Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả xây dựng mô hình khuyến nông giai đoạn 2016- 2018 41

Bảng 3.2. Mô hình trồng trọt triển khai trong giai đoan 2016-2018. 45 Bảng 3.3. Hoạt động đào tạo tập huấn trồng trọt 47

Bảng 3.4. Biện pháp kỹ thuật áp dụng trong trồng trọt 48

Bảng 3.5. Kết quả thực hiện các mô hình trồng trọt giai đoạn 2016- 2018 50

Bảng 3.6. Mô hình chăn nuôi triển khai trong giai đoan 2016-2018 51 Bảng 3.7. Công tác đào tạo và tập huấn chăn nuôi 53

Bảng 3.8. Biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình chăn nuôi 54

Bảng 3.9. Mô hình thủy sản triển khai trong giai đoạn 2016-2018 .. 56 Bảng 3.10. Kết quả thực hiện các mô hình chăn nuôi giai đoạn 2016- 2018 59

Bảng 3.11. Chi phí /1ha 61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Bảng 3.12. Hiệu quả mô hình/ha 62

Bảng 3.13. Chi phí đầu tư cho 1 ha 63

Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 2

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế trên 1ha 65

Bảng 3.15. Chi phí đầu tư chi 01 ha mô hình trồng lúa Sri 66

Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế trên 01 ha mô hình trồng lúa Sri 67

Bảng 3.17. Chi phí đầu tư cho mô hình chăn nuôi khuyến nông và mô hình chăn nuôi truyền thống 68

Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế cho mô hình chăn nuôi khuyến nông và mô hình chăn nuôi truyền thống 69

Bảng 3.19. Chi phí đầu tư cho mô hình chăn nuôi khuyến nông và mô hình chăn nuôi truyền thống 70

Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế cho mô hình chăn nuôi khuyến nông và mô hình chăn nuôi truyền thống 71

Bảng 3.21. Chi phí đầu tư cho mô hình nuôi cá diêu hồng (cho 01 lồng 100m3) 73

Bảng 3.22. Hiệu quả kinh tế cho mô hình nuôi cá diêu hồng 74

Bảng 3.23. Sự thay đổi phương thức canh tác của các hộ dân 75

Bảng 3.24. Kết quả về nhận thức và nhân rộng mô hình khuyến nông 77

Bảng 3.25. Dự kiến công việc cho 1 ha trồng chăm sóc, thực hiện mô hình 79

Bảng 3.26. Nguồn nhân lực cán bộ 80

Bảng 3.27. Nhân lực địa phương theo ngành nghề 81

Bảng 3.28. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng mô hình 82

Bảng 3.29: Mô hình SWOT về xây dựng mô hình khuyến nông huyện Pác Nặm 86

Bảng 3.30: Thời gian triển khai giải pháp 99


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ


Hình 2.1. Sơ đồ phương hướng giải quyết các vấn đề của đề tài 36

Sơ đồ 3.1: Hoạt động thông tin tuyên truyền với mô hình trồng trọt 46

Sơ đồ 3.2. Hoạt động tuyền truyền với các mô hình chăn nuôi 52

Sơ đồ 3.3. Cây vấn đề 91

Sơ đồ 3.4. Cây mục tiêu 92

Sơ đồ 3.5. Tổ chức bộ máy khuyên nông 96


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN


1. Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Phân tích thực trạng các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong kết quả thực hiện mô hình khuyến nông trên địa bàn

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả thực hiện các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá kết quả xây dựng mô hình khuyến nông.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của một số mô hình lựa chọn

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, nhân rộng các mô hình

- Định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển các mô hình khuyên nông

3. Phương pháp nghiên cứu

- Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài

- Các bước tiến hành thực hiện đề tài

- Phương pháp nghiên cứu

4. Kết quả nghiên cứu

Đề tài cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển, nhân rộng mô hình như: Điều kiện tự nhiên; trình độ lao động, trình độ cán bộ khuyến nông; nguồn vốn đầu tư; chính sách pháp luật, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất một số giải pháp khắc phục dựa trên cơ sở phát hiện của đề tài. Giúp các nhà quản lý tham khảo xây dựng và nhân rộng mô hình khuyến nông hiệu quả hơn.

5. Kết luận

- Trong giai đoạn 2016-2018, huyện Pác Nặm đã triển khai 46 mô hình khuyến nông, trong đó 21 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, 23 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi và 2 mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản. Nhìn chung các mô hình đều đạt năng xuất, sản lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân


trong huyện. Các mô hình khuyến nông triển khai ở khu vực nghiên cứu chủ yếu thuộc lĩnh vực trồng trọt (mô hình lúa, đậu tương, ngô lai) và chăn nuôi (mô hình lợn thịt và vỗ béo trâu bò). Chỉ có 1 mô hình về lĩnh vực thủy sản là mô hình nuôi cá diêu hồng, do huyện Pác Nặm có diện tích mặt nước nhỏ; diện đất rừng sản xuất đa số đã được phủ kín, diện tích đất trống còn lại rất ít.

- Các mô hình khảo sát, đánh giá cơ bản đạt kết quả cao so với kế hoạch: Mô hình trồng lúa xã Cổ Linh đạt 100% về diện tích, 107,7% về năng suất; mô hình đậu tương xã Cao Tân đạt 100% về năng suất, 104,6% về sản lượng; mô hình ngô lai đạt 100% về diện tích, 96,7% về sản lượng; mô hình chăn nuôi lợn thịt đạt 92,5% về quy mô đàn, 96,1% về sản lượng; mô hình vỗ béo trâu bò đạt 97% về quy mô đàn và 90,7% về sản lượng.

- Kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực nhất là lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp từng bước được đẩy mạnh và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa nâng cao năng suất, chất lượng thực hiện các mô hình khuyến nông và giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác. Việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả quan trọng.

- Các mô hình khuyến nông đã có tác động tích cực làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc thực hiện các mô hình khuyến nông và phát triển sản xuất, phần lớn các hộ đều đánh giá cao hiệu quả của mô hình khuyến nông và dần từ bỏ việc sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống nên các mô hình khuyến nông dần được nhân rộng cả về quy mô và vùng địa lý.

- Đề tài cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển, nhân rộng mô hình như: Điều kiện tự nhiên; trình độ lao động, trình độ cán bộ khuyến nông; nguồn vốn đầu tư; chính sách pháp luật, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất một số giải pháp khắc phục dựa trên cơ sở phát hiện của đề tài. Giúp các nhà quản lý tham khảo xây dựng và nhân rộng mô hình khuyến nông hiệu quả hơn.


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Pác Nặm là huyện miền núi, cách trung tâm tỉnh Bắc Kạn 90 km về phía bắc, có tổng diện tích tự nhiên 47.539,13 ha. Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính xã (100% thuộc xã khu vực III), 118 thôn, với tổng số 6.692 hộ (trong đó hộ dân tộc thiểu số chiếm 97,28%), hơn 32 nghìn nhân khẩu với 7 dân tộc cùng sinh sống xen kẽ với nhau: Dân tộc Tày, Mông, Dao, Nùng, Sán chỉ, Hoa và Kinh.

Với đặc thù hoạt động phát triển kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, sau hơn 10 năm thành lập huyện, các cấp các ngành từ tỉnh, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế và các Chương trình chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước như: Chương trình 135, Nghị quyết 30a/CP, nông thôn mới…đã đạt được những kết quả quan trọng; kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển khá; hàng năm các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; năm 2018 lương thực bình quân đầu người đạt trên 630,5kg/người/năm.

Bước đầu đã xuất hiện hình thức liên kết sản xuất, như các mô hình: (Tổ hợp tác, Hợp tác xã), duy trì và phát triển đàn gia súc trên địa bàn theo hướng tập trung, quy mô gia trại. Hiện có 02 hộ chăn nuôi lợn với số lượng trên 50 con, có 28 hộ có tổng đàn trên 30 con; có 31 hộ có số lượng đàn trâu, bò trên 30 con, là huyện có tổng đàn trâu, bò với 16.481 con, có 03 chợ mua bán gia súc. Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng và khai thác sản phẩm gỗ từ rừng trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, độ che phủ rừng tăng lên 53,90%. Xây dựng nông thôn mới đã tạo thành phong trào sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, năm 2018 nâng số tiêu chí bình quân đạt được lên 9,4 tiêu chí, tăng 03 tiêu chí so với năm 2016.


Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp. Nông thôn mới còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: Sử dụng đất đai chưa hợp lý, còn lãng phí lớn; cơ cấu kinh tế nông nghiệp và ngành nghề nông thôn chuyển dịch chậm; sản xuất còn manh mún, tự phát, thiếu ổn định và quy mô sản xuất nhỏ lẻ và phân tán; trình độ sản xuất không đồng đều, chưa có sản phẩm chất lượng, có thương hiệu trên thị trường. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất còn hạn chế như: Sử dụng giống mới, kỹ thuật canh tác bền vững, sản xuất hàng hóa gắn kết với thị trường và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa còn yếu kém. Chính vì vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác còn thấp; công nghiệp chế biến nông sản và bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển. Thu thập của người lao động khu vực nông, lâm nghiệp thấp, còn phụ thuộc vào thiên nhiên, nhiều rủi ro…

Để phát huy được lợi thế của địa phương đồng thời khắc phục được những tồn tại, định hướng cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng huyện Pác Nặm lần thứ III, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/4/2016 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khoá XI) về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó đã đề ra mục tiêu cho phát triển nông lâm nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020 là đẩy mạnh tái cơ cấu ngành theo hướng đầu tư liên doanh, liên kết phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích từ đó xây dựng các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường.

Xuất phát lý do trên, để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện Pác Nặm việc đánh giá kết quả xây dựng các mô hình khuyến nông, để lựa chọn phát triển, nhân rộng các mô hình có hiệu cao là rất cần thiết. Vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018”.

2. Mục tiêu


- Phân tích thực trạng các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong kết quả thực hiện mô hình khuyến nông trên địa bàn

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả thực hiện các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài là các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2018.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn 4 xã đại diện cho vùng sinh thái khác nhau (Cổ Linh, Cao Tân, Bộc Bố và Nhạn Môn).

- Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu từ năm 2016 - 2018.

4. Đóng góp mới, ý nghĩa của đề tài

- Cung cấp có hệ thống các dẫn liệu khoa học về: khối lượng các công việc thực hiện; kỹ thuật áp dụng; năng xuất, sản lượng cây trồng, vật nuôi; Tác động về mặt kinh tế và xã hội của các mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018.

- Rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc thực thi các chương trình, dự án xây dựng mô hình khuyến nông tại khu vực nghiên cứu.

- Là tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo và nghiên cứu trong vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn.

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí