giảm (từ 59,1% xuống 53,3%). Như vậy biện pháp CT có hiệu quả với CSCT =
28,1%.
Kết quả trên cho thấy can thiệp bằng việc kiểm soát MBR làm giảm tỷ lệ HS bị viêm lợi, nâng tỷ lệ HS có sức khỏe quanh răng ở mức chấp nhận được (có 3 vùng lục phân lành mạnh trở lên) từ 59,2% tăng lên 83,1%.
Đối chiếu kết quả chỉ số MBR với kết quả đánh giá tình trạng bệnh RM ở các nhóm tương ứng cho thấy mối liên quan mật thiết giữa tình trạng MBR với các bệnh RM. Trước can thiệp chỉ số MBR cao tình trạng sâu răng, viêm lợi cao. Sau can thiệp tình trạng MBR được kiểm soát bệnh viêm lợi giảm rõ rệt, bệnh sâu răng được kiềm chế không gia tăng. Việc kiểm soát tình trạng MBR đã góp phần quan trọng làm giảm các bệnh sâu răng, viêm lợi ở HS.
Tác giả Trịnh Đình Hải dùng biện pháp giáo dục nha khoa, dự phòng lâm sàng (lấy cao răng, trám dự phòng...) trong 8 năm tỷ lệ viêm lợi giảm 50,0% [16].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở HS 12 tuổi trong một năm bằng biện pháp kiểm soát MBR (hướng dẫn chải răng có giám sát, giáo dục nha khoa, dùng nước súc miệng Colgate Plax) cho kết quả giảm viêm lợi 20,0%, giảm MBR (do một số HS có cao răng ở mức độ 2; 3 nên phải lấy cao răng mới hết được viêm lợi), kiềm chế sâu răng.
4.2.2. Đánh giá hiệu quả đối với kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về chăm sóc răng miệng
Việc cung cấp kiến thức căn bản về phòng bệnh RM cho HS được coi như sự đầu tư có hiệu quả lâu dài. Dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học chuyên ngành, một số điều tra cơ bản về tình hình bệnh RM tại Việt Nam tỷ lệ sâu răng chịu ảnh hưởng một số yếu tố khách quan như lượng canxi, fluor trong nước uống, chế độ dinh dưỡng....Nhưng chủ yếu tùy thuộc vào trình độ nhận thức về chăm
Có thể bạn quan tâm!
- Đi Khám Chữa Răng Bác Sĩ Lần Gần Đây Nhất Của Hai Nhóm Học Sinh
- Kiến Thức Về Chăm Sóc Răng Miệng Của Học Sinh:
- Mối Liên Quan Giữa Kiến Thức, Thực Hành Về Csrm Với Sâu Răng Viêm Lợi Của Học Sinh
- Vũ Thị Kiều Diễm, Vũ Hải Phong, Ngô Đồng Khanh Và Cs (
- César Mexia De Almeida, Poul Erik Petersen, Sónia Jesus André, Et Al
- Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành Hà Nội - 20
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
sóc RM. Sự nhận thức thường có tính chất gia đình, cha mẹ thường truyền đạt các thói quen, quan niệm và sinh hoạt cho con cái. Việc chăm sóc RM chưa được cha mẹ quan tâm đúng mức, dễ đưa đến tình trạng bệnh lý RM làm ảnh hưởng tới học tập và những hậu quả khác. Trường học là nơi cung cấp kiến thức phổ thông, còn là nơi cung cấp kiến thức để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe chăm sóc RM nói riêng. Giúp cho các em chuyển đổi những thói quen xấu, những nhận thức sai lầm thành nếp sinh hoạt có hiệu quả như chải răng ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ, hạn chế ăn ngọt, khám răng định kỳ, điều trị sớm. Từ đó các em có thói quen tốt, tự giữ gìn sức khỏe RM.
4.2.2.1. Đánh giá hiệu quả đối với kiến thức của HS về chăm sóc RM
Qua can thiệp kiến thức của HS nhóm can thiệp về chăm sóc RM tăng rõ rệt so với HS cùng độ tuổi ở nhóm đối chứng, cho thấy việc can thiệp rất có hiệu quả (HS có điểm kiến thức giỏi tăng rõ rệt với CSCT = 125,5%, HS có điểm kiến thức khá tăng với CSCT = 74,0%).
Tác giả Nguyễn Tiến Vinh sau 7 tháng can thiệp cho HS lớp 5 ở Thái Bình cho thấy kiến thức về RM từ điểm trung bình 6,9 tăng lên điểm khá 7,8 [59].
4.2.2.2. Đánh giá hiệu quả đối với thái độ của HS về chăm sóc RM
Qua 12 tháng can thiệp cho thấy hiệu quả rõ rệt đối với HS nhóm can thiệp đã có thái độ thay đổi đúng, tốt cho chăm sóc RM. Khi HS có nhận thức đúng, thái độ đúng sẽ có những kỹ năng thực hành đúng giúp chăm sóc RM tốt hơn.
Đào Thị Ngọc Lan nghiên cứu bệnh RM cho HS các dân tộc ở Yên Bái cho thấy sau can thiệp kiến thức, thái độ, thực hành của HS về chăm sóc RM được nâng cao rõ rệt và việc giáo dục đã có hiệu quả [25], kết quả nghiên cứu của 2 tác giả trên cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
4.2.2.3. Đánh giá hiệu quả đối với thực hành của HS về chăm sóc RM
Sau khi can thiệp HS ở nhóm can thiêp có thay đổi tích cực về thực hành chăm sóc răng miệng. Điều này cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc can thiệp. Do vậy tỷ lệ HS mắc bệnh RM giảm nhiều.
- Dương Thị Truyền nghiên cứu hiệu quả một số biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em HS tại An Giang cho biết sau can thiệp kiến thức, thái độ, thực hành của HS về chăm sóc RM được nâng cao rõ rệt và việc giáo dục đã có hiệu quả tốt. Đối với nhóm can thiệp thì hiệu quả cao hơn so với nhóm đối chứng vì có sự lặp đi lặp lai nhiều lần trong thời gian can thiệp [49].
- Tác giả Nguyễn Lê Thanh đánh giá hiệu quả chương trình nha học đường trong việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng học sinh miền núi tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 2006 (bằng biện pháp giáo dục nha khoa) cho biết: Chỉ số về kiến thức, thái độ, thực hành đúng chăm sóc RM của HS trường CT tăng rõ rệt sau 3 năm so với trường không CT [42].
- Unfer B và Saliba O đã phỏng vấn từng nhóm kiến thức và thực hành về dịch vụ chăm sóc răng miệng cho thấy nhóm có điều kiện kinh tế xã hội thấp thì không quan tâm đến bệnh RM [126].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kiến thức, thái độ, thực hành của HS 12 tuổi tại hai huyện của Hà Nội có những đặc điểm khác với các nghiên cứu kể trên, do Hà Nội là thủ đô, điều kiên kinh tế cao, cập nhật thông tin nhanh… so với nghiên cứu của các tác giả trên. Vì vậy kết quả thu được có hiệu quả rõ ràng ở nhóm HS can thiệp so với nhóm đối chứng.
*
* *
Tóm lại, những HS được can thiệp bằng việc kiểm soát MBR qua biện pháp cơ học và hóa học trong suốt 12 tháng đã kiềm chế được bệnh sâu răng, ngăn ngừa gia tăng theo lứa tuổi. Ở nhóm đối chứng bệnh sâu răng tăng lên theo lứa tuổi, tăng theo thời gian phơi nhiễm. Điều này cho thấy hiệu quả dự phòng sâu răng của biện pháp kiểm soát MBR.
Song song với kết quả về dự phòng sâu răng, việc dự phòng bệnh viêm lợi đã mang lại hiệu quả rất tốt. Chỉ số đánh giá tình trạng viêm lợi giảm rõ rệt ở những HS được can thiệp so với HS ở nhóm đối chứng. Nhóm HS được can thiệp có 79,1% em không bị viêm lợi, trong khi đó nhóm đối chứng tỷ lệ HS không bị viêm lợi chỉ 54,1%.
Việc can thiệp đã làm thay đổi quy luật phát triển tự nhiên của bệnh RM. Đối với bệnh sâu răng, hạn chế tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và chỉ số SMT, kiềm chế tốc độ gia tăng theo tuổi. Đối với bệnh viêm lợi, hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh viêm lợi, kiềm chế gia tăng CPITN 2 theo tuổi. Việc can thiệp có tác dụng nâng tỷ lệ HS có 3 vùng lục phân lành mạnh trở lên ở mức chấp nhận được từ 59,2% lên mức 83,0%. Ngoài ra việc can thiệp còn tăng chỉ số mảng bám PI ≤ 2 và làm giảm chỉ số DI-S, CI-S, chỉ số VSRM và thay đổi quy luật tiến triển tự nhiên theo tuổi của các chỉ số này.
Kết quả kiểm soát tình trạng MBR ỏ nhóm HS được can thiệp góp phần giải thích các kết quả đạt được trong việc giảm các bệnh RM ở HS nhóm can thiệp, qua đó khẳng định việc kiểm soát MBR có hiệu quả dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi rõ rệt.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, mảng bám răng, kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc răng miệng và một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh.
- Thực trạng sâu răng, viêm lợi: Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở HS 12 tuổi chung của 2 huyện thấp: 31,1% (Quốc Oai: 38,4%, Gia Lâm: 23,8%; p <0,05). Chỉ số SMT ở HS 12 tuổi chung của 2 huyện thấp: 0,93 (Quốc Oai: 1,10, Gia Lâm: 0,76). Tỷ lệ viêm lợi ở HS 12 tuổi chung của 2 huyện ở mức trung bình: 40,01% (Quốc Oai: 42,2%, Gia Lâm: 37,9%; p <0,05).
- Tình trạng mảng bám răng:
Chỉ số mảng bám PI: PI ≤ 2 chiếm 37,0%; PI >2 chiếm 67,0%. Chỉ số DI-S: Loại tốt: 12,5%, không tốt: 87,5%. Chỉ số CI-S: Loại tốt: 75,4%, không tốt: 24,6%.
Tỷ lệ học sinh VSRM không tốt: 56,1% (Quốc Oai: 61,4%, Gia Lâm: 50,8%
;p<0,05). Tốt: 43,9% (Quốc Oai: 38,6%, Gia Lâm: 49,2%).
- Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc răng miệng của học sinh: Kiến thức giỏi và khá thấp, kiến thức trung bình: 61,3%. Thái độ đúng chiếm tỷ lệ thấp: 38,1% đồng ý phải chải răng hàng ngày sau bữa ăn chính. Thực hành: chải răng sau bữa ăn chính đạt tỷ lệ thấp: 22,5%; chỉ có 4,1% chải răng sau khi ăn uống đồ ngọt; 20,0% học sinh đi khám răng định kỳ.
- Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi: Có mối liên quan chặt chẽ giữa chăm sóc vệ sinh răng miệng với bệnh sâu răng, viêm lợi. Những học sinh vệ sinh răng miệng không tốt có nguy cơ dẫn đến sâu răng vĩnh viễn gấp 2,8 lần và viêm lợi gấp 2,9 lần so với những học sinh vệ sinh răng miệng tốt.
2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng,
viêm lợi của học sinh.
- Hiệu quả kiểm soát mảng bám răng:
Nhóm can thiệp chỉ số mảng bám PI ≤ 2 tăng rõ rệt từ 36,9% lên 87,7%, trong khi ở nhóm chứng lại giảm, chứng tỏ việc can thiệp rất hiệu quả với CSCT = 125,6%.
Chỉ số DI-S nhóm can thiệp: Mức độ 0 (44,4%) tăng rõ rệt, nhóm chứng lại giảm với CSCT = 885,7%, mức độ 1 (55,6%) tăng rõ rệt, nhóm chứng lại giảm, việc can thiệp rất có hiệu quả với CSCT= 630,4%.
Nhóm can thiệp chỉ số CI-S: Mức độ 0 (20,9%) tăng với CSCT 36,7%.
Tình trạng VSRM nhóm can thiệp được cải thiện tốt hơn (từ 43,8% lên 89,7%), nhóm chứng lại giảm nhẹ, chứng tỏ việc can thiệp có hiệu quả với CSCT = 107,5%.
- Hiệu quả đối với dự phòng sâu răng: Sau can thiệp, tỷ lệ sâu răng của nhóm can thiệp (31,5%) thấp hơn nhóm chứng (39,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p <0,05), như vậy can thiệp làm kiềm chế sâu răng tăng theo tuổi ở nhóm can thiệp.
- Hiệu quả đối với dự phòng viêm lợi: Sau can thiệp, tỷ lệ viêm lợi nhóm can thiệp giảm, hạ thấp tỷ lệ mắc và giảm mức độ nặng của bệnh: CPITN 0 tăng từ 59,8% nên 79,1%, CPITN 2 giảm từ 24,5% xuống 20,9%, nâng cao tỷ lệ học sinh có 3 vùng lục phần lành mạnh trở lên (từ 59,2% lên 83,1%).
- Hiệu quả đối với kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc răng miệng: Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc răng miệng của học sinh nhóm can thiệp tăng rõ rệt so với trước can thiệp và so với nhóm chứng
với CSCT >125%.
KHUYẾN NGHỊ
1. Nhà nước cần tiến hành phổ cập chương trình chăm sóc răng miệng cho học sinh trung học cơ sở, chương trình NHĐ kết hợp với nhà trường và phụ huynh học sinh cần thường xuyên theo dõi, nhắc nhở học sinh chăm sóc răng miệng hàng ngày, nhằm góp phần tăng cường sức khoẻ toàn diện cho học sinh.
2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nên bổ sung bài giảng ngoại khóa về giáo dục kiến thức nha khoa, hướng dẫn chải răng theo phương pháp Bass cải tiến cho học sinh trung học cơ sở để các em biết cách tự chăm sóc răng miệng và nâng cao sức khỏe răng miệng.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Tạ Quốc Đại, Trịnh Đình Hải, Đào Thị Dung, Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), “ Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở học sinh 12 tuổi tại hai huyện Quốc Oai và Gia Lâm – thành phố Hà Nội, năm 2009”, Tạp chí y học dự phòng, Tập XXI, số 7 (125), tr. 90-96.
2. Tạ Quốc Đại, Trịnh Đình Hải, Đào Thị Dung, Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), “ Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng của học sinh 12 tuổi tại hai huyện Quốc Oai và Gia Lâm – thành phố Hà Nội, năm 2009”, Tạp chí y học dự phòng, Tập XXI, số 7 (125), tr. 97- 102.
3. Tạ Quốc Đại, Trịnh Đình Hải, Đào Thị Dung, Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), “ Hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi của học sinh 12 tuổi tại huyện Quốc Oai, Gia Lâm, Hà Nội năm 2010 – 2011”, Tạp chí y học thực hành, 798, số (12/2011), tr. 18-22.