Đi Khám Chữa Răng Bác Sĩ Lần Gần Đây Nhất Của Hai Nhóm Học Sinh


- Tỷ lệ HS chải răng sau khi ăn, uống các loại đồ ngọt sau CT của nhóm CT tăng rõ rệt so với trước can thiệp (CSHQ = 940,0%, p < 0,01). Sau can thiệp, tỷ lệ HS chải răng sau khi ăn, uống các loại đồ ngọt của nhóm CT tăng rõ rệt hơn so với nhóm chứng (CSCT= 916,9%).

Bảng 3.44. Đi khám chữa răng bác sĩ lần gần đây nhất của hai nhóm học sinh



Chỉ số

(thờigian)

Nhóm CT

Nhóm chứng


p


CSHQnhóm CT

CSCT (%)

Trước n=306 (1)

Sau n=302 (2)

Trước n=303 (3)

Sau n=300 (4)

Chưa bao

giờ

SL

95

41

93

84

p1-2 <0,05

p2-4 <0,05


%

31,1

13,6

30,7

28,0


< 6 tháng

SL

24

49

27

34

p1-2 <0,05

p2-4 <0,05

104,2

78,3

%

7,8

16,2

8,9

11,3

6 đến 12

tháng

SL

58

183

57

66

p1-2 <0,01

p2-4 <0,001

215,5

199,7

%

19,0

60,6

18,8

22,0

12 đến 24

tháng

SL

67

14

65

68

p1-2 <0,05

p2-4 <0,05


%

21,9

4,6

21,5

22,7

Trên 24 tháng

SL

62

15

61

48

p1-2 <0,05

p2-4 <0,05


%

20,3

5,0

20,1

16,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành Hà Nội - 14

- Tỷ lệ HS đi khám răng bác sĩ lần gần đây nhất < 6 tháng sau CT của nhóm CT tăng rõ rệt so với trước can thiệp (CSHQ = 104,2%, p < 0,05). Sau can thiệp, tỷ lệ HS đi khám răng bác sĩ lần gần đây nhất < 6 tháng của nhóm CT tăng nhiều hơn so với nhóm chứng (CSCT = 78,3%).

- Tỷ lệ HS đi khám răng bác sĩ lần gần đây nhất từ 6 – 12 tháng sau CT của nhóm CT tăng rõ rệt so với trước can thiệp (CSHQ = 215,5%, p < 0,01). Sau can thiệp, tỷ lệ HS đi khám răng bác sĩ lần gần đây nhất từ 6 -12 tháng của nhóm CT tăng nhiều hơn so với nhóm chứng (CSCT = 199,7%).


Chương 4

BÀN LUẬN


4.1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, mảng bám răng, kiến thức, thái độ thực hành về chăm sóc răng miệng và một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở học sinh.

4.1.1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mảng bám răng của học sinh

4.1.1.1. Thực trạng bệnh sâu răng


Theo (WHO) để đánh giá tình trạng sâu răng trong cộng đồng, có 2 tiêu chí

được sử dụng là:


- Tỷ lệ % học sinh hiện mắc sâu răng (có ít nhất 1 răng bị sâu trên toàn bộ hàm răng) để nói lên mức độ lưu hành sâu răng ở cộng đồng.

- Chỉ số răng sâu- mất- trám (tổng số răng bị sâu, răng bị mất và răng sâu được trám) để nói lên nguy cơ sâu răng trong cộng đồng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở nhóm HS nghiên cứu chung của hai huyện là 31,1% được thể hiện trong biểu đồ 3.1. Trong đó, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở HS huyện Quốc Oai (38,4%) cao hơn HS của huyện Gia Lâm (23,8%). Sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giữa hai huyện là có ý nghĩa thống kê (p <0,05), có sự khác biệt này do Gia Lâm là huyện ngoại thành cũ của Hà Nội đã triển khai chương trình NHĐ (ở bậc tiểu học) nên bệnh sâu răng thấp hơn, còn Quốc Oai là một huyện ngoại thành của Hà Tây cũ chưa triển khai chương trình NHĐ nên bệnh sâu răng của HS cao hơn so với huyện Gia Lâm. Điều đó cũng chứng tỏ hoạt động của chương trình Nha học đường của Hà Nội cũng có hiệu quả.


Tỷ lệ sâu răng ở nam (33,1%) cao hơn ở nữ (29,3%) không có ý nghĩa thống kê, cũng tương tự như kết quả điều tra răng miệng toàn quốc, năm 2001, của tác giả Trần Văn Trường và CS, cho thấy không có đặc điểm cố định nào theo giới [50], theo Thilander B và CS, năm 2001 báo cáo cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giữa 2 giới ở lứa tuổi 12-15 không có ý nghĩa thống kê, do 2 nhóm này có cùng môi trường sống, môi trường xã hội nhưng có thể do thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng khác nhau nên tỷ lệ bệnh sâu răng khác nhau [123].

Khi so sánh kết quả với các tác giả khác nghiên cứu ở cùng độ tuổi, kết quả

nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ sâu răng thấp hơn.

Năm 2005 Dương Thị Truyền nghiên cứu trên học sinh tuổi 12 ở An Giang

cho biết tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 63,2% [49].

Trần Văn Trường và CS đã nghiên cứu trên 1365 học sinh tuổi từ 12-17 tại 14 tỉnh/thành đại diện cho toàn quốc năm 2001 thông báo tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở học sinh 12-14 tuổi là 64,1% [50]. Sở dĩ có sự khác biệt này do HS tại Hà nội có kiến thức chăm sóc RM tốt hơn, tỷ lệ sâu răng thấp hơn.

Năm 2000 Trịnh Đình Hải và CS nghiên cứu trên 380 học sinh 12 tuổi tại Huyện Gia Lộc Hải Dương cũng cho kết quả tỷ lệ học sinh sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi 12 là 24,2% [16]. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn trong nghiên cứu của chúng tôi, sự khác nhau này có thể do điều kiện kinh tế, mức sinh hoạt ở Hải Dương không cao bằng Hà Nội nên các em ít ăn, uống đồ ngọt hơn.

Đào Thị Ngọc Lan và CS nghiên cứu trên học sinh 12 tuổi các dân tộc miền núi tỉnh Yên Bái năm 2003 cũng cho kết quả tỷ lệ học sinh sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi 12 là 51,8% [25], cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Nguyễn


Đăng Nhơn năm 2004 nghiên cứu trên học sinh 12 tuổi ở Tuyên Quang cho kết quả tỷ lệ HS bị sâu răng là 64,1% [30]. Năm 2006 Tạ quốc Đại nghiên cứu trên HS 12 tuổi ở Thanh trì và Đống Đa cho kết biết tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 79,3% [11], đều cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi (năm 2009 tại Quốc Oai và Gia Lâm), phải chăng các em HS ở Tuyên Quang và Yên Bái chưa triển khai chương trình Nha Học Đường, chưa biết cách CSRM.

Tác giả Trần Bích Vân, Hoàng Tử Hùng theo dõi dọc một năm bệnh sâu răng ở HS 12 tuổi tại trường THCS An Lạc, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 cho biết tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn: 99,3% [56], tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với kết quả của chúng tôi, sự khác biệt này có thể do nghiên cứu này dùng hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế (ICDAS). Ưu điểm của hệ thống này so với các tiêu chí đánh giá sâu răng trước đây của WHO là cho phép đánh giá được các thương tổn sâu răng sớm kể cả mức độ mất khoáng ban đầu.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác tại Hà Nội: Trịnh Đình Hải năm 2008 nghiên cứu trên HS lứa tuổi 12- 14 cho kết quả: 43,1% sâu răng, chỉ số SMT: 1,12 [125]. Năm 2008 kết quả nghiên cứu của Chu Thị Vân Ngọc: 53,2% sâu răng, chỉ số SMT: 1,48 [27], kết quả nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng năm 2008 trên HS 12 tuổi tại Hoàng Liệt, Hoàng Mai Hà Nội cho biết tỷ lệ sâu răng: 53,2% [ 10], theo Lê Bá Nghĩa nghiên cứu trên HS 12 tuổi ở Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội năm 2009 cho biết có 76,3 % bị sâu răng, chỉ số SMT: 2,04 [26]. Kết quả này đều cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi, phải chăng HS nội thành có mức sinh hoạt cao nên hay ăn uống đồ ngọt nhiều hơn HS ngoại thành nên tỷ lệ mắc sâu răng cao hơn. Đào Thị Dung nghiên cứu trên HS 12 tuổi sau khi Hà Nội mở rộng năm 2009 cho biết tỷ lệ sâu: 15,3% [6], thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi, sự khác


nhau này có thể do HS ở những trường này đã triển khai tốt chương trình Nha Học Đường.

Chỉ số SMT cao chứng tỏ các yếu tố nguy cơ sâu răng tồn tại ở mức cao và ngược lại nếu chỉ số này thấp chứng tỏ có ít nguy cơ sâu răng hơn. Tỷ lệ răng sâu được điều trị: 6,1%, nhìn chung ở mức thấp so với các nơi khác. Điều này gợi ý cho ta biết nhu cầu điều trị của học sinh là rất lớn, ngành y tế cũng như gia đình HS phải chú trọng đến vấn đề này hơn nữa. Để giữ gìn hàm răng vĩnh viễn cho các em được tốt đòi hỏi chúng ta phải làm tích cực hơn trong công tác nha học đường nhằm đạt được mục tiêu quốc gia (là đảm bảo ít nhất 80% học sinh tiểu học và trung học cơ sở được CSRM ổn định, lâu dài qua chương trình này) [51], [53], [133]. Đồng thời cần nâng cao tỷ lệ răng sâu được điều trị, tránh biến chứng cũng như hậu quả lâu dài như mất răng phải phục hình răng giả.

Qua phân tích chỉ số SMT chúng tôi thấy số răng sâu được điều trị còn rất thấp, điều đó có thể được lý giải ở nhóm học sinh nghiên cứu, việc dự phòng và điều trị sớm sâu răng chưa được chú trọng, mặc khác, chương trình nha học đường (ở huyện Gia Lâm) chỉ ở mức độ lồng ghép vào phòng y tế chung của trường, việc triển khai hoạt động còn nhiều hạn chế, hơn nữa chưa có sự quan tâm đúng mức của nhà trường trong việc tổ chức khám và can thiệp dự phòng cho các em, cũng như nhận thức chưa đầy đủ của phụ huynh học sinh đối với tình trạng sâu răng của các em. Tuy nhiên khi đánh giá chỉ số răng vĩnh viễn sâu bị nhổ ở tuổi 12 chỉ có 2 học sinh có 1 răng sâu bị nhổ, cho thấy nguy cơ sâu răng ở nhóm nghiên cứu này có thể được khống chế nếu gia đình, nhà trường và ngành y tế quan tâm can thiệp kịp thời sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Ngược lại nếu để sâu răng tiến triển một cách tự nhiên thì nguy cơ hình thành lỗ sâu, răng bị phá hủy rộng và dẫn đến mất răng là rất cao.


Các nghiên cứu ở nhiều nước đang phát triển như Ả rập Xê Út, Nigeria, tỷ lệ sâu răng dao động từ mức thấp đến cao: 33,0% - 86,2% [109], [137]. Trong khi đó nước phát triển như Mỹ, theo nghiên cứu của tác giả Alonge và CS năm 1999, báo cáo cho thấy tỷ lệ sâu răng của học sinh ở các lứa tuổi đến trường là 69,4% (ở mức trung bình) [61], so với kết quả nghiên cứu của các tác giả ở một số nước thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn.

Như vậy theo các nghiên cứu trong và ngoài nước thì tình trạng sâu răng sẽ tiếp tục gia tăng theo tuổi cả về tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT. Cho nên nếu không có giải pháp dự phòng thích hợp cho cộng đồng nói chung và cho học sinh nói riêng thì việc điều trị và khắc phục hậu quả bệnh sâu răng là vô cùng khó khăn và rất tốn kém.

Kết quả chỉ số SMT ở học sinh lứa tuổi 12 trong nghiên cứu của chúng tôi là 0,98 (ở mức rất thấp theo xếp loại của WHO) thấp hơn so với kết quả ở một số nước đang phát triển khác trong khu vực như Thái lan, Philippine và Ấn Độ từ 2,9 - 3,9 (ở mức trung bình theo xếp loại của WHO), các nước phát triển như Singapo, Nhật Bản, Pháp và Mỹ (ở mức từ 1,0 - 1,7) [130]. Tuy chỉ số SMT của chúng ta thấp hơn nhưng xu hướng sâu răng ở ta đang gia tăng và chưa tổ chức được chương trình phòng bệnh rộng khắp, đồng bộ như các nước phát triển. Trái lại ở hầu hết các nước phát triển nói trên mặc dù chỉ số SMT cao hơn nhưng tình trạng sâu răng có xu hướng giảm trên nền tảng chương trình phòng bệnh quy mô rộng rãi, đồng bộ.

4.1.1.2. Thực trạng bệnh viêm lợi của học sinh:

Trong các bệnh răng miệng của học sinh, cùng với sâu răng, viêm lợi là 1 trong 2 bệnh phổ biến nhất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng của cộng đồng (CPITN) để đánh giá tình trạng viêm lợi của học sinh lứa tuổi 12. Chỉ số này đã được dùng ở hầu hết các nước và đặc biệt


WHO đã sử dụng nó để đánh giá tình trạng quanh răng toàn cầu. Vì vậy việc sử dụng chỉ số này cho phép chúng tôi có thể so sánh được với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác và so sánh được với các số liệu toàn cầu của WHO. Tuy nhiên theo điều tra trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy ở trẻ em hầu hết các tổn thương quanh răng là tổn thương lợi, tương ứng với CPITN 1 và CPITN2 nhưng chưa có túi quanh răng (CPITN 3 và CPITN 4).

Tình trạng viêm lợi ở nhóm HS 12 tuổi chung của 2 huyện là 40,0%, ở mức độ trung bình theo phân loại của WHO. Tỷ lệ này ở HS huyện Quốc Oai (42,2%) cao hơn huyện Gia Lâm (37,9%). Sự khác biệt giữa tỷ lệ viêm lợi ở 2 huyện có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Phải chăng các em HS ở huyện Gia Lâm đã triển khai chương trình NHĐ nên biết cách chăm sóc RM tốt hơn ở huyện Quốc Oai.

Đối với HS có CPITN = 1 việc can thiệp cho nhóm này đơn giản hơn và hiệu quả thu được cũng nhanh, dễ dàng hơn, chúng ta chỉ cần hướng dẫn các em VSRM đúng cách thì tổ chức lợi sẽ lành mạnh trở lại. Đối với nhóm HS có CPITN = 2 việc điều trị cho nhóm này đòi hỏi phải có can thiệp lấy cao răng. Như vậy có 24,7% HS cần phải lấy cao răng để điều trị tình trạng lợi.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Nhơn năm 2004 cho biết tỷ lệ viêm lợi: 62,5% [30]. Năm 2008 Chu Thị Vân Ngọc nghiên cứu ở HS 12 tuổi tại Hoàng Mai Hà Nội cho kết quả viêm lợi: 64,7% [27], kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Lê Bá Nghĩa nghiên cứu năm 2009 trên HS 12 tuổi cho thấy tỷ lệ viêm lợi: 29,8% [26]. Năm 2008 nghiên cứu của Đào Thị Dung trên HS 12 tuổi ở Hà Nội cho kết quả tỷ lệ viêm lợi: 6,10% [7], kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Tác giả Jurate Pauraite 2003 nghiên cứu HS lứa tuổi 12 – 14 thấy 46,7%

viêm lợi [95]. Sudha P và cộng sự 2005 nghiên cứu HS lứa tuổi 11 – 13 ở


Mangalore - Ấn Độ thấy 82,5% viêm lợi [120]. Ercilia Leal Dini nghiên cứu học sinh lứa tuổi 12 cho kết quả CPITN 0: 35,0%; CPITN 1: 40,0%; CPITN 2: 25,0% [79], [131]. Tác giả Cesar Mexia de Almeida và CS năm 2003 nghiên cứu trên 800 HS 12 tuổi thấy CPITN 0: 4,4%; CPITN 1: 5,6%; CPITN 2: 90,0%

[72]. Kết quả của các tác giả nước ngoài trên đều cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao đòi hỏi phải có một kế hoạch phòng bệnh và điều trị thích hợp.

4.1.1.3. Thực trạng MBR của học sinh


Tình trạng VSRM liên quan trực tiếp đến việc hình thành MBR, để tiến hành can thiệp có hiệu quả chúng tôi đánh giá tình trạng MBR của học sinh qua các chỉ số: Chỉ số mảng bám PI, chỉ số cặn bám đơn giản (DI-S), chỉ số cao răng đơn giản (CI-S) và chỉ số VSRM đơn giản (OHI-S).

Tình trạng VSRM của mỗi cá nhân thể hiện kiến thức, thái độ, thực hành trong việc phòng bệnh răng miệng. Ở lứa tuổi 12 việc VSRM ít được giám sát của cha mẹ, do đó việc đánh giá tình trạng VSRM để thấy được kiến thức, thái độ, kỹ năng thực hành VSRM là rất quan trọng.

Theo xếp loại của WHO với PI ≤ 2 có tình trạng VSRM tốt, PI > 2 có tình trạng VSRM không tốt, như vậy HS có tình trạng VSRM không tốt chiếm 63,0%, trong khi đó HS có tình trạng VSRM tốt chỉ có 37,0%. MBR ở giai đoạn mới hình thành là lớp màng mỏng, không có màu nên trên lâm sàng rất khó phát hiện bằng phương pháp khám RM thông thường. Để đánh giá chính xác được thực trạng mảng bám răng, cũng như tình trạng VSRM của HS chúng tôi phải tiến hành phương pháp nhuộm màu mảng bám bằng eosin 2%. Chính vì vậy tình trạng VSRM không tốt của HS đánh giá theo chỉ số mảng bám PI sẽ cao hơn đánh giá theo chỉ số OHI-S.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí