Phương Pháp Xử Lý, Tổng Hợp Và Phân Tích Số Liệu


sản xuất nông lâm nghiệp của gia đình và địa phương, cụ thể là các mô hình sử dụng đất.

- Phương pháp phân tích SWOT: nhằm xác định bối cảnh hiện tại và triển vọng trong tương lai về mặt kinh tế xã hội và sản xuất nông lâm nghiệp của điểm nghiên cứu. Từ đó sẽ làm cơ sở cho việc xem xét đề xuất các giải pháp khả thi cho việc phát triển các hệ thống canh tác theo hướng bền vững. Dùng phương pháp phân tích SWOT để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức việc hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở phòng vấn người dân và cán bộ xã.

2.5.2.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu

Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tíchđịnh tính và định lượng bằng các phần mềm SPSS, Excel. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ. Các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, thị trường được phân tích theo phươngpháp định tính. Đánh giá, so sánh hiệu quả của các mô hình sử dụng đất canh tác trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

(i) Phương pháp tính hiệu quả kinh tế

Để phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác, đề tài sử dụng phương pháp phân tích tĩnh &động. Phương pháp tĩnh áp dụng cho các loại cây trồng dưới 12 tháng. Phương pháp động để đánh giá hiệu quả kinh tế cho các cây trồng có chu kỳ kinh doanh dài. Cụ thể, phương pháp phân tích lợi ích, chi phí CBA (Cost - Benefit Analysis) sẽ được áp dụng.

Phương pháp CBA là một phương pháp cho một hệ thống quyết định và thiết lập những mục tiêu đạt được trong tương lai. Các chỉ tiêu cần tính toán là NPV, BCR, IRR, đã được tích hợp sẵn trong chương trình Excel, trong đó:

- Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng - NPV (Net Present Value): Là chỉ tiêu xác định lợi nhuận ròng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, có tính đến ảnh hưởng của nhân tố thời gian thông qua tính chiết khấu.Chỉ tiêu NPV dùng để


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

đánh giá các hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất, hoạt động sản xuất nào có NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao., NPV> 0: sản xuất có lãi, NPV < 0: sản xuất bị lỗ, NPV = 0: sản xuất hòa vốn. NPV được tính theo công thức.

Đánh Giá Hiệu Quả Một Số Mô Hình Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An - 5

(2.1)


Trong đó:

NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng) Bt : Giá trị thu nhập của năm thứ t (đồng)

Ct : Giá trị chi phí của năm thứ t (đồng) r : Tỉ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)

t : Thời gian thực hiện các sản xuất (năm)

Σ: Tổng giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ năm 0 đến năm n n : Số năm của chu kỳ sản xuất.

- Tỷ suất thu nhập và chi phí – BCR (Benefit to Cost Ratio): là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Nếu PTCT có BCR > 1 và càng lớn: hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại BCR ≤ 1: không hiệu quả. BCR được tính theo công thức:

(2.2)


Trong đó:


BCR: tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (đồng/đồng) BPV: giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)

CPV: giá trị hiên tại của chi phí (đồng).

Các ký hiệu khác được giải thích ở công thức 2.1

- Tỉ lệ thu hồi vốn nội bộ - IRR (Internal Rate of Return): thể hiện tỉ lệ sinh lời của vốn đầu tư cho mô hình canh tác có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR được tính theo tỉ lệ %, là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư hay nó phản ánh mức độ quay vòng của vốn. Vì vậy, IRR cho phép xác định thời điểm hoàn trả vốn đầu tư. IRR càng lớn thì hiệu quả càng


cao, khả năng thu hồi vốn càng sớm. (IRR > r: cólãi; IRR < r: bị lỗ; IRR = r: hòa vốn, khi đó NPV = 0).

(ii) Phương pháp tính hiệu quả xã hội

Căn cứ vào thực tế hiện tại của địa điểm nghiên cứu, trên cơ sở góp ý của chính quyền địa phương cùng với sự tham gia của người dân bằng phương pháp hỏi ý kiến của người dân để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội như:

- Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân.

- Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng.

- Thu hút nhiều lao động giải quyết công ăn việc làm cho nông dân.

- Góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Tăng cường sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng xuất khẩu.

Kết quả đánh giá bằng phương pháp cho điểm, cao nhất là 10 và thấp nhất là 1 điểm.

(iii) Phương pháp tính hiệu quả môi trường

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất canh tác nông lâm nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh giá thích hợp của các loài cây trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại, thông qua kết quả phỏng vấn hộ nông dân về nhận xét của họ đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại với các tiêu chí như mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất, khả năng cải tạo và bảo vệ đất như độ tàn che, độ che phủ, tăng chất hữu cơ, giảm sói mòn...

Nhận thức của người dân được đánh giá thông qua sự hiểu biết của họ là có (1 điểm) hay không (0 điểm); tăng (1 điểm) hay giảm (-1 điểm) hoặc không thay đổi (0 điểm).

(iv) Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp

Hiệu quả tổng hợp của các phương thức canh tác có nghĩa là một phương thức canh tác phải có hiệu quả kinh tế nhất, mức độ chấp nhận của xã hội cao


nhất (hiệu quả xã hội) và góp phần gìn giữ bảo vệ môi trường sinh thái (hiệu quả sinh thái).

Áp dụng phương pháp tính chỉ số hiệu quả tổng hợp mô hình canh tác (Ect) của W. Rola (1994):

f1

fmin fn


fmin 1


Ect f or f ... f

or f n

max 1

max

n

(2.3)

Trong đó: Ect là chỉ số hiệu quả tổng hợp. Nếu Ect = 1 thì mô hình canh tác có hiệu quả tổng hợp cao nhất, Ect càng gần 1 thì hiệu quả tổng hợp càng cao.

f là các đại lượng tham gia vào tính toán (NPV, CPV, IRR …) n là số đại lượng tham gia vào tính toán.

Việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và hiệu quả tổng hợp mô hình sử dụng đất là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn, đề xuất phương án sử dụng đất bền vững.


Chương 3

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Con Cuông là huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 130 km và cách đường mòn Hồ Chí Minh 40 km về phía Tây Bắc, cách cựa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) 120 km về phía Tây, phía Bắc giáp 02 huyện Quỳ Châu và Quỳ Hợp, phía Tây Bắc giáp huyện Tương Dương, phía Tây Nam giáp nước bạn Lào và phía Đông giáp huyện Anh Sơn. Diện tích tự nhiên là 1.738,3 km2, dân số 67.869 người, có 13 đơn vị hành chính (12 xã và 01 thị trấn).

3.1.2. Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và được chia làm hai mùa rò rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

- Nhiệt độ trung bình trong năm 2015 là 25,50C. Sự chênh lệch nhiệt độ

giữa các tháng trong năm khá cao, tháng nóng nhất (tháng 5 đến tháng 7) nhiệt độ cao nhất vào ngày 30/5 là đối 42,5o C. Nhiệt độ thấp nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) nhiệt độ thấp nhất vào ngày 2/1 là 100C. Độ ẩm cao nhất là 81%, nhỏ nhất là 24%. Tổng số giờ nắng là 1.713 giờ.

- Lượng mưa bình quân năm 2015 là 1.385.6 mm, phân bố không đều theo thời gian, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 có lượng mưa chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm. Lượng mưa tập trung theo mùa thường gây ra những đợt lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

- Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam:

+ Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mang theo không khí lạnh.


+ Gió phơn Tây Nam thường xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Gió Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn huyện.

3.1.3. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng

3.1.3.1. Địa hình

Con Cuông thuộc vùng núi phía Tây Nam trong tỉnh nên bị ảnh hưởng chi phối của dãy Trường Sơn; địa hình bị chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe sâu và dốc lớn, có thể chia làm hai vùng như sau:

- Vùng hữu ngạn dòng Sông Lam: Gồm các xã Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê và thị trấn Con Cuông; địa hình vùng này có độ cao trung bình 150m so với mực nước biển; dãy núi Phù Chác cao nhất trong huyện có độ cao 1800m, địa hình thấp dần về phía Đông Nam.

- Vùng tả ngạn Sông Lam: Gồm các xã Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch Ngàn và Bình Chuẩn, vùng này nghiêng dần về phía Đông Nam, địa hình chia cắt mạnh tạo ra nhiều thung lũng và nhiều khe suối lớn nhỏ. Nhìn chung địa hình phức tạp, có độ dốc lớn nên khả năng tập trung dòng chảy về mùa mưa rất nhanh vì vậy bảo vệ rừng đầu nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống của nhân dân.

3.1.3.2. Đất đai, thổ nhưỡng

Theo Kết quả điều tra nghiên cứu tài nguyên đất huyện Con Cuông được chia thành các nhóm đất chính sau:

* Nhóm đất phù sa:

Diện tích 3.654 ha, chiếm 2,10% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm 3 loại: Đất phù sa được bồi hàng năm diện tích 498 ha, loại đất này phân bố dọc hai bên bờ sông Lam; đất phù sa không được bồi hàng năm diện tích 1.927 ha, phân bố hai bên bờ sông Lam có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho trồng màu và công nghiệp ngắn ngày; đất phù sa có nhiều Feralit diện tích 1.229 ha, phân bố ở các


ruộng có địa hình tương đối cao, lớp mặt bị rửa trôi dẫn đến thành phần cơ giới thịt nhẹ, chua.

* Nhóm đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước.

- Diện tích 20 ha, loại đất này phân bố ở các chân đồi rải rác ở các xã trong huyện.

- Đất phù sa sông, ngòi suối diện tích 905 ha, phân bố rải rác ở hai bên triền khe suối ở tất cả các xã, nhưng tập trung nhiều ở một số xã như xã Môn Sơn 300 ha, xã Lục Dạ 400 ha, xã Yên Khê 60 ha.

- Đất Feralit đỏ vàng có diện tích 40.790 ha, chiếm 23,46% so với diện tích đất tự nhiên, được hình thành trên diện tích đất đá vôi tạo thành những giải đất ở ngay dưới lèn đá vôi, đặc điểm đất có màu vàng, đỏ nâu, độ xốp cao, thích hợp cho sản xuất cây công nghiệp và trồng cây ăn quả.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét có diện tích 11.447 ha, chiếm 6,58% diện tích đất tự nhiên, có đặc điểm màu vàng đỏ, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, đây là loại đất tương đối tốt phát triển cây nông nghiệp,

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá kết có diện tích 24.862 ha, chiếm 14,30% so với tổng diện tích đất tự nhiên, đất có màu vàng đỏ, thành phần cơ giới rời, hút nước nhanh, đất chua, nghèo dinh dưỡng, loại đất này chủ yếu là trồng rừng.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá Mácma a xít có diện tích 3.529 ha, chiếm 2,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các sườn đồi, có tầng dày 50 -70cm, diện tích này khoanh nuôi trồng rừng.

* Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng núi thấp.

Diện tích 74.435 ha chiếm 42,77% diện tích đất tự nhiên, thành phần cơ giới tầng canh tác mỏng, nghèo dinh dưỡng, bị rửa trôi mạnh, loại đất chủ yếu để phát triển lâm nghiệp.

* Nhóm đất mùn vùng núi cao.


Diện tích 38.019 ha, chiếm 21,87% so với diện tích đất tự nhiên, đất có màu vàng, có tỷ lệ mùn cao, độ ẩm, hướng sử dụng loại đất này chủ yếu vào lâm nghiệp.

3.1.4. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Sông Cả, sông Giăng là hai con sông chính cung cấp nguồn nước chủ yếu cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: Mực nước bình quân trung bình từ 5-7m, cao nhất 3-4m, thấp nhất 10-15m, chất lượng nước tốt, lưu lượng lớn. Nhìn chung thuận lợi cho việc khai thác nguồn nước này để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. 3.2.Điều kiện kinh tế xã hội khu vực

3.2.1. Dân số, lao động

Dân số huyện năm 2016 là 69.648 người; trong đó nữ 34.701 người, mật độ dân số 40 người/km2, tổng số hộ 17.615 hộ.

Số dân trong độ tuổi lao động của huyện là 44.337 người, chiếm 63,65% tổng số dân cả huyện. Con Cuông có nguồn nhân lực dồi dào, là một thuận lợi lớn để Con Cuông phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế

3.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Con Cuông trong những năm gần đây đã có những bước chuyển biến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2010 - 2015 đạt 6,02%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm, nghiệp giảm từ 48,91 % xuống 45,9 %, dịch vụ - thương mại tăng từ 31,04 % lên 38 %:

3.2.2.2. Kết quả sản xuất nông nghiệp

* Trồng trọt

Mặc dù sản xuất nông nghiệp gặp điều kiện không thuận lợi nhưng tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 33.452 tấn,Trong đó:

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí