Nhận Xét Chung Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản không những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi trường, tránh các rủi ro của tự nhiên như động đất, núi lửa… Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản chia ra: Quy hoạch sử dụng đất tổng thể và Quy hoạch sử dụng đất chi tiết.

Đối với quy hoạch sử dụng đất tổng thể được xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộng lớn tương đương với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên. Mục tiêu của quy hoạch đất tổng thể được xây dựng cho một chiến lược sử dụng đất dài hạn khoảng từ 15 - 30 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Quy hoạch này là định hướng cho quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Nội dung của quy hoạch này không quá đi vào chi tiết từng loại đất mà chỉ khoanh định cho các loại đất lớn như: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất cơ sở hạ tầng, đất khác.

Đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết được xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tương đương với cấp xã. Thời kỳ lập quy hoạch chi tiết là 5-10 năm về nội dung quy hoạch chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất như: về hình dáng, quy mô diện tích, chiều cao xây dựng… Đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở Nhật Bản hết sức coi trọng đến việc tham gia ý kiến của các chủ sử dụng đất, cũng như tổ chức thực hiện phương án khi đã được phê duyệt. Do vậy tính khả thi của phương án cao và người dân cũng chấp hành quy hoạch sử dụng đất rất tốt. [12]

1.3.2. Quy hoạch sử dụng đất ở Hàn Quốc

Hàn Quốc quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất theo 03 cấp: quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất vùng thủ đô; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản. Kỳ quy hoạch đối với cấp quốc gia, cấp tỉnh là 20 năm; quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản và kế hoạch sử dụng đất là 10 năm. Sau 5 năm sẽ tiến hành rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển và thị trường. Quy hoạch sử dụng đất là nền tảng, căn cứ cho các quy hoạch khác như quy hoạch giao thông, xây dựng đô thị… Quy hoạch sử dụng đất được thực hiện từ tổng thể tới chi tiết. Quy hoạch cấp

tỉnh, vùng thủ đô phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch cấp huyện, vùng đô thị phải căn cứ vào quy hoạch cấp tỉnh.

Sau khi quy hoạch được duyệt sẽ công khai và phổ biến đến nhân dân. Trách nhiệm thực hiện quy hoạch giao cho chính quyền. Chính quyền cấp nào chịu trách

nhiệm lập quy hoạch cấp đó và trong đó có chỉ rõ trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về quy hoạch. Nhà nước có chính sách đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, ví dụ như: hỗ trợ đối với các khu vực bảo tồn, các khu vực cần bảo vệ như miễn thuế, không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, được hỗ trợ đời sống…[3]‌

1.3.3. Quy hoạch sử dụng đất ở Thụy Điển

Quá trình lập quy hoạch quốc gia của Thụy Điển bao gồm hai bước. Bước đầu tiên là tiến hành nghiên cứu về nhu cầu sử dụng đất từ các ngành khác nhau của chính phủ và từ các mức độ phân cấp quản lý nhau, chính quyền địa phương, khu vực và chính quyền trung ương. Mỗi lĩnh vực sử dụng đất (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất điện, bảo vệ môi trường và văn hóa)... được tham vấn về các nhu cầu sử dụng đất ưu tiên. Các nhu cầu sử dụng đất này sẽ được biên soạn và lợi ích cạnh tranh giữa các mục đích sử dụng đất khác nhau sẽ được xác định. Bước thứ hai của quá trình lập quy hoạch là tham vấn các thành phố về ưu tiên của họ cho các nhu cầu cạnh tranh về sử dụng đất. Những nhu cầu sử dụng đất cụ thể được xác định chính là quan tâm của địa phương, khu vực hoặc quốc gia và được bảo vệ trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất tiếp đó do thành phố thực hiện. Chính quyền quận sẽ biên soạn các kết quả này và gửi cho Chính phủ trung ương và Quốc hội để quyết định trong các trường hợp đang có xung đột giữa quốc gia lợi ích với lợi ích khu vực hoặc địa phương hoặc có sự cạnh tranh giữa các lợi ích quốc gia khác nhau. Chính quyền trung ương thông qua Chính quyền vùng quản lý để bảo vệ các lợi ích quốc gia đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất sau đó của địa phương. [3]

1.3.4. Quy hoạch sử dụng đất ở CHLB Đức

Quy hoạch không gian liên bang liên quan đến việc tổng hợp sự phát triển giữa các vùng và các ngành của toàn bộ lãnh thổ Cộng hoà Liên bang Đức. Chính quyền liên bang đưa ra một khung quy định về nội dung và trình tự thủ tục (thông qua Luật Quy hoạch không gian Liên bang). Các bang có trách nhiệm tuân theo, cụ thể hoá và triển khai thực hiện.

Quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận của quy hoạch không gian, do chính quyền địa phương thực hiện ở mức độ chi tiết tương ứng với cấp quận trên nền bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000, vị trí của quy hoạch sử dụng đất được xác định trong hệ thống quy hoạch phát triển không gian (theo 4 cấp): liên bang, vùng, tiểu vùng và đô thị. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất được gắn liền với quy hoạch phát triển không gian ở

cấp đô thị.‌

Trong quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà Liên bang Đức, cơ cấu sử dụng đất: đất nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng diện tích; diện tích mặt nước, đất hoang là 3%; đất làm nhà ở, địa điểm làm việc, giao thông và cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ cho dân chúng và nền kinh tế - gọi chung là đất ở và đất giao thông chiếm khoảng 12% tổng diện tích toàn Liên bang. [3]

1.3.5. Nhận xét chung và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tại các quốc gia trên với các chế độ chính trị khác nhau, các giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau đều chú trọng đến quy hoạch tổng thể lãnh thổ, quy hoạch vùng, có hệ thống phân cấp về quy hoạch rõ ràng. Tất cả các nước đều xác định tầm quan trọng của QHSDĐ trong hệ thống quy hoạch.

QHSDĐ được lập từ tổng thể đến chi tiết (từ vĩ mô đến vi mô), trong đó quy hoạch sử dụng đất cấp vĩ mô (toàn quốc và các vùng lãnh thổ) có vai trò định hướng cho các QHSDĐ cấp vi mô (tỉnh, huyện, xã). QHSDĐ cấp vùng lãnh thổ là cấp trung gian giữa quy hoạch toàn quốc và quy hoạch các cấp địa phương, có vị trí quan trọng và là yếu tố cấu thành của QHSDĐ toàn quốc, là căn cứ định hướng của quy hoạch đất đai các cấp hành chính.

1.4. Khái quát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội đến 2020, 2030 và định hướng sử dụng đất trong quy hoạch thành phố cho khu vực quận Nam Từ Liêm

Ngày 05/05/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 490/QĐ- TTg về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Với mục tiêu phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của vùng Thủ đô Hà Nội nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội có đủ chức năng và vị thế của một trung tâm đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam Á và châu Á; giải quyết những bất cập, mâu thuẫn đang tồn tại ảnh hưởng tới quá trình phát triển chung cho cả vùng Thủ đô Hà Nội. Phát triển hài hoà, nâng cao chất lượng hệ thống đô thị trong vùng nhằm giảm sự tập trung vào Thủ đô Hà Nội trên cơ sở xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng cấp vùng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững cho toàn vùng. Dự báo đến năm 2020, đất xây dựng đô thị khoảng

111.500 ha, bình quân 120 m2/người, trong đó đất xây dựng công nghiệp khoảng

15.000 - 24.000 ha, đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn khoảng 45.000 - 50.000 ha. (bảng 1.1).

Qua bảng ta thấy, đến năm 2020, diện tích các loại đất của thành phố Hà Nội có nhiều thay đổi. Một số loại hình sử dụng đất có xu hướng tăng lên là đất ở tại đô thị, đất phát triển hạ tầng, đất đô thị, đất khu bảo tồn thiên nhiên,… Số khác diện tích bị giảm đi như: đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất,… Phần diện tích đất chưa sử dụng đã được đưa vào quy hoạch để tăng phần diện tích cần thiết cho các loại hình sử dụng đất khác với tiêu chí đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.


Bảng 1. 1: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Hà Nội



TT


Loại đất

Hiện trạng năm 2010

Quy hoạch đến năm 2020


Diện tích (ha)


Cơ cấu (%)

Quốc gia phân bổ (ha)

Thành phố xác định (ha)

Tổng số

Diện

tích (ha)

Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

332.889

100,0


332.889

332.889

100,0

1

Đất nông nghiệp

188.365

56,6

151.780

462

152.242

45,7


Trong đó:







1.1

Đất trồng lúa

114.780

60,9

92.120

0

92.120

60,5


Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên)

103.378


92.000


92.000


1.2

Đất trồng cây lâu năm

15.892

8,4


11.460

11.460

7,5

1.3

Đất rừng phòng hộ

5.413

2,9

9.000

0

9.000

5,9

1.4

Đất rừng đặc dụng

10.295


13.546

0

13.546

8,9

1.5

Đất rừng sản xuất

8.550

4,5

4.161

0

4.161

2,7

1.6

Đất nuôi trồng thuỷ sản

10.710

5,7

10.261

57

10.318

6,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đất phi nông nghiệp

135.193

40,6

178.830

6

178.836

53,7


Trong đó:







2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

1.908

1,4


2.194

2.194

1,2

2.2

Đất quốc phòng

8.453

6,3

14.477

0

14.477

8,1

2.3

Đất an ninh

372

0,3

787

0

787

0,4

2.4

Đất khu công nghiệp

4.318

3,2

4.255

4.628

8.883

5,0

-

Đất xây dựng khu công nghiệp

2.065


4.255

0

4.255


-

Đất xây dựng cụm công nghiệp

2.253



4.628

4.628


2.5

Đất cho hoạt động khoáng sản

400

0,3


841

841

0,5

2.6

Đất di tích, danh thắng

528

0,4

1.626

0

1.626

0,9

2.7

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

312

0,2

3.713

8

3.721

2,1

2.8

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

836

0,6


847

847

0,5

2.9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

2.848

2,1


3.833

3.833

2,1

2.1

0

Đất phát triển hạ tầng

45.493

33,7

66.597

0

66.597

37,2


Trong đó:







-

Đất cơ sở văn hoá

1.425


2.628

0

2.628


-

Đất cơ sở y tế

379


994

51

1.045


-

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

2.970


8.896

4

8.900


-

Đất cơ sở thể dục - thể thao

1.086


1.834

0

1.834


2.1

Đất ở tại đô thị

7.840

5,8

9.522

0

9.522

5,3

2








3

Đất chưa sử dụng

9.331

2,8

2.279


1.811

0,6

3.1

Đất chưa sử dụng còn lại

9.331


2.279


1.811


3.2

Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng



7.052

468

7.520


4

Đất đô thị

32.116

9,65


66.875

66.875

20,09

5

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

10.295

3,09


13.546

13.546

4,07

6

Đất khu du lịch

12.802

3,85


12.802

12.802

3,85

1

Nguồn: UBND thành phố Hà Nội

Định hướng đến năm 2030, xây dựng, phát triển Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, đảm bảo thực hiện chức năng là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, giao thương và kinh tế lớn của cả nước. Bảo tồn và phát huy giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh, tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; thiết lập các cơ sở hàng đầu của đất nước về nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao. Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững. Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Thủ đô trong khu vực và quốc tế được nâng cao. Dân số đến năm 2030, khoảng 9,0 - 9,2 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 65 - 68%. Đến năm 2030, tổng diện tích đất xây dựng đô thị và nông thôn khoảng 159.600 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 94.700 ha (chiếm khoảng 28,3% diện tích tự nhiên), chỉ tiêu khoảng 150 m2/người, bao gồm đất dân dụng khoảng 48.100 ha, chỉ tiêu khoảng 80 m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 46.600 ha.

Hình 1 1 Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 Ngày 11 7 2014 UBND 1


Hình 1. 1: Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030

Ngày 11/7/2014, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 3733/QĐ-UBND về việc phê quyệt kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) quận Nam Từ Liêm. Định hướng đến năm 2020, đất nông nghiệp của quận giảm chỉ còn 178,92 ha, đất phi nông nghiệp tăng lên 3.036,10 ha (trong đó có một số loại hình SDĐ tăng và một số loại hình SDĐ không thay đổi), đất chưa sử dụng giảm còn 12,44 ha. Cụ thể như bảng sau:

Bảng 1. 2: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Nam Từ Liêm



STT


Chỉ tiêu


Hiện trạng năm 2010

Quy hoạch đến năm 2020

Diện tích

Cơ cấu (%)

Diện tích

Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TN

3.227,46

100,000

3.227,46

100,00

1

Đất nông nghiệp

1.194,92

37,023

178,92

5,54

1.1

Đất trồng lúa

525,71

16,289

108,02

3,35

525,71

16,289

108,02

3,35

1.2

Đất trồng cây hàng năm còn lại

442,05

13,696

24,91

0,77

1.3

Đất trồng cây lâu năm

157,44

4,878

23,43

0,73

1.4

Đất nuôi trồng thủy sản

38,62

1,196

7,52

0,23

1.5

Đất nông nghiệp khác

31,114

0,964

15,05

0,47

2

Đất phi nông nghiệp

2.010,56

62,296

3.036,10

94,07

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

129,97

4,027

134,70

4,17

2.2

Đất quốc phòng

69,50

2,153

187,48

5,81

2.3

Đất an ninh

39,15

1,213

40,00

1,24

2.4

Đất khu công nghiệp

25,90

0,802

27,90

0,86

2.5

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

115,92

3,592

186,05

5,76

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ

5,95

0,184

5,95

0,18

2.7

Đất cho hoạt động khoáng sản

0,00

0,000

-

0,00

2.8

Đất di tích danh thắng

12,70

0,394

12,70

0,39

2.9

Đất xử lý, chôn lấp chất thải

10,61

0,329

23,78

0,74

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

10,92

0,338

11,74

0,36

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

39,70

1,230

44,74

1,39

2.12

Đất có mặt nước chuyên dùng

51,96

1,610

39,44

1,22

2.13

Đất sông, suối

51,35

1,591

51,35

1,59

2.14

Đất phát triển hạ tầng

860,02

26,647

1.281,16

39,70


Đất cơ sở văn hóa

121,82

3,775

71,27

2,21

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên)







Đất cơ sở y tế

3,99

0,124

17,90

0,55


Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

80,28

2,487

302,90

9,39


Đất cơ sở thể dục - thể thao

135,15

4,187

181,97

5,64

2.15

Đất ở tại đô thị

581,63

18,021

882,96

27,36

3

Đất chưa sử dụng

21,979

0,681

12,44

0,39

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2024