Đánh Giá Hiệu Quả Một Số Mô Hình Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG



STT

Tên bảng

Trang

4.1

Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu

37

4.2

Biến động diện tích đất nông nghiệp 2010 - 2015

39

4.3

Cơ cấu diện tích một số cây trồng chính tại khu vực

41

4.4

Các loại hình sử dụng đất phổ biến tại huyện Con Cuông

42

4.5

Hiệu quả kinh tế một số mô hình canh tác

49

4.6

Hiệu quả kinh tế mô hình cây công nghiệp lâu năm chu kỳ 10

năm với cây Cam V2 và 7 năm với Keo tai tượng

51

4.7

Tổng hợp hiệu quả xã hội của các mô hình canh tác ở khu vực

54

4.8

Hiệu quả môi trường sinh thái của mô hình

56

4.9

Hiệu quả tổng hợp của các mô hình canh tác đã lựa chọn ở khu

vực

59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh Giá Hiệu Quả Một Số Mô Hình Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH


STT

Tên hình

Trang

4.1

Cơ cấu đất đai các xã nghiên cứu

38

4.2

Canh tác lúa 2 vụ tại xã Chi Khê

43

4.3

Canh tác Ngô lai, rau màu tại Bồng Khê

44

4.4

Cam V2 6 tuổi tại Yên Khê

45

4.5

Mô hình chưng cất tinh dầu cam xấu tại Yên Khê

45

4.6

Mô hình cam V2 tại Yên Khê

46

4.7

Mô hình chè tại Yên Khê

46

4.8

Mô hình trồng cây dược liệu tại Bồng Khê (Kim ngân, Cà gai

leo, Thìa canh)

47

4.9

Mô hình nấu cao dược liệu từ rừng tự nhiên tại Bồng Khê

47

4.10

Keo tai tượng 4 tuổi tại Yên Khê

47

4.11

Xoan ta 5 tuổi tại Trung Chính - Yên Khê

47

4.12

Sản phẩm phụ của cam V2

53

4.13

Mô hình dùng vật che phủ bảo vệ đất trồng Thìa canh tại Bồng

Khê

57

4.14

Mô hình nuôi kiến vàng trừ sâu vẽ bùa Cam tại Yên Khê

57


ĐẶT VẤN ĐỀ


Con Cuông là huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, có vị tríquan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của tỉnh. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 173.831,12 ha , trong đó diện tích đất nông lâm nghiệp là 164.209,15 ha, chiếm 94,46 % tổng diện tích tự nhiên. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp huyện Con Cuông đã có bước phát triển, giá trị sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gia tăng sản phẩm ngành trồng cây công nghiệp, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hoá chủ lực như Cam, Bưởi, Chè và Keo [26]. Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nông dân được cải thiện, công bằng hơn trong tiếp cận các cơ hội phát triển. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như mạng lưới các tổ chức kinh tế hoạt động nông thôn ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản xuất nhỏ, manh mún, sử dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các nguồn lực quý giá cho phát triển nói chung và ngành nông lâm nghiệp nói riêng. Trên cơ sở phân tích đánh giá những tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu thời tiết, về lao động, vốn, cơ sở hạ tầng nông thôn từ đó bố trí quỹ đất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo phát triển bền vững trên địa bàn huyện Con Cuông là vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu. Xuất phát từ tình hình thực tế trên đề tài “Đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” được đề xuất thực hiện.


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Lý thuyết về đánh giá hiệu quả sử dụng đất

1.1.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất

Theo Các Mác, hiệu quả là việc “Tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý”. Bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại [4].

Theo các nhà khoa học kinh tế Smuel – Norhuas: “ Hiệu quả không có nghĩa là lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hàng hóa này mà không cắt giảm số lượng một loại hàng hóa khác”[23]. Tương tự như vậy, trong sản xuất nông lâm nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Trong đó đánh giá hiệu quả sử dụng đất là một nội dung hết sức quan trọng.

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới [10]. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của cả nhà nông - những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh


tranh cao, là một trong những điều tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững [22].

Ngày nay các nhà nghiên cứu cho rằng: việc xác định đúng khái niệm, bản chất của hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Các Mác và những lý luận của lý thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên cả ba mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường [22].

1.1.1.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá, tới tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người. Do những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng, vì vậy nâng cao hiệu quả kinh tế là đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã hội. Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề: (i) mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”. (ii) hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý luận hệ thống. (iii) hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người.

Hiệu quả kinh tế phải được tính bằng tổng giá trị trong một giai đoạn, phải trên mức bình quân của vùng, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi xuất tiền cho vay vốn ngân hàng. Chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ trong, ngoài nước, hệ thống phải giảm mức thấp nhất thiệt hại (rủi ro) do thiên tai, sâu bệnh...

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 đại lượng.

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị


đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới có điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó mới đạt hiệu quả kinh tế.

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động tiết kiệm nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.

1.1.1.2. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất.

Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay là phải thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy; đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về ăn, mặc, và nhu cầu đời sống khác. Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đó bền vững hơn, ngược lại sẽ không được người dân ủng hộ. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp.

1.1.1.3. Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Mô hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ mầu mỡ của đất đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [8].

Trong thực tế tác động của môi trường diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặc


tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Vì vậy, hiệu quả môi trường được phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường.

Trong sản xuất nông lâm nghiệp hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ hoá học hoá trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao mà không gây ô nhiễm môi trường đất.

Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với nhau, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đặt ra.

Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông lâmnghiệp

1.1.2.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết...) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Bởi vì, các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối. Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng.

Theo N.Borlang - người được giải Noben về giải quyết lương thực cho các nước phát triển cho rằng: yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới của các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì của đất [6].


Điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nông dân có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào không kinh tế thuận lợi để tạo ra nông sản hàng hoá với giá rẻ. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh doanh năng lượng ánh sáng mặt trời dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác [20].

1.1.2.2. Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế [13]. Đây là những vấn đề thể hiện sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

Tại các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất. Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

1.1.2.3. Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức

Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất: thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đó là cơ sở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2022