Các Nguồn Tài Nguyên Thiên Nhiên Khác


lồ ô và mum chúng tạo thành các khu rừng lớn, những nơi ngập nước chỉ có tre La ngà tồn tại (hình 4.5 – phụ lục 2).

+ Thảm thực vật đất ngập nước:

VQG Cát Tiên có diện tích đầm lầy lớn, mùa mưa rộng khoảng 2.500ha, mùa khô diện tích thu hẹp còn khoảng 100 – 150 ha, qua đó đã tạo nên một thảm thực vật đất ngập nước phong phú, điển hình là Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá.

Thảm thực vật đất ngập nước là sinh cảnh thích hợp của loài cá sấu Xiêm, các loài động thực vật thủy sinh, các loài chim nước, các loài cá nước ngọt. Các loài thú lớn như Heo rừng, Nai, Bò Tót,…cũng thường quần cư ở khu vực này vào mùa khô. Thực vật ưu thế là các loài cây gỗ chịu nước như Đại phong tử, Lộc vừng, Săng đá xen lẫn với lau, lách, cỏ đế, lau sậy,...

Nhận xét:

- Thảm thực vật rừng của VQG Cát Tiên rất phong phú và đa dạng (30 quần hợp, ưu hợp thực vật khác nhau), nó thể hiện tính phong phú của thành phần thực vật rừng, các ưu hợp thực vật đặc trưng của vùng Đông Nam bộ như : Ưu hợp thực vật họ Dầu (Dipterocarpaceae) + họ Tử vi (Lythraceae), Ưu hợp thực vật họ Dầu (Dipterocarpaceae) + họ Đậu (Fabaceae), Ưu hợp thực vật Lồ ô (Bambusa) + họ Đại kích (Euphorbiaceae), (7) Quần hợp Lồ ô (Bambusa procera).

- Các nhân tố địa chất, thổ nhưỡng và các tác động của con người đã ảnh hưởng tới việc hình thành các ưu hợp thực vật như các ưu hợp trong rừng thứ sinh nhân tác, các ưu hợp thực vật trên vùng đất ngập nước, vùng bán ngập.

- Sự phong phú của các ưu hợp thực vật của VQG Cát Tiên là điều kiện thuận lợi để các loài động vật cư trú, sinh sống và phát triển và có giá trị, ý nghĩa về mặt bảo tồn.


4.1.2.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác

Kết quả phối hợp nghiên cứu giữa Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai và VQG Cát Tiên đã phân loại, định danh khoa học 370 loài, phân bố trong 128 chi, 45 họ và 22 bộ. Ngoài ra đã phát hiện song chưa phân tích định loại được khoảng 60 loài nấm lạ, gần 200 loài được sưu tập và bảo quản tại phòng mẫu của VQG Cát Tiên. Trong quá trình nghiên cứu đã sưu tập được trên 2.000 ảnh màu của gần 400 loài nấm được phát hiện trong quá trình khảo sát, thu thập và lưu giữ gần 30 loài nấm ăn được và nấm dược liệu. Đã xác định được ở Cát Tiên hơn 300 loài nấm Đảm (basidiomycetes) thường gặp đã ghi nhận có ở Việt Nam đồng thời xác định thêm hơn 90 loài nấm mới, hơn 20 chi mới (hoặc mới tách), một họ mới là Bondarezwiaceae và một bộ mới là Bondarzewiales[0]

4.1.2.3. Hệ động vật

Các kết quả nghiên cứu đã thống kê được ở VQG Cát Tiên có 1.459 loài động vật hoang dã thuộc 218 họ, 55 bộ[0], Các loài động vật được trình bày tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Thành phần động vật của VQG Cát Tiên


Nhóm

Số bộ

Số họ

Số loài

Thú

12

21

105

Chim

17

68

349

Bò sát + Ếch nhái

4

21

121

9

32

134

Côn trùng

9

66

750

Tổng số

55

218

1.459

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Cát tiên - 8

Với 1.459 loài động vật, côn trùng đã xác định VQG Cát Tiên là nơi rất đa dạng về thành phần các loài động vật.

- Những giá trị về bảo tồn nguồn gien của động vật rừng VQG Cát Tiên


như sau:

- Lớp Thú: Gồm 105 loài thuộc 21 họ, 12 bộ, trong đó có 39 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 93 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2016), như bò Banten, bò Gaur, hổ, gấu chó, voi, báo hoa mai, báo lửa, chó sói, voọc chân đen, sóc bay lớn,... (hình 4.7, 4.8 – phụ lục 2)

- Lớp Chim: gồm 351 loài thuộc 68 họ của 18 bộ. Trong đó có 120 loài (chiếm 34,4%) thuộc 95 chi, 43 họ, 16 bộ là các loài quý hiếm theo các tiêu chí [0] và[0]. Đặc biệt loài Gà so cổ hung là loài quý hiếm và đặc hữu của Đông Nam á và của Việt Nam, đã được xem là bị tuyệt chủng hoàn toàn. Năm 1997, các nhà khoa học đã phát hiện ra loài này còn có mặt ở VQG Cát Tiên.

- Lớp Bò sát - Ếch nhái: Gồm 121 loài, thuộc 21 họ, 4 bộ. Trong đó có 36 loài thuộc 28 chi, 13 họ, 04 bộ là loài quý hiếm theo các tiêu chí Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính Phủ; Sách Đỏ Việt Nam - Phần động vật [0,0].

- Lớp Cá: Gồm trên 134 loài, thuộc 32 họ, 9 bộ. Trong đó có 1 loài nằm trong Danh lục Đỏ IUCN [0] (cá mơn hay còn gọi là cá rồng), 9 loài của Sách Đỏ Việt Nam (2007) như cá lăng bò, cá chài, cá lăng nha, cá lóc bông, cá rồng,...

- Lớp Côn trùng: Đã điều tra được 750 loài thuộc 66 họ, 9 bộ trong đó có 05 loài có tên trong [0,0]

Những giá trị đặc biệt động vật rừng của VQG Cát Tiên có những loài động vật như: Trong lớp thú có 3 loài đặc hữu Việt Nam như Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), Hoãng nam bộ (Muntiacus muntjak annamensis), bò sát và ếch nhái có 4 loài đặc hữu Việt Nam như Cóc mắt trung gian (Brachytarsophrys intermedia), Nhái bầu vẽ (Microhyla picta), Chàng mile (Silvirana milleti), Thạch sùng ngón vằn lưng (Cyrtodactylus irregularis), lớp cá có 1 loài đặc hữu cá chiên [0]. Ngoài ra VQG Cát Tiên nằm trong vùng


Chim đặc hữu (EBA) vùng đất thấp nam Việt Nam, đã ghi nhận quần thể của 3 loài chim trong vùng chim đặc hữu là: Gà so cổ hung (Arborophila davidi), Gà tiền mặt vàng (Polyplectron germaini), Chích chạch má xám (Macronous kelleyi)[0]

Nhận xét:

Thành phần động vật rừng của VQG Cát Tiên rất đa dạng về số lượng, chủng loại trong tất cả các lớp: Thú, Chim, Bò sát, ếch nhái, côn trùng.

Có nhiều loài thú lớn thuộc nhóm động vật nguy cấp, bị đe dọa tuyệt chủng hiện còn phân bố ở VQG Cát Tiên như Voi, Gấu chó, Bò Gaur, cá Sấu...

Sự phong phú và đa dạng của thành phần động vật rừng của VQG Cát Tiên là cơ sở để thực hiện bảo tồn tại chỗ động vật rừng trong môi trường sống tự nhiên và đã được công nhận là KDTSQ của Việt Nam, thế giới.

Động vật hoang dã ở VQG Cát Tiên là cơ sở để thực hiện các đề tài, chương trình nghiên cứu về động vật hoang dã về các nội dung: Môi trường sống, nguồn thức ăn, các chuỗi quan hệ giữa động vật - thực vật, động vật - động vật.

4.1.2.4. Cảnh quan thiên nhiên

VQG Cát Tiên có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có con sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên chảy qua nhiều địa hình tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, như Thác Trời, Thác Dựng, Thác Bến Cự, Thác Mỏ Vẹt luôn hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước (hình 4.9, 4.10 – phụ lục 2).

Hiện nay VQG Cát Tiên đã có 14 tuyến tham quan, 2 chòi quan sát chim thú rừng[0] Du khách có thể đi bộ, xe đạp, ô tô, xuồng máy, ca nô để thưởng thức không khí trong lành, cảnh đẹp thiên nhiên, quan sát chim, thú rừng.


Mỗi tuyến tham quan có những cảnh đẹp khác nhau, càng đi sâu vào rừng càng thấy vẻ đẹp của VQG Cát Tiên gắn liền với nhiều câu chuyện thần thoại lưu truyền nhiều đời trong dân gian. Giới thiệu một số tuyến như:

- Tuyến rừng Bằng lăng thuần loại.

- Tuyến cây Gõ Bác Đồng (năm 1988, đ/c Cố vấn Phạm Văn Đồng đến VQG Cát Tiên, Bác Đồng đã tham quan cây gõ đỏ này có đường kính khoảng 2m. Để kỷ niệm chuyến đi thăm và làm việc của Bác chúng tôi đã đặt tên cây gõ này là cây Gõ Bác Đồng).

- Tuyến cây si, có cây si với bộ rễ khổng lồ phát triển trên dòng suối.

- Tuyến Thác Trời, Thác Dựng.

- Tuyến sinh thái với nhiều loài thực vật cổ, dây leo đa dạng, nhiều cây gỗ cổ thụ, cây thuốc và điểm dừng chân là cây Gõ đỏ có đường kính 3,7m.

- Tuyến tham quan làng đồng bào dân tộc Tà Lài: là di tích lịch sử còn sót lại trong thời kỳ kháng chiến và là nơi có đồng bào dân tộc S’Tiêng, Châu Mạ còn giữ được phong tục và bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo như lễ hội cúng Giàng, lễ hội đâm Trâu.

Số lượng du khách ngày càng tăng trong những năm gần đây, VQG Cát Tiên đã có phương án phát triển DLST kết hợp với việc bảo tồn ĐDSH, không để du lịch mâu thuẫn với công tác bảo tồn, quan tâm đến việc giáo dục du khách về công tác bảo tồn, giữ gìn môi trường sạch đẹp, hạn chế số lượng du khách vào các tuyến tham quan.

4.1.3. Chức năng nhiệm vụ của VQG Cát Tiên

4.1.3.1. Chức năng

VQG Cát Tiên là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc TCLN – BNN&PTNT, có chức năng QLBV, phát triển rừng đặc dụng; bảo tồn, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, ĐDSH, nguồn gien sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan; nghiên cứu khoa học; cung


ứng DVMTR và DLST thuộc phạm vi được giao quản lý và theo quy định của pháp luật (Quyết định số 571/QĐ-TCLN - VP ngày15/12/2014).

4.1.3.2. Nhiệm vụ

1. Quản lý bảo vệ, phát triển rừng

a) Trình Tổng cục trưởng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng; điều chỉnh khu rừng đặc dụng; phát triển khu rừng bền vững thuộc phạm vi quản lý của Vườn;

b) Thực hiện bảo vệ hệ sinh thái rừng, phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học hiện có; ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại rừng, cảnh quan;

c) Tổ chức các hoạt động thu hút cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân vùng đệm theo mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững;

d) Bảo vệ rừng đầu nguồn phục vụ công trình thủy điện Trị An.

2. Bảo tồn các hệ sinh thái rừng, cứu hộ, phát triển sinh vật, phục hồi tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên

a) Bảo tồn các hệ sinh thái rừng; phòng trừ bệnh dịch và sinh vật ngoại lai xâm hại; phục hồi phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn các loài động, thực vật đặc hữu, quý, hiếm và các loài có nguy cơ tuyệt chủng;

b) Quản lý, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên trong Vườn;

c) Phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật;

d) Tiếp nhận, cứu hộ các loài bản địa hoặc các loài phù hợp với sinh cảnh tự nhiên của Vườn hoặc các loài phục vụ nghiên cứu khoa học;

đ) Nuôi cứu hộ, nuôi bán hoang dã nhằm tái thả sinh vật về môi trường tự nhiên và phục vụ nghiên cứu khoa học;


e) Lưu trữ, bảo tồn nguồn gen các loài nguy cấp, quý, hiếm, có nguy cao tuyệt chủng;

f) Duy trì giống gốc, cung cấp nguồn giống cho phát triển gây nuôi theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

a) Tổ chức, triển khai nghiên cứu khoa học về bảo vệ, bảo tồn, cứu hộ và phát triển động, thực vật rừng, đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với các loài động, thực vật đặc hữu, quý, hiếm, nguy cấp;

b) Tổ chức các dịch vụ nghiên cứu khoa học, học tập và cung ứng giống cây rừng, động vật rừng từ hoạt động nghiên cứu khoa học tại Vườn;

c) Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức triển khai sau khi được phê duyệt.

d) Sưu tập, nuôi trồng thực nghiệm, bảo tồn nguồn gien các loài động, thực vật rừng hoang dã.

đ) Xây dựng chương trình, dự án hợp tác quốc tế về quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; tổ chức các hoạt động hợp quốc tế sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

e) Nghiên cứu xây dựng các mô hình lâm nghiệp trang trại, mô hình khuyến lâm, nông ngư ở vùng đệm, mô hình làng du lịch, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân cả nước.

4. Tổ chức hoạt động giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường rừng

a) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, dự án phát triển dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái của Vườn và tổ chức thực hiện. Tạo nguồn thu từ du lịch để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, cứu hộ, bảo tồn và phát triển.


b) Tổ chức thực hiện và liên doanh, liên kết, cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái theo quy hoạch và quy định hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng ký kết.

c) Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, môi trường; hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đối với du khách du lịch và cộng đồng dân cư sống quanh Vườn; kiểm tra việc thực hiện các hoạt động quảng bá, tiếp thị để thu hút khách du lịch.

4.2. Nghiên cứu các giá trị gia tăng của VQG Cát Tiên

4.2.1. Các dịch vụ HST ở VQG Cát Tiên

Địa điểm nghiên cứu là cảnh quan VQG Cát Tiên bao gồm phía nam Cát Tiên nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bắc Cát Tiên nằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và tây Cát Tiên nằm trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Vùng lõi và vùng đệm bao gồm 33 xã được xác định các giá gia tăng của HST. Mặc dù trọng tâm chính của nghiên cứu là giá trị gia tăng của HST VQG Cát Tiên, tuy nhiên bên cạnh đó tác giả cũng quan tâm đến những cảnh quan liên quan tới hoạt động của con người.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022