa lý từ 20o58'10 - 21o12' vĩ độ bắc, 107o10' - 107o23'50 kinh độ đông.
Thành phố Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 486,45 km², địa hình chủ yếu đồi núi. Đồi núi chiếm 55,4% diện tích, vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oc, độ ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa hàng năm 2.307 mm, mùa đông thường có sương mù.[12]
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội và môi trường
Thành phố Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du lịch...Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 14%, thu ngân sách thành phố là 751 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.300 USD.
Trữ lượng khoáng sản chủ yếu của Cẩm Phả là than đá, với tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than của toàn tỉnh Quảng Ninh. Cẩm Phả có hệ thống đường sắt dùng chuyên chở than chạy dọc thành phố chở than đến Nhà máy Tuyển Than Cửa Ông, các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy, Thống Nhất. Ngoài ra, các khoáng sản khác như antimon, đá vôi, nước khoáng đều là những tài nguyên quý hiếm. Vùng núi đá vôi ở Cẩm Phả là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng, với Nhà máy xi măng Cẩm Phả. Thành phố Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp.[3]
TP Cẩm Phả là một trong những trung tâm khai thác than lớn của cả nước do vậy lượng đất đá, nước thải và bụi thải ra môi trường hàng năm là rất lớn. Nhằm khắc phục những tác động xấu do hoạt động khai thác than mang lại, thời gian qua
ngành than đã không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT) ở khu vực này. Để đẩy mạnh cho công tác giảm thiểu bụi, tính đến thời điểm này, Vinacomin cũng đã hoàn thành xây dựng thí điểm 1 trạm rửa xe ô tô tự động ở Công ty CP than Cọc Sáu và 2 trạm rửa xe ô tô ở Công ty Tuyển than Cửa Ông. Trên cơ sở các trạm đã có sẽ rút kinh nghiệm để đầu tư tiếp các trạm rửa xe ô tô trên các tuyến đường từ mỏ, cảng than ra. Mục tiêu là sau năm 2020, tất cả các phương tiện trước khi vào khu vực đô thị đều được rửa sạch. Những năm gần đây ở một số địa phương trên địa bàn thành phố xảy ra hiện tượng sụt lún đất, tạo ra các hố lớn mà người dân còn thường gọi là “hố tử thần”. Những vấn đề khác về môi trường phát sinh do hoạt động khai thác than như bụi bẩn, ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, nước mặt, tình trạng xói mòn, rửa trôi từ các bãi thải khi mùa mưa tới.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 – tháng 5 năm 2013
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là các nguồn thải bụi gây ô nhiễm môi trường không khí: khai thác lộ thiên (bốc, xúc, nổ mìn…), vận chuyển đất đá thải, sản phẩm, đổ thải tại bãi thải, bốc dỡ than tại các cảng, các công đoạn sản xuất tại nhà sàng tuyển…
Các nguồn nước thải mỏ: nước từ các hầm lò, từ sàng tuyển, nước từ các moong, nước mưa chảy tràn qua khai trường…
Đặc điểm các nguồn thải và chất thải. Các biện pháp giảm thiểu các nguồn thải.
2.4. Phương pháp luận
- Phân tích hệ thống: làm rò về hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội của TP Hạ Long và TP Cẩm Phả.
- Áp lực: hoạt động khai thác, sản xuất than tại TP Hạ Long và TP Cẩm Phả gây ô nhiễm đất, nước, không khí, hệ sinh thái, ảnh hưởng đến cuộc sống con người.
- Hiện trạng về ảnh hưởng của quá trình sản xuất than trên địa bàn trọng điểm của 2 thành phố Hạ Long và Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh đến môi trường trong khu vực.
- Tác động của bụi và nước thải trong quá trình sản xuất than đến môi trường và cuộc sống con người.
- Đáp ứng sử dụng các công cụ kinh tế, luật pháp, các công nghệ sản xuất mới để đưa ra những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đến môi trường do hoạt động sản xuất than gây ra.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:
- Thu thập các dữ liệu đã có về hiện trạng môi trường khu vực TP Hạ Long và TP Cẩm Phả.
- Thiết kế và điều tra bằng bảng câu hỏi, tổng hợp thông tin, dữ liệu hiện có về các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
2.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập tài liệu tại Sở Tài nguyên và môi trường Quảng Ninh, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Công an tỉnh Quảng Ninh.
- Các tài liệu thu thập được phục vụ cho báo cáo:
+ ĐTM của các mỏ than tại các khu vực trọng điểm: mỏ Núi Béo, Mỏ Cao Sơn, Mỏ Cọc Sáu.
+ Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ của các mỏ than trong khu vực.
+ Các báo cáo tổng kết, đánh giá môi trường hàng năm của Sở Tài nguyên và môi trường Quảng Ninh.
2.5.3. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân
Đánh giá nhanh về chất lượng môi trường không khí, lưu lượng vận chuyển than tại cung đường vận chuyển than của cảng than Nam Cầu Trắng thuộc địa phận khu 6 phường Hồng Hà, TP Hạ Long.
2.5.4.Phướng pháp quan trắc môi trường
Thiết bị, phương pháp quan trắc môi trường nước
Chỉ tiêu | Phương pháp | Thiết bị | |
1 | Nhiệt độ | Đo nhanh tại hiện trường theo QCVN05:2009/BTNMT | Máy đo nhanh chất lượng nước: WATERPROOF pH Testr 10 |
2 | pH | Đo nhanh tại hiện trường theo QCVN05:2009/BTNMT | Máy đo nhanh chất lượng nước: WATERPROOF pH Testr 10 |
3 | TSS | PP khối lượng theo QCVN08:2008/BTNMT, QCVN09:2008/BTNMT, QCVN24:2009/BTNMT | Tủ sấy Binder, ED53 (Đức) Cân phân tích 10-4 |
4 | COD | Xác định lượng oxy tiêu thụ để oxy hóa hết các hợp chất hữu cơ bằng phương pháp hóa học. | Bếp đốt Palintest (Anh) Thiết bị đo chuẩn độ tự động TITRONIC96 (Đức) |
5 | BOD5 | Đo lượng oxy tiêu thụ sau 5 ngày. | Tủ ổn nhiệt BOD TS 606 – G2 WTW |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá một số nguồn ô nhiễm bụi, nước thải trong ngành than trên địa bàn trọng điểm thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý đến năm 2015 - 1
- Đánh giá một số nguồn ô nhiễm bụi, nước thải trong ngành than trên địa bàn trọng điểm thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý đến năm 2015 - 2
- Thực Trạng Môi Trường Do Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Trong Ngành Than
- Đánh Giá Hiện Trạng Các Nguồn Gây Ô Nhiễm Không Khí Của Ngành Than
- Tải Lượng Bụi Phát Sinh Từ Hoạt Động Vận Chuyển
- Biểu Đồ Diễn Biến Cặn Lơ Lửng Sông Hồ Khu Vực Cụm Mỏ Than Hòn Gai Năm 2005 2009
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
2.5.5. Phương pháp so sánh
Để đánh giá mứ c đô ̣ô nhiêm
môi trường , Luận văn sử duṇ g các Quy chuẩn
kỹ thuật về môi trường dưới đây để so sánh, đánh giá:
+ TCVN 5949:1998: Âm học, tiếng ồn khu công cộng và dân cư.
+ QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuât Q xung quanh.
uốc gia về chất lươn
g không khi
+ QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuâṭ Quốc gia về chất lương
không khí - Nồng đô ̣tối đa cho phép của môt quanh.
số chất đôc
haị trong không khí xung
+ QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩ n kỹ thuâṭ Quốc gia về chất lương nước măṭ.
+ QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuâṭ Quốc gia về chất lươn
biển ven bơ.̀
g nước
+ QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp
+ Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 3/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý.