Chúng tôi nghĩ rằng để làm giảm tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi như hiện nay cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường để làm tốt hơn công tác chăm sóc răng miệng cho các em: Giáo dục kiến thức cơ bản về nha khoa, chải răng có giám sát, khám răng định kỳ…
4.1.3. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành về CSRM với sâu răng viêm lợi của học sinh
4.1.3.1. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của học sinh với tình trạng vệ sinh răng miệng
Kết quả bảng 3.25 cho thấy có sự liên quan giữa điểm kiến thức với tình trạng vệ sinh răng miệng (p<0,05). Như vậy những HS có kiến thức khá, giỏi thì có tình trạng VSRM tốt nhiều hơn những HS có tình trạng VSRM không tốt. Những HS có điểm kiến thức trung bình thì tình trạng VSRM không tốt cao hơn rất nhiều so với những HS có tình trạng VRSM tốt.
Bảng 3.26 cho biết sự liên quan chặt chẽ giữa số lần chải răng trong ngày với tình trạng VSRM. Những em HS chải răng nhiều lần/ngày có tình trạng VSRM tốt gấp 13,75 lần những HS chải răng một lần/ngày với OR = 13,75; p<0,01.
4.1.3.2. Mối liên quan giữa tình trạng vệ sinh răng miệng với bệnh sâu răng,
viêm lợi của học sinh
Kết quả bảng 3.27 cho biết sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng VSRM và bệnh sâu răng vĩnh viễn. Những HS VSRM không tốt có nguy cơ sâu răng vĩnh viễn gấp 2,8 lần so với những HS VSRM tốt với OR=2,8; p<0,05. Theo cơ chế gây bệnh thì sâu răng được hình thành bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố: Vi khuẩn, thức ăn, chất lượng men răng… Tình trạng VSRM tốt sẽ hạn chế sự hình thành MBR do đó giảm tỷ lệ sâu răng. Vì vậy việc giáo dục nha khoa để HS có
Có thể bạn quan tâm!
- Số Học Sinh Có ≥ 3 Vùng Lục Phân Lành Mạnh Ở Hai Nhóm Nghiên Cứu
- Đi Khám Chữa Răng Bác Sĩ Lần Gần Đây Nhất Của Hai Nhóm Học Sinh
- Kiến Thức Về Chăm Sóc Răng Miệng Của Học Sinh:
- Đánh Giá Hiệu Quả Đối Với Kiến Thức, Thái Độ, Thực Hành Của Học Sinh Về Chăm Sóc Răng Miệng
- Vũ Thị Kiều Diễm, Vũ Hải Phong, Ngô Đồng Khanh Và Cs (
- César Mexia De Almeida, Poul Erik Petersen, Sónia Jesus André, Et Al
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
tình trạng VSRM tốt là nội dung chính trong chương trình NHĐ. Tác giả Ngô Uyên Châu, Hoàng Tử Hùng năm 2007 nghiên cứu trên HS 12 tuổi tại Thành Phố Hồ Chí Minh kết luận: có sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng VSRM với sâu răng vĩnh viễn [2], tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Kết quả bảng 3.28 cho biết sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng VSRM và bệnh viêm lợi. Những HS VSRM không tốt có nguy cơ viêm lợi gấp 2,9 lần so với những HS VSRM tốt với OR = 2,9; p < 0,05. Như chúng ta đã biết MBR được hình thành là do sự tồn đọng của thức ăn và vi khuẩn cùng với một số yếu tố khác trong môi trường miệng, đây là tác nhân ngoại lai chính dẫn tới bệnh viêm lợi. Sự liên quan này đã được nhiều tác giả đề cập đến do vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi góp phần khẳng định thêm về nhận định này.
Theo Trịnh Đình Hải khi đánh giá vấn đề VSRM của trẻ em ở tuổi học đường cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của VSRM trong việc phòng sâu răng. Tình trạng VSRM kém thì sâu răng, viêm lợi ở mức độ cao và ngược lại VSRM tốt thì sâu răng, viêm lợi ở mức thấp hơn rõ rệt [16].
Tác giả Trần Ngọc Thành nghiên cứu ở HS 6 – 12 tuổi tại trường tiểu học Khương Thượng cho thấy các yếu tố như chải răng sáng, chải răng tối, chải răng sau ăn, súc miệng sau khi ăn đồ ngọt, cách chải răng và thời gian chải răng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với sâu răng [41].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Vinh: Việc chải răng có giám sát đã làm cho tỷ lệ viêm lợi giảm từ 89,2% xuống còn 60,9%, quan trọng hơn là đã nâng cao kiến thức, thái độ, khả năng thực hành vệ sinh răng miệng của các em và bước đầu tạo được thói quen chải răng cho các em [59].
Hồ Minh Ngọc và CS nghiên cứu tình trạng MBR, viêm nướu và sâu răng
của HS 10, 15 tuổi ở các quận trung tâm thành phố Đà Nẵng cho thấy sự liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng mảng bám và tình trạng sâu răng ở HS 10 và 15 tuổi, điều đó chứng minh tỷ lệ HS mắc bệnh sâu răng và viêm nướu cao chủ yếu do tình trạng VSRM còn kém [29].
Theo David và CS nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2005 trẻ em ăn nhiều đồ ngọt có nguy cơ mắc sâu răng cao gấp 1,4 lần những trẻ em ăn ít đồ ngọt, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [76].
Petersen và CS nghiên cứu ở Thái Lan 2001 cho biết tỷ lệ dùng đường sữa rất cao: 34,0%, chè đường: 26,0%, nước ngọt: 24,0% và có liên quan đến tỷ lệ sâu răng cao 70 – 96,3% [111].
Tác giả Ismail A. Darout và CS nghiên cứu trên 400 HS trung học cơ sở ở tỉnh Kharout - Sudan thấy 44,3% HS nam và 42,5% HS nữ có điểm kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh sâu răng đạt loại cao. Trong đó tỷ lệ HS chải răng 2 lần/ngày là 67,2% ở nam và 75,5% ở nữ [92].
Tác giả Mohammed Redman nghiên cứu trên HS 11 - 14 tuổi thấy tình trạng VSRM kém có nguy cơ cao đối với bệnh sâu răng [97].
Như vậy việc VSRM tốt (góp phần kiểm soát MBR) sẽ là một trong những hoạt động tích cực để phòng bệnh sâu răng, viêm lợi. Tuy nhiên cần phải kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh RM.
4.2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâư răng,
viêm lợi ở học sinh
4.2.1. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh.
Theo phương pháp dịch tễ học can thiệp có đối chứng chúng tôi chọn hai nhóm là nhóm chứng và nhóm can thiệp (CT). Trước can thiệp nhóm can thiệp và nhóm đối chứng không có sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng, tỷ lệ viêm lợi, chỉ số
SMT, chỉ số mảng bám PI, chỉ số DI-S, CI-S… Các nhóm có cùng điều kiện
sống, độ tuổi, trình độ văn hóa, kiến thức cơ bản về nha khoa như nhau.
Ở nhóm chứng, chúng tôi không tiến hành can thiệp bằng biện pháp gì, mọi hoạt động do phòng y tế của nhà trường hướng dẫn các em HS thực hiện theo kế hoạch phòng và sở giáo dục chỉ đạo.
Ở nhóm can thiệp, chúng tôi dạy cho các em HS kiến thức về nha khoa, phát bàn chải colgate, kem đánh răng colgate total, hướng dẫn các em chải răng đúng phương pháp, có kiểm tra đánh giá MBR sau khi các em chải răng để hướng dẫn cho các em chải răng cho sạch. Ở nhóm can thiệp chúng tôi phát nước súc miệng colgate Plax và hướng dẫn các em cách súc miệng cho đúng. Trong tháng đầu mỗi tuần chúng tôi đến trường hướng dẫn, kiểm tra việc chải răng, súc miệng của các em HS một lần, kết hợp cùng nhân viên y tế học đường, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để đôn đốc kiểm tra các em HS làm tốt việc chải răng và súc miệng ở trường cũng như ở nhà. Những tháng tiếp theo 2 tuần chúng tôi đến trường một lần và trong một năm tổng số chúng tôi đến trường 26 lần hướng dẫn, kiểm tra việc chải răng, súc miệng của các em HS.
4.2.1.1. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng
Tình trạng vệ sinh răng miệng phản ánh tình trạng mảng bám PI, cặn bám răng và cao răng. Mảng bám PI, cặn bám răng có thể làm sạch được bằng biện pháp cơ học (chải răng) và biện pháp hóa học (súc miệng). Nếu chải răng tốt, dùng nước súc miệng thường xuyên thì chỉ số mảng bám PI, cặn bám sẽ giảm và ngược lại chải răng không tốt, dùng nước súc miệng không thường xuyên chỉ số mảng bám PI, cặn bám sẽ tăng lên. Như vậy chỉ số mảng bám PI, cặn bám phản ánh việc chải răng của HS, qua đó biết được HS đã chải răng đúng phương pháp chưa, có dùng nước súc miệng thường xuyên không.
Cao răng được hình thành do các chất khoáng từ nước bọt và dịch lợi lắng đọng ở MBR. Nếu cho HS chải răng tốt, không để hình thành MBR cũng hạn chế việc hình thành cao răng. Khi cao răng đã hình thành thì việc chải răng không thể làm sạch được cao răng, kết hợp với biện pháp hóa học (dùng nước súc miệng) chỉ làm giảm được một phần cao răng mới hình thành. Do vậy muốn làm sạch hoàn toàn cao răng nhất thiết phải được cán bộ y tế có chuyên môn lấy cao răng.
Kết quả kiểm soát MBR bằng biện pháp cơ học và hóa học được xác định
dựa vào các chỉ số mảng bám PI, cặn bám răng, cao răng và tình trạng VSRM.
Chỉ số mảng bám PI được thể hiện qua bảng 3.29 cho biết: Tỷ lệ chỉ số
mảng bám PI ≤ 2 sau CT của nhóm CT tăng rõ rệt so với trước can thiệp (CSHQ
= 134,5%, p < 0,01). Sau can thiệp, tỷ lệ chỉ số mảng bám PI ≤ 2 của nhóm CT tăng rõ rệt, trong khi ở nhóm chứng lại giảm. Cho thấy việc can thiệp rất có hiệu quả với CSCT = 125,6%.
Chỉ số cặn bám răng được thể hiện qua bảng 3.30 cho thấy: Tỷ lệ mức độ 0 sau CT của nhóm CT tăng rõ rệt so với trước can thiệp với CSHQ = 857,1%, p< 0,01. Trong khi ở nhóm chứng tỷ lệ mức độ 0 sau 12 tháng lại giảm, nên việc can thiệp rất hiệu quả với CSCT = 885,7%.
Như vậy chỉ số cặn bám răng của HS ở nhóm can thiệp được cải thiện rõ rệt, trong khi đó ở nhóm chứng sau 12 tháng chỉ số cặn bám răng ngày một tăng lên phù hợp với lứa tuổi, chứng tỏ việc can thiệp rất có hiệu quả.
Theo Trần Thu Thuỷ và CS hướng dẫn HS chải răng trong vòng 2 tháng cho thấy chỉ số cặn bám (DI-S) giảm so với nhóm chứng có ý nghĩa thông kê (p<0,05) [43].
Chỉ số cao răng ở bảng 3.31 cho thấy: Tỷ lệ mức độ 0 sau CT của nhóm
CT tăng so với trước can thiệp với CSHQ = 8,6%, p > 0,05. Sau 12 tháng tỷ lệ
mức độ 0 ở nhóm chứng lại giảm, nên việc can thiệp có hiệu quả với CSCT =
36,7%.
Như vậy tình trạng cao răng của HS nhóm can thiệp chỉ được cải thiện một phần, trong khi đó tình trạng cao răng của nhóm chứng sau 12 tháng tăng theo tuổi, nên việc can thiệp có hiệu quả.
Tác giả Chibinski AC, PochapskiMT. et al dùng biện pháp hoá (nước súc miệng) cho trẻ em từ 7 đến 12 tuổi, kết quả cho biết giảm MBR và giảm chảy máu lợi [73].
Ersin NK, Eden E. et al cũng cho thấy dùng biện pháp hoá học cho trẻ em từ 11- 13 tuổi, kết quả cho biết giảm MBR và kiềm chế sâu răng [80]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của hai tác giả trên.
Bảng 3.33 cho biết tỷ lệ HS thực hiện vệ sinh răng miệng tốt sau CT của nhóm CT tăng rõ rệt so với trước can thiệp với CSHQ =102,2%, p <0,01, Sau 12 tháng tỷ lệ HS thực hiện vệ sinh răng miệng tốt ở nhóm chứng lại giảm nhẹ, nên việc can thiệp rất có hiệu quả với CSCT = 107,5%. Vậy tình trạng VSRM của HS nhóm CT đã được cải thiện và có xu hướng tốt lên.
Như vậy với kết quả từ bảng 3.29 đến bảng 3.33 đã chứng minh việc kiểm soát MBR bằng biện pháp cơ học và hóa học đã có tác dụng cải thiện VSRM rõ rệt, làm thay đổi quy luật tiến triển tự nhiên của tình trạng VSRM ở HS tuổi học đường. Tình trạng VSRM tốt lên theo tuổi thay vì xấu đi như trước đây.
4.2.1.2. Đánh giá hiệu quả dự phòng bệnh sâu răng
Bệnh sâu răng được đánh giả bởi tỷ lệ HS có sâu răng và chỉ số SMT. Chỉ số SMT gồm cả các răng sâu đã được điều trị, vì vậy đối với một nghiên cứu dọc thì chỉ số SMT ở lần khám thứ 2 không thể thấp hơn lần khám 1. Chỉ số này giữ
nguyên hoặc bị kiềm chế mức độ gia tăng trong một nghiên cứu dọc đã thể hiện
thành công của việc can thiệp.
Kết quả biểu đồ 3.4 cho biết hiệu quả của việc kiểm soát MBR qua biện pháp cơ học và hóa học đối với bệnh sâu răng: Nhóm can thiệp tỷ lệ bệnh sâu răng không tăng nhưng nhóm chứng tỷ lệ bệnh sâu răng tăng từ 31,0% nên 39,3%. Sau can thiệp tỷ lệ sâu răng ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Như vậy sau một năm kiểm soát MBR ở nhóm can thiệp bệnh sâu răng đã được kiềm chế, không tăng thêm số răng sâu. Nhóm chứng bệnh sâu răng tiếp tục tăng nên phù hợp với lứa tuổi và thời gian phơi nhiễm.
Chúng ta đã biết răng vĩnh viễn bắt đầu mọc năm 6 tuổi, trong khoảng thời gian từ lúc mọc đến lúc 12 và 13 tuổi là thời gian dễ bị sâu nhất do men răng còn chưa hoàn chỉnh và dễ bị phá hủy bởi môi trường axit. Mặt khác khi mới mọc, hố rãnh trên răng thường hẹp và sâu, dễ mắc thức ăn và khó làm sạch, lứa tuổi này hay ăn quà vặt. Các yếu tố này là điều kiện thuận lợi để hình thành MBR. Các vi khuẩn trên MBR chuyển hóa các chất có nguồn gốc gluxit để sinh axit và phá hủy men răng gây sâu răng. Khi đã có sâu răng và viêm lợi, việc làm sạch MBR khó khăn hơn. Vòng luẩn quẩn này làm tăng bệnh sâu răng và viêm lợi.
Trong một năm can thiệp chúng tôi hướng dẫn các em chải răng đúng phương pháp, chải răng với kem đánh răng có fluor làm cho hydroxy apatit của men răng có cơ hội chuyển thành fluor apatit nhờ vậy mà men răng trở lên cứng hơn, ít bị hòa tan trong môi trường axit do đó ít bị sâu răng hơn. Việc giáo dục nha khoa cho HS bao gồm hướng dẫn chải răng đúng phương pháp và chế độ ăn hợp lý có vai trò rất quan trọng. Điều đó hạn chế việc hình thành MBR và các thức ăn có nguồn gốc gluxit cũng ít có cơ hội bám lại ở răng, nhờ vậy hạn chế quá trình sinh axit trong môi trường miệng, vì vậy nguy cơ sâu răng ít hơn.
Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành can thiệp bằng biện pháp hóa học: Cho các em súc miệng bằng nước súc miệng colgate Plax ngày 2 lần, mỗi lần ngậm trong miệng 30 giây. Nước súc miệng colgate Plax có tác dụng kìm hãm các vi khuẩn trong miệng, ngăn cản việc định cư của vi khuẩn ở bề mặt răng, ức chế việc hình thành MBR, hòa tan các mảng bám đã hình thành, ngăn ngừa khoáng hóa các mảng bám. Do đó làm giảm MBR, làm cho vi khuẩn trong MBR giảm đi và không chuyển hóa được các chất có nguồn gốc gluxit để sinh axit phá hủy men răng, nên làm giảm sâu răng. Như vậy các biện pháp can thiệp tuy đơn giản nhưng đồng thời tác động nên nhiều yếu tố trong sinh bệnh học gây sâu răng là men răng, MBR, vi khuẩn và đường (gluxit), có tác dụng phòng sâu răng hữu hiệu.
Các em HS ở nhóm can thiệp được kiểm soát MBR trong một năm, vì vậy toàn bộ răng vĩnh viễn được bảo vệ, cho nên khi các em 13 tuổi ít bị sâu răng vĩnh viễn hơn các em HS khác ở nhóm đối chứng.
4.2.1.3. Đánh giá hiệu quả dự phòng bệnh viêm lợi
Sau can thiệp: Tỷ lệ viêm lợi của nhóm CT giảm rõ rệt, trong khi tỷ lệ này lại tăng ở nhóm chứng. Điều đó cho thấy việc CT với CSCT = 62,8% rất có hiệu quả. Sau CT tỷ lệ chảy máu lợi của nhóm CT đã hết trong khi tỷ lệ này của nhóm chứng lại tăng 19,0%. Biện pháp CT rất hiệu quả với CSCT: 121,3%.
Tỷ lệ cao răng của nhóm CT giảm còn 20,9% (một phần cao răng mới hình thành đã được làm sạch), trong khi tỷ lệ cao răng của nhóm chứng lại tăng lên 27,0%. Biện pháp CT có hiệu quả với CSCT 25,5%.
Kết quả bảng 3.37 cho thấy tỷ lệ HS có 3 vùng lục phân lành mạnh trở lên sau CT của nhóm CT tăng rõ rệt so với trước can thiệp (từ 59,2% tăng lên 83,1%) với CSHQ = 38,7%, p<0,05. Trong khi ở nhóm chứng sau 12 tháng