Tổng Hợp Doanh Thu Du Lịch Sinh Thái Từ Năm 2011 – 2016


Bảng 4.11. Số lượt khách tham quan từ năm 2011 - 2016


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Quốc

tế


3.507


3.595


4.446


5.703


6.525


7.962


Nội địa


15.985


14.760


13.902


17.514


20.139


24.494


Tổng


19.492


18.355


18.348


23.217


26.664


32.456

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

(Nguồn: Đề án phát triển DLST giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030).


35.000


30.000


25.000


20.000

Quốc tế Nội địa

Tổng

15.000


10.000


5.000


-

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Biểu đồ 4.1. Số lượt khách tham quan từ năm 2011 - 2016


Bảng 4.12. Tổng hợp doanh thu du lịch sinh thái từ năm 2011 – 2016

Đơn vị tính: ngàn đồng


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Quốc

tế


3.664.302


4.309.810


4.324.742


5.030.413


4.318.976


4.579.000

Nội

địa


2.228.650


2.639.510


2.678.953


3.228.073


4.194.515


4.641.000

Tổng

5.894.963

6.951.332

7.005.708

8.260.500

8.515.506

9.220.000

(Nguồn: Đề án phát triển DLST giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030).



Quốc tế Nội địa Tổng

10.000.000

9.000.000

8.000.000

7.000.000

6.000.000

5.000.000

4.000.000

3.000.000

2.000.000

1.000.000

-

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Biểu đồ 4.2. Doanh thu du lịch sinh thái từ năm 2011 - 2016

Bình quân số ngày du khách ở lại vườn hàng năm cũng có xu hướng tăng. Năm 2011 là 1 ngày, năm 2016 là 1,5 ngày. Tuy nhiên nếu tính riêng cho khách nước ngoài thì số ngày du khách lưu trú tại Vườn cao hơn (năm 2016 là 3,1 ngày so với năm 2011 là 2,9 ngày) [0].

Hiện nay Trung tâm GDMT&DV đã có mối quan hệ hợp tác thường xuyên với hơn 30 công ty du lịch, công ty lữ hành trong và ngoài nước. Hầu hết các công ty có trụ sở đóng tại TPHCM. Ngoài ra, có một số công ty ở các tỉnh thành khác như: Biên Hòa, Cần Thơ, Đà Lạt, Hà Nội…


Chất lượng phục vụ du khách đã được nâng lên, các dịch vụ cũng đã được cải thiện và du khách sử dụng nhiều hơn, số khách lưu trú và tham quan dài ngày tại vườn ngày càng tăng.

Kết quả phỏng vấn 500 khách đến VQG Cát Tiên cho thấy họ rất quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng ở VQG Cát Tiên, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng công tác này vẫn chưa thực sự thực hiện tốt. Hầu hết khách đồng ý với mức giá cả dịch vụ hiện nay của Vườn, họ sẵn sàng chi trả từ 500.000 – 1.000.000 đồng cho sản phẩm du lịch họ yêu thích và mong muốn sẽ thăm lại Vườn trong tương lai (xem bảng 4.13).


Bảng 4.13. Đánh giá mức độ quan tâm của khách đối với VQG Cát Tiên



Đánh giá

Mức độ quan tâm QLBVR


QLBVR

của Vườn


Giá dịch vụ


Đồng ý chi trả (ngàn đồng)


Thăm lại



Không

Chưa tốt

Bình thường


Tốt


Thấp

Hợp lý


Cao


200


400


600


800


1000



Không

Số người


500


0


126


248


126


179


232


89


192


56


54


37


167


475


25

Tỷ lệ

(%)


100


0


25,2


49,6


25,2


35,8


46,4


17,8


38,4


11,2


10,8


7,4


33,4


95,0


5,0


b. Các hoạt động quảng bá tiếp thị

VQG Cát Tiên đã xây dựng website, in ấn tờ rơi, tờ bướm để quảng bá về DLST.

Trung tâm GDMT&DV đã tham gia vào Hiệp hội Du lịch tỉnh Đồng Nai để cùng phối hợp và trong lĩnh vực quảng bá, kết nối các tour, tuyến và xây dựng chiến lược maketing phát triển DLST.

Phối hợp với các báo, đài Trung ương và các tỉnh đến Vườn để xây dựng chương trình quảng bá giới thiệu về ĐDSH, sinh thái, tài nguyên và du lịch tại Vườn.


Thực hiện việc bán hàng trực tuyến thông qua website của Vườn và các website bán phòng trực tuyến có uy tín trên thị trường.

Cùng với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai tham gia trưng bày và giới thiệu các sản phẩm du lịch của Vườn tại hội chợ du lịch quốc tế TP. HCM.

c. Đánh giá về lao động

Đội ngũ lao động du lịch hiện tại còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng, được sử dụng từ nhiều nguồn nhân lực khác nhau, chưa phù hợp với công tác du lịch, chưa được đào tạo các kiến thức, kỹ năng về hoạt động du lịch.

Số lao động là người dân địa phương đang hoạt động tại các cơ sở du lịch của VQG Cát Tiên là 46 người, trong đó Trung tâm GDMT&DV là 29 người, khu nhà nghỉ Forest Floor Logde là 7 người, khu vực nhà hàng là 10 người.

d. Cơ sở hạ tầng du lịch

- Phương tiện vận chuyển: Cát Tiên có các loại hình vận chuyển như: ô tô, xe đạp, cano, xuồng chèo tay phục vụ du khách đi các tuyến điểm tham quan và đưa đón đến và rời Vườn.

- Lưu trú: VQG Cát Tiên có 57 phòng nghỉ với sức chứa khoảng 148 người và 1 điểm cắm trại ngoài trời với số lượng mỗi đoàn không quá 120 người. Công suất sử dụng phòng mỗi năm bình quân đạt 50 – 60%.

Các cơ sở hạ tầng hiện nay như khách sạn, nhà hàng, khu cắm trại đã được xây dựng tại phân khu dịch vụ - hành chính theo quy chế quản lý của các VQG và KBTTN. Ðối với những cơ sở xây dựng mới được sử dụng vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương.

- Ăn uống: có 2 nhà hàng có thể phục vụ ăn, uống cho các đoàn khách từ

150 - 200 người.


Kết quả phỏng vấn 500 khách tham quan trong đó có 396 khách đến lần đầu và 104 khách đến lần 2, không có khách nào đến 3 lần trở lên. Hầu hết khách đến VQG Cát Tiên đều hài lòng với chuyến đi của mình, tuy nhiên khách vẫn đưa ra những ý kiến về những điều cần cải thiện nếu muốn thu hút khách trong tương lai (xem bảng 4.14).


Bảng 4.14. Đánh giá mức độ hài lòng của khách đối với VQG Cát Tiên



Đánh giá


Sức hấp dẫn

Mức độ hài

lòng


Cần cải thiện



Không

Hài lòng

Chưa hài

long

Ẩm thực


Đường

Phương tiện

Phòng nghỉ

Sản phẩm

du lịch

Con

người

Số

người


417


83


333


167


102


102


189


294


203


156

Tỷ lệ

(%)


83,4


16,6


66,6


33,4


20,4


20,4


37,8


58,8


40,6


31,2

e. Các tuyến du lịch:

VQG Cát Tiên hiện nay đang khai thác 12 tuyến, điểm du lịch

- Tuyến cây Tung – Băng Lăng 5 Ngọn – cây Gõ Bác Đồng – Bến Cự

- Tuyến Thác Trời – Rừng Bằng Lăng Đạ Cộ.

- Tuyến Bàu Sấu.

- Tuyến Cây Si Trăm Thân – Bằng Lăng Lộc Bình – Bằng Lăng 6 Múi – Đa Lộc Giao.

- Tuyến xem thú đêm.

- Tuyến tham quan dọc sông Đồng Nai.

- Tuyến tham quan làng đồng bào dân tộc Mạ Stiêng ở Tà Lài.

- Các tuyến điểm xem chim.

- Tuyến mạo hiểm xuyên rừng (được thiết kế trong tour trải nghiệm kiểm lâm hoặc theo yêu cầu của khách).

- Tham quan khu cứu hộ gấu.


- Tham quan khu cứu hộ linh trưởng Đảo Tiên.

- Tuyến xem vượn hoang dã.

Kết quả phỏng vấn du khách cho thấy có 4 tuyến điểm được yêu thích nhất:

- Tuyến cây Tung – Băng Lăng 5 Ngọn – cây Gõ Bác Đồng – Bến Cự

- Bàu sấu

- Tuyến xem thú đêm.

- Tuyến Cây Si Trăm Thân – Bằng Lăng Lộc Bình – Bằng Lăng 6 Múi – Đa Lộc Giao.

Hình 4 4 Sơ đồ tuyến điểm du lịch tại VQG Cát Tiên Hiện tại VQG Cát Tiên 1

Hình 4.4. Sơ đồ tuyến, điểm du lịch tại VQG Cát Tiên


Hiện tại VQG Cát Tiên đang triển khai 15 hoạt động du lịch phục vụ khách tham quan (xem bảng 4.15). Trong đó hoạt động được khách lựa chọn nhiều nhất là hoạt động xem thú hoang dã ban đêm, trong 500 khách được phỏng vấn có 342 khách lựa chọn hoạt động này, chiếm tỷ lệ 68,4%. Đứng thứ 2 là 2 hoạt động: quan sát động, thực vật và cảnh quan và tham quan bằng xe đạp chiếm tỷ lệ bằng nhau 57,2%.

Bảng 4.15. Các hoạt động du lịch tại VQG Cát Tiên



Hoạt động du lịch

Số

người

Tỷ lệ

(%)

Đi bộ ít nhất 1 ngày

84

16,8

Đi bộ nhiều hơn 1 ngày

32

6,4

Quan sát động, thực vật và cảnh quan

286

57,2

Xem chim

78

15,6

Quan sát động vật hoang dã ban đêm

342

68,4

Chụp ảnh, quay phim

271

54,2

Giáo dục, tham quan trường học

0

0,0

Tham quan các di tích lịch sử

19

3,8

Tham quan làng bản/cộng đồng

32

6,4

Khám phá hang động

32

6,4

Chèo thuyền

78

15,6

Picnic/Cắm trại

162

32,4

Tham quan bằng xe đạp

286

57,2

Tham quan các khu vực văn hóa và tâm linh

27

5,4

Hội nghị, hội thảo, xây dụng nhóm, du lịch mạo hiểm ...

27

5,4

f. Đánh giá khả năng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên

Hiện nay, DLST đang được xem là một hiện tượng mang tính toàn cầu.

DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo


dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Nói cách khác, DLST là loại hình khai thác tìm hiểu đa dạng HST tự nhiên gồm hệ sinh thái động vật, thực vật, HST nhân văn, HST rừng, HSt thủy vực,…Do vậy, VQG Cát Tiên đang đứng trước cơ hội để từng bước khai thác tiềm năng vốn có cho phát triển kinh tế nhằm mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, đó là khai thác tiềm năng cho phát triển DLST, đồng thời vẫn đáp ứng được yêu cầu về công tác bảo tồn trong quản lý và phát triển lâm nghiệp bền vững.

Theo kinh nghiệm phát triển DLST ở Việt Nam, cũng như trên thế giới, tỷ lệ khách lưu trú tại VQG xác định như sau:

- Thời kỳ 2011 đến 2015 số lượng khách du lịch hàng nãm từ 20.000 –

25.000 khách/năm.

- Thời kỳ 2016 đến 2020 số lượng khách du lịch từ 30.000 khách/năm. Khách quốc tế từ 3.500 – 5.000 khách hàng năm của nhiều quốc gia.

Nhờ công tác QLBVr rừng tốt nên tài nguyên thiên nhiên, ĐDSH và môi trường vẫn giữ được những nét hoang dã, tự nhiên đó là điều kiện tiên quyết để thu hút khách du lịch.

g. Các loại hình du lịch

Hiện tại VQG Cát Tiên có 5 loại hình du lịch như sau:

- Du lịch khám phá thiên nhiên,

- Du lịch nghiên cứu, học tập,

- Du lịch hội nghị, hội thảo

- Du lịch nghỉ dưỡng.

- Du lịch tình nguyện

4.3.1.2. Các hoạt động được chi từ nguồn thu DLST

Doanh thu DLST hàng năm sau khi trừ các loại thuế và các khoản đóng góp khác được trích chi cho các hoạt động gồm tái đầu tư dịch vụ du lịch,

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí