trình phát triển mạnh mẽ, đô thị hoá nhanh, tiềm năng đất đai sẽ trở thành nguồn lực cho đầu tư phát triển và là yếu tố thu hút các nhà đầu tư quan tâm đầu tư trực tiếp vào phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
- Thành phố Sơn La là vùng giao thoa giữa các nền văn hoá do vậy thừa kết tinh hoa văn hoá dân tộc cũng như chọn lọc những tinh hoa văn hoá của các tỉnh khác tạo nên một bản sắc văn hoá quý báu. Trên địa bàn thành phố có nhiều điểm di tích có giá trị văn hoá và du lịch do vậy có nhiều tiềm năng có thể khai thác cho phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ.
- Có nguồn lao động dồi dào với độ tuổi trẻ, siêng năng lao động, thông minh sáng tạo, có tinh thần cộng đồng gắn bó và có truyền thống văn hoá lâu đời rất thuận lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề mới, nhất là trong bối cảnh đang đô thị hoá, công nghiệp hoá.
b. Khó khăn
- Việc cắt giảm đầu tư, chi tiêu công làm nhiều công trình, dự án đang đầu tư dở dang phải dừng, giãn, hoãn tiến độ đầu tư so với dự kiến, nhiều dự án thu hút đầu tư do các nhà đầu tư gặp khó khăn về nguồn vốn cũng triển khai chậm, năng lực mới tăng thêm của ngành xây dựng đạt thấp.
- Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên và thời tiết; sản xuất công nghiệp quy mô còn nhỏ bé, trình độ công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao.
- Việc huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt thấp so với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu đầu tư của thành phố, cơ sở hạ tầng tuy có nhiều thay đổi song vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là các xã ngoại thành.
- Công tác di dân tái định cư mặc dù đã được triển khai toàn diện, nhưng trên một số mặt tiến độ triển khai còn chậm như công tác quy hoạch, thống kê, áp giá, thanh toán đền bù, giao đất, thu hồi đất…
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Thực Tiễn Liên Quan Đến Đấu Giá Quyền Sử Dụng Đất
- Điều Kiện Tự Nhiên – Kinh Tế Xã Hội Tại Thành Phố Sơn La
- Cơ Cấu Diện Tích Nhóm Đất Phân Theo Xã, Phường Trên Địa Bàn Thành Phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
- Khái Quát Kết Quả Công Tác Đấu Giá Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thành Phố Sơn La
- Kết Quả Đấu Giá Quyền Sử Dụng Đất Giai Đoạn 2017 - 2019 Tại Thành Phố Sơn La
- Tiền Hồ Sơ Tham Gia Đấu Giá Và Khoản Tiền Đặt Trước Phải Nộp Khi Tham Gia Đấu Giá
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
- Vấn đề bảo vệ môi trường chưa thực sự được quan tâm đúng mức, nhiều chủ đầu tư chưa thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường, nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề môi trường.
3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Sơn La và Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, sự chỉ đạo cụ thể của Thành ủy Sơn La, Hội đồng nhân dân thành phố Sơn La và sự hướng dẫn của Sở Tài nguyên va Môi trường, Uỷ ban nhân dân thành phố đã kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tài nguyên và môi trường của thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu mới, phù hợp với nền kinh tế thị trường và cải cách thủ tục hành chính.
3.2.1. Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
3.2.1.1 Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Đất đai năm 2013
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ Về việc triển khai thi hành Luật đất đai. Ngày 29/10/2015 UBND tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 2589/QĐ-UBND về việc Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn tỉnh Sơn La
Trên cơ sở kết quả rà soát các quy phạm pháp luật theo Luật Đất đai năm 2013, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo việc soạn thảo, thẩm định và ban hành đã ban hành 24 văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, phù hợp với thực tiễn của tỉnh, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phục vụ đổi mới
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La (Một số Quyết định cụ thể như: Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 11/82014 và Quyết định số: 25/2019/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 về quy định hạn mức giao đất ở, công nhận đất ở, giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng; diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đất; định mức đất sử dụng trong nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 và Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 5/6/2019 của UBND tỉnh Sơn La quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND ngày 02/6/2015 và Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 15/5/2018 và Quyết định số 42/2018/QĐ-UBND ngày 14/11/2018 của UBND tỉnh Sơn La về việc Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ; trình tự và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La). UBND thành phố Sơn La đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La.
3.2.1.2. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính
Ngày 14/7/2014, UBND tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 1864/QĐ- UBND ngày 14/07/2014 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt điều chỉnh Thiết kế kỹ thuật – Dự toán Đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận khu đo 07 phường, 04 xã và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai 07 phường, 05 xã thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Dự án này do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La làm chủ đầu tư dự án. Trên cơ sở triển khai thực hiện. Đến năm 2018 đơn vị tư vấn (Công ty TNHH Một thành viên Miền Nam Việt Nam) đã thực hiện xong đo đạc bản đồ, thực hiện lập hồ sơ địa chính đất đai, Về cơ bản đã giúp cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Sơn La thuận lợi. Tuy nhiên dự án hiện nay chậm về tiến độ, trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký, xây dựng cơ sở dữ liệu số.
Tính đến ngày 21/11/2019, UBND thành phố Sơn La đã hoàn thành 1.955 hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu so với tổng số 4.349 hồ sơ cần thực hiện cấp GCN. Đối với hồ sơ cấp đổi GCN đạt 6236 GCN so với tổng số 19.344 GCN cần thực hiện cấp đổi.
Theo đánh giá của cán bộ chuyên môn qua công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công tác kiểm kê đất đai cho thấy chất lượng bản đồ địa chính đo đạc chưa cao, còn thiếu sót như: Đo chồng, lấn vào đất quy hoạch 03 loại rừng; Một số khu đất chỉ đo bao do không xác định được vị trí, kích thước thửa đất, sai lệch về ranh giới của các chủ sử dụng đất dẫn đến việc quản lý, cũng như việc sử dụng đất của người dân gặp nhiều khó khăn, sai lệch hồ sơ đất đai, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đây là loại tài liệu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai và có ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng công tác quản lý đất đai trên địa bàn. Do đó đề nghị UBND tỉnh Sơn La cũng như Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, UBND thành phố Sơn La quan tâm chỉ đạo việc đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính chính quy và cung cấp cho địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên.
3.2.1.3. Công tác chỉ đạo và thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015).
Triển khai Luật Đất đai 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Công văn số 1244/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 22/9/2014 của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và lập kế hoạch sử dụng đất hàng
năm cấp huyện; Hướng dẫn số 48/HD-STNMT ngày 02/3/2018 về quy trình thẩm định, công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. UBND thành phố Sơn La đã lập và trình UBND tỉnh Sơn La phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 (giai đoạn 2011-2020) và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011- 2015) thành phố Sơn La tại Quyết định số 2182/QĐ-UBND ngày 27/9/2013.
Đối với công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm thành phố Sơn La thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ (theo Luật đất đai năm 2003 xây dựng kế hoạch sử dụng đất theo kỳ 5 năm, 2011-2015; 2016-2020 còn Luật Đất đai 2013 xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện). Do đó thành phố Sơn La thực hiện xây dựng kế hoạch sử dụng đất từ năm 2015 đến nay theo Luật đất đai năm 2013 (kế hoạch sự dụng đất các năm 2011, 2012, 2013, 2014 không lập kế hoạch sử dụng đất và thực hiện theo Luật đất đai năm 2003).
3.2.1.4. Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Thực hiện Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của UBND tỉnh về việc quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 03/01/2017 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại quy định ban hành kèm theo Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của UBND tỉnh Sơn La về việc quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 12/6/2018 của UBND tỉnh Sơn La về việc quy định đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối hoa màu và chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 05/06/2019 của UBND tỉnh về việc quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn tỉnh Sơn La. UBND thành phố Sơn La đã thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn theo đúng hướng dẫn và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La. Thành phố đã quan tâm chỉ đạo công tác thu hồi đất để phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố và tăng thu ngân sách địa phương từ đất đai.
Tử năm 2017 đến 2019, thành phố đã thu hồi 404.591,1 m2 của 998 lượt hộ gia đình, cá nhân. Trong đó thu hồi đất trồng lúa và cây hàng năm là 357.213,3 m2 chiếm 88,3% tổng diện tích thu hồi, đây là loại đất được thu hồi chiếm tỷ lệ cao nhất. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 11.907,2 m2 chiếm 2,9% diện tích thu hồi. Đất trồng cây lâu năm là 30.436,0m2 chiếm 7,5%, đất lâm nghiệp 2.356,5 m2 chiếm 0,6%. Đất ở nông thôn 2.678,1 m2 chiếm 0,7%. Như vậy nhóm đất sản xuất nông nghiệp được thu hồi là chủ yếu đặc biệt đất đất trồng lúa và cây hàng năm. Diện tích đất thu hồi giữa các đơn vị hành chính trong thành phố có khác nhau, tập trung lớn nhất là các xã Chiềng Cọ, Chiềng Cơi, Chiềng Sinh, Chiềng Xôm... đây là những xã được mở rộng đô thị, hoặc có những dự án phát triển các công trình xây dựng trong thành phố. Việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng sang các mục đích phi nông nghiệp hầu hết thực hiện ở những vị trí thuận lợi gần trung tâm, địa hình bằng phẳng có cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi khá hoàn thiện.
Thực hiện Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Sơn La về việc quy định cụ thể một số điều của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Đất đai; Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh Sơn La về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại quy định ban hành kèm theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Sơn La; Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND quy định về hạn mức giao đất ở, công nhận đất ở, giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử
dụng; diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đất; định mức đất sử dụng trong nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La đã tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp và triển khai thực hiện về giao đất, có thuê đất, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố thành phố Sơn La, đồng thời thành phố đã tích cực chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giao đất, có thu tiền sử dụng đất.
3.2.1.5. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn được thực hiện nghiêm túc dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Sở Tài nguyên và Môi trường; kết quả thống kê, kiểm kê là tài liệu quan trọng phục vụ công tác quản lý sử dụng đất đai. Công tác thống kê đất đai được thực hiện hàng năm, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thực hiện định kỳ 5 năm một lần.
Theo luật Đất đai năm 2013, kiểm kê đất đai là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Thực hiện chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1852/QĐ-UBND ngày 31/7/2019 của UBND tỉnh Sơn La về việc thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tỉnh Sơn La; Quyết định số 1988/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 của UBND tỉnh Sơn La về Kế hoạch triển khai công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đến nay UBND thành phố Sơn La đã triển khai kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019. Đợt kiểm kê này thực hiện theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Theo đó, yêu cầu về chuyên
môn với độ chính xác cao hơn, số liệu đất đai được tổng hợp từ diện tích các khoanh đất trên bản đồ bằng phần mềm chuyên dụng. Tuy nhiên, thực tế triển khai gặp một số khó khăn, vướng mắc, phố biến nhất là tài liệu bản đồ sử dụng để kiểm kê. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 thành phố Sơn La được thành lập trên cơ sở biên tập, tổng hợp, khái quát hóa từ bản đồ điều tra kiểm kê, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã. Việc kết nối giữa bản đồ điều tra kiểm kê đất với phần mềm của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn nhiều bất cập.
3.2.1.6. Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
- Công tác thanh tra, kiểm tra: thực hiện theo Quyết định 185/QĐ- STNMT kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai với tổ chức, doanh nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên trên địa bàn 12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La. về việc kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật về đất đai tại các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp và các Sở, ngành chức năng để kiểm tra, rà soát, phân loại đối tượng vi phạm.
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Sơn La năm 2019.
3.2.2.1 Đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp: 27.997,0 ha chiếm 86,70 % so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 16.648,1 ha chiếm 51,55 % so với tổng diện tích tự nhiên (bao gồm: đất trồng lúa 743,4 ha chiếm 2,30 %; đất trồng cây hàng năm khác 7.056,7 ha chiếm 21,85 %; đất trồng cây lâu năm 8.848,1 ha chiếm 27,40 % so với tổng diện tích tự nhiên).
- Đất lâm nghiệp: 11.110,8 ha chiếm 34,41 % so với tổng diện tích tự nhiên (bao gồm: Đất rừng sản xuất 3.204,9 ha chiếm 9,92 %; đất rừng phòng