Đánh giá hoạt động tư vấn các triệu chứng thông thường tại nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế - 8


Các thuốc trị ho và cảm lạnh OTC được khuyến cáo không nên sử dụng cho trẻ em dưới 4 tuổi. Trong các trường hợp nghiên cứu của chúng tôi, có thể thấy rằng tỷ lệ các thuốc được bán cho tình huống trẻ em thấp hơn so với tình huống người lớn. 57,1% số trường hợp đóng vai người lớn được bán thuốc trị nghẹt mũi, trong khi tỷ lệ này ở trẻ em chỉ 12,5%. Các thuốc ho được bán cho trẻ em gồm có các loại siro ho và thuốc có dạng bào chế dạng bột.

Một vấn đề khác, mặc dù các dược sĩ đã được cung cấp thông tin: “Phần lớn cảm lạnh do virus gây ra và khi bị cảm lạnh không nên dùng thuốc kháng sinh vì không công hiệu với virus gây cảm lạnh”, tỷ lệ các dược sĩ trả lời đúng thông tin trên qua khảo sát đạt 94,7%, nhưng trên thực tế các dược sĩ vẫn bán kháng sinh cho tất cả các trường hợp NĐV đến nhà thuốc mua thuốc điều trị cảm lạnh.Thêm vào đó, kháng sinh là thuốc kê đơn và DS chỉ được bán khi có đơn của bác sĩ. Như vậy, các DS trong nghiên cứu của chúng tôi đã vi phạm quy định bán thuốc kê đơn (100% tình huống người lớn được bán kháng sinh và đối với tình huống trẻ em là 56,3% số trường hợp).

Thị trường thuốc kháng sinh trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay rất phong phú đi kèm với đó là việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, do tình trạng mua bán và tự ý sử dụng kháng sinh không có đơn của bác sĩ đang diễn ra rất phổ biến [5]. Một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 [19], cho kết quả 78% kháng sinh được bán tại nhà thuốc mà không có đơn của bác sĩ, đáng lưu ý là thực trạng kiến thức về thuốc kháng sinh của khách hàng còn hạn chế, 67,2% cho rằng “việc sử dụng kháng sinh thường chữa khỏi bệnh cảm cúm/ho/nghẹt mũi nhanh hơn”. Bằng chứng là có 31,6% kháng sinh được mua để điều trị ho và 21,7% để điều trị sốt [5]. Việc lạm dụng kháng sinh đã và đang làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới [25]. Ở Việt Nam, các cơ sở khám chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn đa kháng kháng sinh, mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng ở mức báo động [5].

50% trường hợp mua thuốc cho trẻ em <5 tuổi được bán kháng sinh và 25% được bán kháng histamine, mặc dù 2 loại thuốc này không được WHO khuyến cáo sử dụng [58]. Kết quả này tuy vậy vẫn thấp hơn khi so sánh với một nghiên cứu năm


2017 [37], với 71% kháng sinh và 39% kháng histamin được bán cho trường hợp trẻ em <5 tuổi.

Từ kết quả nghiên cứu đóng vai còn cho thấy một số thuốc được bán bởi dược sĩ nhà thuốc không đúng với quy định bán thuốc kê đơn, bao gồm các thuốc kháng viêm như chymotrypsin, các corticosteroid đường uống (methylprednisolone và prednisolone), celecoxib và một trường hợp NĐV được bán salbutamol.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt giữa kiến thức và thực hành của DSNT. Theo đó, kết quả khảo sát 789 nhà thuốc tư nhân tại Hà Nội [38], 20% DS nói rằng không sử dụng kháng sinh cho trẻ ho, nhưng thực tế 83% đã sử dụng, 60% nói rằng sẽ không sử dụng corticosteroid nhưng thực tế đã sử dụng.

So sánh với kết quả nghiên cứu 2013 [50], nghiên cứu này cũng cho thấy có sự chênh lệch giữa câu trả lời qua khảo sát kiến thức và thực tế thực hành của dược sĩ tại nhà thuốc. Mặc dù tỷ lệ trả lời đúng câu hỏi sau đào tạo rất cao, nhưng có không đến một nửa số dược sĩ áp dụng kiến thức đó vào thực tế thực hành, đặc biệt đối với vấn đề bán thuốc kháng sinh, hầu như không có sự cải thiện trước và sau can thiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

DSNT còn chưa có kiến thức chuyên môn vững chắc, hoặc không áp dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế bán thuốc. Can thiệp của chúng tôi đã đem đến sự cải thiện về mặt kiến thức và một phần nâng cao chất lượng thực hành của dược sĩ tại nhà thuốc. Tuy nhiên, do rào cản thói quen bán thuốc cũng như thời lượng còn hạn chế của nghiên cứu, nên vẫn tồn tại một số khía cạnh không đạt hiệu quả mong muốn. Chúng tôi đề xuất thực hiện những nghiên cứu với thời lượng lớn hơn, cũng như các biện pháp đa can thiệp, bao gồm can thiệp giáo dục, can thiệp pháp lý và các biện pháp khuyến khích nhằm đem lại hiệu quả lớn hơn và lâu dài hơn trong nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc tại cộng đồng.

4.4. Ưu, nhược điểm của nghiên cứu

Đánh giá hoạt động tư vấn các triệu chứng thông thường tại nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế - 8

4.4.1. Ưu điểm

- Phương pháp quan sát trực tiếp và đóng vai, mù đơn có các ưu điểm: tập trung vào các nội dung muốn thực hiện nghiên cứu, dược sĩ bán thuốc không biết thực tế


rằng người nghiên cứu đang quan sát và đóng vai khách hàng, các thông tin thu thập được có tính khách quan, không bị sai số bởi sự “đối phó” của người bán thuốc.

- Việc thu âm trong quá trình nghiên cứu giúp nhóm nghiên cứu có thể hoàn thành, kiểm tra lại các thông tin đã thu thập khi cần thiết.

- Các bảng kiểm tra, biểu mẫu thu thập dữ liệu được xây dựng một cách thống nhất để đảm bảo thông tin được thu thập chuẩn mực.

4.4.2. Nhược điểm

- Phương pháp điền phiếu khảo sát trong quá trình can thiệp giáo dục có hạn chế là người điền phiếu có xu hướng trả lời theo ý muốn của người khảo sát hơn là trả lời đúng thực tế.

- Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, một số nhà thuốc tham gia đào tạo không nằm trong địa bàn thành phố Huế, nên có sự chênh lệch giữa số lượng nhà thuốc tham gia can thiệp giáo dục và số lượng nhà thuốc thực hiện đóng vai.

- Nhóm nghiên cứu chỉ tiến hành đào tạo cho nhân viên nhà thuốc về điều trị cảm lạnh, do đó, nghiên cứu đóng vai chỉ thực hiện dựa trên tình huống mua thuốc điều trị cảm lạnh, vẫn còn nhiều bệnh/triệu chứng thông thường khác chưa được khai thác.


KẾT LUẬN


Về đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc OTC tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng quan sát trực tiếp:

Qua quá trình quan sát tại 21 nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian 8 – 9/2017 chúng tôi ghi nhận được 61,0% (164 trường hợp) mua thuốc không kê đơn nhận được tư vấn, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

59,2% trường hợp tư vấn là do dược sĩ bán thuốc chủ động cung cấp, số còn lại tư vấn do được khách hàng yêu cầu.

Triệu chứng bệnh, đối tượng dùng thuốc và độ tuổi của đối tượng là những thông tin được khai thác chủ yếu bởi dược sĩtrước khi bán thuốc. Chủ yếu dược sĩ cung cấp cho khách hàng các thông tin về chỉ định (51,2%), liều dùng (52,4%), số lần dùng/khoảng cách dùng (61,0%). Việc kiểm tra mức độ hiểu của khách hàng, tổng kết điểm quan trọng cần ghi nhớ và thắc mắc của khách hàng ít được quan tâm.

Đa số trường hợp tư vấn được thực hiện bởi dược sĩ cao đẳng (42,1%) và dược sĩ trung học (35,37%).

Thời gian tư vấn thường ngắn, thường không vượt quá 3 phút (64,0%) và hiếm khi dài hơn 5 phút (0,6%).

Về đánh giá hiệu quả can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc OTC tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế:

Chúng tôi đã tổ chức thành công một buổi can thiệp giáo dục có thời lượng 3 tiếng 30 phút cho 38 dược sĩ nhà thuốc đến từ các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế. Trong buổi can thiệp giáo dục, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát và đánh giá kiến thức các dược sĩ tham gia thông qua phiếu đánh giá.

Trên 80% dược sĩ tham gia buổi đào tạo là nữ, từ 20 – 40 tuổi với trình độ chuyên môn hầu hết là trung cấp dược. Số nhân viên trung bình của mỗi nhà thuốc là 2,03 ± 0,60, trong đó chủ yếu là dược sĩ trung học.

Tỷ lệ các câu trả lời đúng của các câu hỏi khảo sát kiến thức của dược sĩ nhà thuốc hầu hết đều tăng lên sau đào tạo. Cụ thể, có sự tăng mạnh nhất là kiến thức về


các lưu ý khi dùng thuốc kháng H1, từ 15,8% đến 86,8%, các hoạt chất giảm đau hạ sốt OTC, từ 21,1% đến 84,2% và nguyên nhân của cảm lạnh, từ 39,5% đến 94,7%. Các nội dung về tính dễ lây lan của cảm lạnh, tăng từ 63,2% đến 97,4%, triệu chứng điển hình của cảm lạnh, tăng từ 36,8% đến 71,1%. Số lượng các lời khuyên KH đến cơ sở khám chữa bệnh cũng tăng từ 1,89 ± 1,06 đến 4,97 ± 2,64.

Sau can thiệp giáo dục, chúng tôi thực hiện đóng vai khách hàng mua thuốc điều trị cảm lạnh tại 30 nhà thuốc đã tham gia buổi can thiệp, trong đó 14 trường hợp mua thuốc cho người lớn, và 16 trường hợp mua thuốc cho trẻ em. Kết quả nghiên cứu thu được:

Tất cả các nhà thuốc đều thực hiện tư vấn sử dụng thuốc cho người mua. Hầu hét các nhà thuốc đều tiến hành hỏi người mua thuốc về đối tượng sử dụng, độ tuổi và các triệu chứng bệnh cụ thể (>80%). Các thông tin khác, như thời gian mắc, tiền sử bệnh và thuốc, dị ứng thuốc chưa được khai thác đầy đủ.

100% các trường hợp dược sĩ tư vấn về số lần dùng/khoảng cách dùng thuốc, thông tin được tư vấn nhiều thứ 2 là thời điểm dùng trong ngày và liều dùng (86,7%). Việc kiểm tra/tổng kết sau tư vấn còn ít được thực hiện.

Thời gian tư vấn tăng, gần 50% trường hợp tư vấn kèo dài từ 3 – 5 phút và 20% tư vấn kéo dài >5 phút.

Các thuốc điều trị cảm lạnh được bán là: về thuốc OTC, nhóm thuốc giảm đau hạ sốt (paracetamol) được bán nhiều nhất 100% ở tình huống cảm lạnh ở người lớn và 87,5% ở trẻ em, thuốc kháng H1 nói chung 85,7% người lớn và 37,5% ở trẻ em, thuốc trị nghẹt mũi 57,1 % người lớn và 12,5% trẻ em; về thuốc kê đơn, kháng sinh được bán khá phổ biến, 100% trường hợp người lớn và 56,3% tường hợp trẻ em, thuốc trị ho (dextromethorphan) đứng thứ 2 với các tỷ lệ là 57,1% người lớn và 31,3% trẻ em, và một số thuốc khác như corticoid đường uống, chymotrypsin, celecoxib, salbutamol.


KIẾN NGHỊ


Các biện pháp can thiệp giáo dục đã đem lại hiệu quả với kiến thức về quản lý cảm lạnh và kỹ năng thực hành của dược sĩ nhà thuốc trong tư vấn sử dụng thuốc. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch giữa kiến thức các dược sĩ được đào tạo và thực tế áp dụng vào thực hành bán thuốc. Để ngày càng nâng cao chất lượng sử dụng thuốc trong cộng đồng cần có thêm những biện pháp can thiệp khác:

- Cần có thêm những nghiên cứu tương tự để tiến hành khảo sát và đánh giá thêm về các bệnh/triệu chứng khác ngoài cảm lạnh, cũng như có thêm các can thiệp giáo dục dài hạn hơn nhằm mục đích ngày càng nâng cao chất lượng tư vấn tại nhà thuốc.

- Cần thực hiện những nghiên cứu đánh giá việc tư vấn sử dụng thuốc bán theo đơn tại nhà thuốc.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Nguyễn Đức Anh (2012), Khảo sát chất lượng dịch vụ dược tại một số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

2. Lương Văn Bảo (2016), Đánh giá kĩ năng thực hành tư vấn và mức độ hài lòng của khách hàng tại các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ dược hocj, Trường Đại học Dược Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2018), Ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc", ban hành theo Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011.

4. Bộ Y tế (2017), Danh mục thuốc không kê đơn, ban hành kèm theo Thông tư 07/2017/TT-BYT ngày 03/05/2017.

5. Bộ Y tế (2013), Phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, ban hành theo quyết định số 2174/QĐ- BYT ngày 21/6/2013.

6. Bộ Y tế (2003), Quy chế kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn, Ban hành kèm theo Quyết định số 1847/QĐ-BYT ngày 28/05/2003.

7. Bộ Y tế (2010), Quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP, địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc, ban hành kèm theo Thông tư 43/2010/TT-BYT ngày 15/12/2010.

8. Bộ Y tế (2018), "Tiêu chuẩn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc đối với nhà thuốc", Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2018.

9. Nguyễn Thị Kim Chúc và Nguyễn Phương Hoa (2000), Khảo sát việc cung ứng thuốc tại các nhà thuốc tư nhân khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội năm 2010, Học viện Quân Y.

10. Vũ Tuấn Cường (2010), Phân tích thực trạng công tác triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn“Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” tại các cơ sở bán lẻ


thuốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận án dược sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Dược Hà Nội.

11. Ngô Thị Thùy Dung (2013), Đánh giá việc thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” của Bộ Y tế tại tỉnh Ninh Bình, Luận án Dược sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Dược Hà Nội.

12. Đoàn Quốc Dương (2017), Xây dựng và thẩm định các công cụ hỗ trợ dược sĩ tư vấn tại nhà thuốc, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học, Trường Đại học Y Dược Huế.

13. Nguyễn Phước Hiệp (2017), Mô tả hoạt động nghề nghiệp của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ đạt chuẩn GPP - Nghiên cứu trường hợp tại địa bàn tỉnh Tây Ninh, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội.

14. Nguyễn Quỳnh Hoa, Nguyễn Thanh Tuấn Phong và Nguyễn Thị Kim Chúc (2012), "Tác động của các biện pháp đa can thiệp giáo dục tới kiến thức cán bộ y tế huyện Ba Vì trong sử dụng kháng sinh cho trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính", Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc. 3, tr. 95-99.

15. Vũ Thi Hải Lan (2014), Phân tích hoạt động của các quầy thuốc “đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc - GPP” tại chi nhánh CTCPDP Hải Phòng hiệu thuốc Hải Phòng năm 2013, Luận án Dược sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Dược Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Hoa Ngọc (2012), Thực trạng duy trì tiêu chuẩn GPP của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Hải Phòng năm 2012.

17. Nguyễn Văn Phương (2013), Khảo sát chất lượng dịch vụ dược tại các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An, Luận văn dược sĩ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội.

18. Phạm Thanh Phương (2009), Khảo sát thực trạng hoạt động của các nhà thuốc được công nhận GPP trên đại bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 12/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí