Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 của quận Nam Từ Liêm - 2

Bảng 1. 2: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Nam Từ Liêm

..........................................................................................................22

Bảng 2. 1: Hiện trạng sử dụng đất quận Nam Từ Liêm năm 2018 38

Bảng 2. 2: Tổng hợp diện tích, cơ cấu các loại đất được duyệt theo quy hoạch 41

Bảng 2. 3: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015 quận Nam Từ Liêm 45

Bảng 2. 4: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 quận Nam Từ Liêm 50

Bảng 2. 5: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 quận Nam Từ Liêm 57

Bảng 2. 6: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm năm 2018 64

Bảng 2. 7: Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến các công trình, dự án chưa được thực hiện theo kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 – 2018 68

Bảng 2. 8: Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến các công trình, dự án chưa được thực hiện theo kế hoạch sử dụng đất năm 2018 69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Bảng 2. 9: Tổng hợp các ý kiến đánh giá về tồn tại, khó khăn trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 70

Bảng 3. 1: Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020, năm 2030 76

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 của quận Nam Từ Liêm - 2

MỞ ĐẦU‌‌

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… là nguồn vốn, nguồn nội lực trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Nhưng đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên này vào việc phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước một cách khoa học và đạt hiệu quả cao là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn.

Ngày nay quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, cùng với sức ép về dân số, nhu cầu ngày càng lớn về đất ở, đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã phải chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Trước tình hình đó, một vấn đề đặt ra là phải có biện pháp sử dụng đất đai một cách hợp lý nhằm đảm bảo tính tiết kiệm hiệu quả và bền vững đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển trong tương lai. Biện pháp thích hợp nhất là quản lý và sử dụng đất một cách có quy hoạch, kế hoạch. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò và chức năng rất quan trọng, nó tạo ra những điều kiện lãnh thổ cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả cao. Theo Điều 6 Luật Đất đai 2013 thì các nguyên tắc sử dụng đất là: “1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; 2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh”.

Để có được phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với thực tế, đảm bảo tính khả thi thì việc phân tích, đánh giá được đầy đủ kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn thời kỳ trước là một trong những nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu nhằm tìm ra những mặt được, những tồn tại và các nguyên nhân, làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quận Nam Từ Liêm là một quận mới của thành phố Hà Nội, được thành lập ngày 27/12/2013 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm cũ và hiện nay Quận có tổng diện tích tự nhiên 3219,17 ha. Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm đã xác định các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và từ năm 2015 bắt đầu công tác lập, thực hiện kế hoạch sử dụng

đất hàng năm theo Luật đất đai 2013. Đến nay công tác lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận đã được hơn 4 năm. Mặc dù quận đã có nhiều cố gắng trong quá trình triển khai nhưng thực tế bộc lộ khá nhiều khó khăn, bất cập trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Do vậy cần phải đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm để tìm ra những mặt được, những tồn tại bất cập và các nguyên nhân trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những nội dung sử dụng đất chưa phù hợp, nâng cao tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận Nam Từ Liêm.‌‌

Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa đó, việc thực hiện đề tài Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo luật đất đai 2013 của quận Nam Từ Liêm” là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong tình hình hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2015 – 2018 của quận Nam Từ Liêm, làm rõ những mặt được và những tồn tại.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho quận Nam Từ Liêm nói riêng và cho địa bàn cấp quận nói chung của thành phố Hà Nội.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận và pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quận (huyện).

- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận Nam Từ Liêm từ khi thành lập quận (2013) đến nay

- Đánh giá kết quả 4 năm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo Luật đất đai 2013 trên địa bàn quận giai đoạn 2015 – 2018. Phân tích làm rõ những mặt được và những tồn tại, hạn chế.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận Nam Từ Liêm.

4. Phạm vi nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu: toàn bộ không gian quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Phạm vi nội dung khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá kết quả thực

hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ 2015 đến 2018 của quận Nam Từ Liêm

5. Phương pháp nghiên cứu‌‌‌

5.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin tài liệu, số liệu

Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu: điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất và các tài liệu, số liệu khác có liên quan đến đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Phương pháp điều tra phỏng vấn: tiến hành lấy 10 phiếu điều tra (10 phường, mỗi phường 1 phiếu) từ cán bộ phụ trách công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cán bộ địa chính về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất của quận trên địa bàn trong giai đoạn 2015-2018, điều tra làm rõ nguyên nhân các chỉ tiêu, các công trình, dự án chưa được thực hiện, các khó khăn, tồn tại của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .

5.2. Phương pháp thống kê

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm (các công trình quan trọng cấp thành phố xác định trên địa bàn quận; các công trình quận xác định), thống kê diện tích, công trình, dự án đã thực hiện theo kế hoạch hoặc chưa thực hiện theo kế hoạch; tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đến kết quả triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

5.3. Phương pháp so sánh

So sánh giữa kết quả đạt được (hiện trạng sử dụng đất) với kế hoạch sử dụng đất làm rõ mức độ thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm 2015, 2016, 2017, 2018 của quận Nam Từ Liêm.

5.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích

Tổng hợp các thông tin, số liệu đã điều tra thu thập được về thực trạng thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận Nam Từ Liêm, tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến các công trình, dự án chưa được thực hiện phục vụ cho việc phân tích và rút ra nhận xét, đánh giá. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, tính khả thi của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận Nam Từ Liêm.

5.5. Phương pháp chuyên gia

Sử dụng để tham khảo ý kiến các chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường, chuyên viên UBND quận về nguyên nhân các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất chưa thực hiện và các giải pháp.

6. Cấu trúc luận văn

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Đánh giá thực trạng thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2015-2018

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU‌‌‌


1.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Khái niệm chung về quy hoạch:

- Quy hoạch là sự chuyển hóa tư duy hiện tại thành hành động tương lai nhằm đạt những mục tiêu nhất định.

- Quy hoạch là kế hoạch hóa trong không gian, thực hiện những quyết định của Nhà nước trên một lãnh thổ nhất định.

Quy hoạch mang tính hướng dẫn, tạo ra khả năng thực hiện các chính sách phát triển, kiểm soát các hoạt động sử dụng nguồn lực, tạo ra sự cân bằng sinh thái trong môi trường sống, sự công bằng trong đời sống xã hội [10].

1.1.1. Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Theo FAO (1993), quy hoạch sử dụng đất là hệ thống đánh giá tiềm năng đất và nước, phương án sử dụng đất và các điều kiện kinh tế - xã hội để lựa chọn và áp dụng phương án sử dụng đất tốt nhất. [7]

Theo Luật Đất đai 2013, “Quy hoạch sử dụng đất: Là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định” (Khoản 2 Điều 3).

“Kế hoạch sử dụng đất: Là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất” (Khoản 3 Điều 3). [11]

Về mặt thuật ngữ khoa học, theo Nguyễn Đình Bồng (2006) “Quy hoạch”là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức... “Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật...) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Do vậy, để sử dụng đất hiệu quả cần phải lập quy hoạch, đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng thành phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định. [2]

Về mặt bản chất, theo Võ Tử Can “Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện

tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Trong đó:

- Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai.

- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu...

- Tính pháp chế: Xác lập tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật. [4]

Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm trên, về mặt quản lý nhà nước có thể đưa ra khái niệm: “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là việc nhà nước sử dụng hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế để phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trong một khoảng thời gian xác định; đồng thời phân kỳ thời gian phù hợp để thực hiện việc phân bổ và khoanh vùng đất đai đó”.

Việc lập quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi địa phương, quy hoạch sử dụng đất được thực hiện nhằm bố trí sử dụng đất hiệu quả. Từ đó, xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ các nhu cầu dân sinh.

Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh trình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp. Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh - tế xã hội và các hậu quả khó lường về chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dần sang nền kinh tế thị trường.

1.1.2. Hệ thống quy hoạch sử dụng đất

Thông thường hệ thống quy hoạch sử dụng đất được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau (như loại hình, dạng, hình thức quy hoạch…) nhằm giải quyết các nhiệm vụ

cụ thể về sử dụng đất đai (như điều chỉnh quan hệ đất đai hay tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất) từ tổng thể đến thiết kế chi tiết.‌‌‌‌‌‌

Trong quá trình phát triển, hệ thống QHSDĐ được thiết lập làm cơ sở quan trọng để tổ chức phân bố hợp lý lực lượng sản xuất. QHSDĐ là một hệ thống, được tiến hành ở các quy mô khác nhau, từ vĩ mô đến vi mô. Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều loại hệ thống, tùy trường hợp cụ thể để áp dụng cho phù hợp. Ở Việt Nam, tại Điều 36 của Luật Đất đai năm 2013 quy định về hệ thống QH, KHSDĐ gồm:

(i) QH,KHSDĐ cấp quốc gia

(ii) QH,KHSDĐ cấp tỉnh

(iii) QH,KHSDĐ cấp huyện

(iv) QH,KHSDĐ quốc phòng

(v) QH,KHSDĐ an ninh

QHSDĐ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2013 quy định tiến hành QHSDĐ ở 3 cấp lãnh thổ gồm: cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện. Luật quy định lồng ghép nội dung của các vùng kinh tế - xã hội vào QHSDĐ cấp quốc gia, QHSDĐ cấp xã vào QHSDĐ cấp huyện nhằm tăng tính liên kết vùng, đồng bộ giữa các quy hoạch của các xã trên địa bàn huyện; khắc phục được tình trạng trùng lắp trong công tác lập QH, KHSDĐ, đồng thời rút ngắn thời gian lập QH, KHSDĐ. Việc lập QHSDĐ tiến hành theo trình tự từ trên xuống dưới và sau đó bổ sung hoàn chỉnh từ dưới lên, đây là quá trình có mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vĩ mô và vi mô, giữa trung ương và địa phương trong hệ thống chỉnh thể.

1.1.3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chễ vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm quy hoạch sử dụng đất đai được cụ thể như sau

- Tính lịch sử – xã hội: Qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau, lịch sử phát triển của mỗi loại giai đoạn khác nhau. Chính vì thế, ta có thể nói rằng lịch sử phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Mỗi hình thái kinh tế – xã hội đều có một phương thức sản xuất thể hiện theo hai mặt : lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất).

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 27/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí