Giải Pháp Về Nâng Cao Năng Lực Hệ Thống Chi Trả‌


thách thức. Một số giải pháp để triển khai hiệu quả Chính sách chi trả DVMTR trong thời gian tới được đề xuất như sau:

4.6.1. Giải pháp về nâng cao năng lực hệ thống chi trả‌

- Tiếp tục rà soát, kiện toàn hệ thống chi trả DVMTR, đồng thời xác định rõ vai trò và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong công tác chi trả tiền DVMTR và quản lý bảo vệ rừng. Đối với Ban chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả DVMTR của huyện Quế Phong, nên gắn với Ban chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng của huyện để tập trung một đầu mối thống nhất việc chỉ đạo. Xây dựng và ban hành quy chế, kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai chính sách kịp thời đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị và các địa phương có liên quan trên địa bàn huyện nhằm tổ chức triển khai tốt chính sách chi trả DVMTR gắn với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Hiện tại, tổ chức chi trả DVMTR cấp huyện (giao Hạt Kiểm lâm làm cơ quan đầu mối chi trả DVMTR cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn/bản và UBND xã) đang vận hành có hiệu quả, vì vậy việc rà soát để thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp xã theo Nghị định 147/2016/NĐ-CP cần nghiên cứu, tham khảo học tập các địa phương khác đã thành lập, nắm bắt xem có hiệu quả và phù hợp với thực tế tại địa phương.

4.6.2. Giải pháp về chi trả và xác định đơn giá chi trả‌

4.6.2.1. Giải pháp về chi trả

Đối với phần diện tích thuộc quản lý của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn/bản và UBND tiếp tục chi trả qua tổ chức chi trả cấp huyện (do Hạt Kiểm lâm Quế Phong làm đầu mối chi trả DVMTR). Riêng những xã có diện tích rừng và kinh phí chi trả lớn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện như 02 xã Đồng Văn, Thông Thụ hướng tới thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp xã theo Nghị định 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016, nhằm phù hợp với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

4.6.2.2. Chi trả theo hình thức lồng ghép các nguồn vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Theo từng giai đoạn, tùy theo khả năng huy động các nguồn vốn phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, có thể chọn một trong hai giải pháp lồng ghép sau:

a) Giải pháp thứ nhất:

Đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An - 11

* Đối với những diện tích thuộc lưu vực các nhà máy thủy điện có đơn giá chi trả DVMTR lớn hơn hoặc bằng định mức nhà nước quy định hiện hành:


- Đối tượng giao, khoán bảo vệ rừng là hộ gia đình theo quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo: 300.000đồng/ha/năm: Nếu đơn giá chi trả DVMTR lớn hơn hoặc bằng 300.000 đồng/ha thì chỉ sử dụng nguồn kinh phí DVMTR để chi trả cho công tác bảo vệ rừng.

- Đối tượng giao, khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020: 200.000 đồng/ha/năm. Nếu đơn giá chi trả DVMTR lớn hơn hoặc bằng 200.000 đồng/ha thì chỉ sử dụng nguồn kinh phí DVMTR để chi trả cho công tác bảo vệ rừng.

* Đối với diện tích rừng thuộc lưu vực các nhà máy thủy điện có đơn giá chi trả DVMTR thấp hơn định mức nhà nước quy định hiện hành:

- Đối tượng giao, khoán là hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng theo quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP: 300.000 đồng/1ha/năm: Nếu đơn giá chi trả DVMTR thấp hơn 300.000 đồng/ha thì sử dụng nguồn sự nghiệp 30a chi bù đắp tối đa bằng 300.000 đồng/ha/năm.

- Đối tượng giao, khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 57/QĐ-TTg:

200.000 đồng/ha/năm: Nếu đơn giá chi trả DVMTR thấp hơn 200.000 đồng/ha thì sử dụng nguồn vốn ngân sách hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có để chi bù đắp tối đa bằng 200.000 đồng/ha/năm.

b) Giải pháp thứ hai:

* Nguyên tắc lồng ghép:

- Không sử dụng trùng lặp nhiều nguồn vốn khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích, cụ thể: Đối với những diện tích đã được thụ hưởng các nguồn vốn như vốn sự nghiệp bảo vệ rừng theo Nghị quyết 30a, vốn sự nghiệp kinh tế theo Quyết định 57/QĐ-TTg và các nguồn vốn hợp pháp khác thì không thụ hưởng nguồn vốn bảo vệ rừng từ nguồn DVMTR.

- Ưu tiên đảm bảo đủ định mức, đơn giá trường hợp có nguồn vốn bù đắp) giao, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, nhóm hộ, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn/bản theo các định mức quy định hiện hành của nhà nước.

* Phương thức lồng ghép:

- Đối với diện tích đã được bố trí các nguồn vốn: Sự nghiệp bảo vệ rừng theo Nghị Quyết 30a, vốn sự nghiệp kinh tế theo Quyết định 57/QĐ-TTg và các


nguồn vốn hợp pháp khác thì chỉ sử dụng các nguồn vốn đã được bố trí đó để chi trả mà không sử dụng nguồn kinh phí DVMTR để chi trả cho phần diện tích này.

- Phần diện tích còn lại:

+ Nếu đơn giá chi trả DVMTR cao hơn hoặc xấp xỉ bằng định mức nhà nước quy định hiện hành thì chỉ sử dụng nguồn vốn chi trả DVMTR để chi trả kinh phí bảo vệ rừng.

+ Nếu đơn giá chi trả DVMTR thấp hơn định mức nhà nước quy định hiện hành thì sử dụng nguồn kinh phí dự phòng của Quỹ tỉnh, tiền DVMTR những năm trước chưa có đối tượng chi để chi trả bù đắp cho các chủ rừng, các đối tượng giao, nhận khoán bảo vệ rừng theo nguyên tắc nêu trên.

4.6.2.3. Về xác định đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng

- Đối với lưu vực các thuỷ điện Hủa Na + Cửa Đạt tiếp tục thực hiện chi trả DVMTR theo đơn giá bình quân đối với lưu vực thủy điện bậc thang (trên cùng một dòng sông), cụ thể:

+ Đơn giá chi trả DVMTR cho các chủ rừng thuộc lưu vực thủy điện Hủa Na + Cửa Đạt được xác định bằng: Tổng số tiền thực thu trong năm của cả hai lưu vực thủy điện Hủa Na + Cửa Đạt tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng chia cho diện tích rừng trong lưu vực sau khi đã trừ đi phần diện tích đã được thụ hưởng từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Đối với các lưu vực thuỷ điện còn lại gồm: Sao Va, Bản Cốc và thủy điện Châu Thắng phát điện đầu năm 2017: Phương pháp xác định đơn giá chi trả thực hiện theo Điểm a, Khoản 1, Điều 16, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP sau khi đã trừ đi phần diện tích đã được thụ hưởng từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

4.6.3. Giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức‌

Qua điều tra thực tế từ các chủ rừng, các cơ sở sử dụng DVMTR và các bên liên quan nhận thấy công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng góp phần nâng cao sự hiểu biết về chính sách chi trả DVMTR. Tuy nhiên cần xác định phương pháp, cách làm phù hợp, triển khai thường xuyên, kịp thời, hiệu quả và đảm bảo việc thực thi chính sách đúng theo pháp luật. Từ kết quả điều tra đề tài tiếp tục đề xuất thực hiện một số giải pháp tuyên truyền như sau:

- Chủ rừng là tổ chức (Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt), tổ chức chi trả cấp huyện (Hạt Kiểm lâm Quế Phong) tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, đặc biệt là nắm bắt và hướng dẫn trong công tác bảo vệ rừng thông qua các


đợt chi trả tiền DVMTR tại các bản, cộng đồng. Đây là cách tuyên truyền rất hiệu quả, vì lúc chi trả tiền là lúc đông đủ người dân tham gia nhất, để họ hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện chính sách.

- Nhân rộng các mô hình truyền thông có hiệu quả đã được VFD hỗ trợ thí điểm như: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chính sách chi trả DVMTR tại các xã, cụm xã của huyện; tổ chức các hoạt động truyền thông tại các trường học nơi có hoạt động chi trả DVMTR.

- Nghiên cứu soạn thảo, in ấn, phát hành các tài liệu, tờ rơi, pa nô, biển báo phù hợp với từng đối tượng và tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn quy trình thực hiện chính sách đến các đoàn thể và địa phương trên địa bàn các xã của huyện. Đôn đốc để các chủ rừng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra thường xuyên hơn.

- Biên tập các bài viết, tài liệu tuyên truyền cần chú ý những nội dung, chương trình phù hợp với trình độ nhận thức, điều kiện sinh hoạt của người dân trong khu vực. Bên cạnh đó tuyên truyền những hình ảnh, tấm gương vươn lên làm giàu từ việc tham gia thực hiện chính sách trên địa bàn huyện.

- Hướng tới xã hội hóa nghề rừng qua chi trả DVMTR bằng cách đưa thông điệp truyền thông lên hóa đơn tiền điện, nước, vé tham quan du lịch và sản phẩm công nghiệp để bên sử dụng dịch vụ biết được họ đang chi trả cho DVMTR mà họ đang chi trả. Đây là phương pháp truyền thông rất quan trọng, giúp cho nhiều người biết đến chính sách, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của xã hội về chính sách chi trả DVMTR để chính sách ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn.

4.6.4. Giải pháp về nguồn nhân lực‌

Để nâng cao nguồn lực thực hiện chính sách chi trả DVMTR trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Huyện cần chính sách khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để nâng cao năng lực cho lao động. Phối hợp với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, am hiểu về chính sách chi trả DVMTR nhằm: Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, cho các bên có liên quan, đặc biệt là các đơn vị liên quan trực tiếp thực hiện chính sách về quản lý điều hành, quan trắc môi trường, điều tra khảo sát thực địa, xây dựng bản đồ, thu thập số liệu, dữ liệu, phân tích, đánh giá và báo cáo kết quả...

- Đối với người dân tham gia bảo vệ rừng cần tăng cường tập huấn chỉ dẫn cho họ biết cách tiếp cận thông tin, hình thức tổ chức quản lý tốt trên phần diện


tích được giao, khoán bảo vệ rừng, hiểu được cách thức và quá trình thực hiện chính sách từ đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chủ rừng, kiểm lâm với chính quyền địa phương để cùng nhau bảo vệ rừng. Bên cạnh đó UBND huyện Quế Phong cần đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng quản lý.

- Cần nâng cao năng lực cho các thành phần kinh tế làm nghề rừng thông qua đào tạo tại chỗ, ngắn hạn và khuyến lâm, từng bước nâng cao năng lực tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Đối với cấp chính quyền địa phương thực hiện cải cách hành chính đơn giản hóa thủ tục hồ sơ chi trả, cải thiện nâng cao mức hưởng lợi, đa dạng hóa phương thức thực hiện khắc phục những khó khăn vốn có của vùng miền núi.

4.6.5. Giải pháp về tài chính‌

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát các nguồn kinh phí phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Quế Phong. Đồng thời xây dựng phương án khoanh nuôi, bảo vệ rừng cho từng giai đoạn 2017 - 2020, có tính đến năm 2030, trong đó xây dựng cơ chế lồng ghép các nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển rừng với các chương trình ổn định sản xuất và đời sống nhân dân vùng đặc biệt khó khăn, chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững, để phát huy hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng gắn với đời sống của người dân.

- Có cơ chế chính sách thu hút đầu tư tạo điều kiện thuận lợi, hấp dẫn để thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển rừng, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt cơ chế chính sách đặc thù khuyến khích các Doanh nghiệp thuỷ điện đầu tư trở lại cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời đem lại công ăn việc làm và thu nhập cho người dân trên các lưu vực thủy điện đó.

- Xác định được chiến lược của nguồn chi trả, để có thể đầu tư theo hướng tối đa hoá giá trị cho tương lai đối với các bên có liên quan ở cấp địa phương và hỗ trợ các mục tiêu giảm nghèo, bảo vệ và phát triển rừng. Bởi vì, nếu thiếu các khích lệ đầy đủ về kinh tế, xã hội dẫn đến những khu rừng tự nhiên quan trọng tiếp tục bị đe doạ và nguy cấp, cùng với những dịch vụ sinh thái quan trọng mà chúng mang lại sẽ bị suy thoái không thể phục hồi.

- Tranh thủ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước theo các Chương trình Dự án, nhất là nguồn vốn hỗ trợ sản xuất tại các điểm tái định cư thuỷ điện Hủa Na,


Nghị quyết số 30a/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững, thuế tài nguyên nước… Hàng năm cân đối giành một phần ngân sách nhất định của huyện để hỗ trợ đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng để đảm bảo mức chi trả giữa các lưu vực chênh lệch nhau quá lớn như hiện nay.

4.6.6. Giải pháp về giám sát, báo cáo, đánh giá‌

Việc triển khai Chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện bước đầu cho thấy sự hiệu quả của chính sách mang lại. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả và hiệu quả của chính sách đến nay thường mang tính định tính, chưa được minh chứng bằng các con số cụ thể hoặc hệ thống hóa, trong đó điểm yếu nhất của chính sách chi trả DVMTR hiện nay là sự thiếu hụt của hệ thống giám sát, đánh giá (M&E). Vì vậy cần có giải pháp về giám sát, báo cáo và đánh giá việc chi trả DVMTR trong thời gian tới tại địa phương đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả theo các tiêu chí sau:

* Tính công bằng trong chi trả DVMTR: Công bằng theo chất lượng rừng cung ứng dịch vụ; công bằng với công tác quản lý bảo vệ rừng của đối tượng cung ứng dịch vụ; công bằng trong chia sẻ lợi ích từ chi trả DVMTR giữa các bên liên quan.

* Tính minh bạch trong chi trả DVMTR: Thông tin, dữ liệu chi trả DVMTR được công khai đầy đủ, kịp thời và có hệ thống; đảm bảo khả năng tiếp cận thông tin chi trả DVMTR; giải đáp thắc mắc và giải quyết khiếu nại.

* Tính hiệu quả trong chi trả DVMTR: Hiệu quả hoạt động qua việc huy động nguồn thu; xã hội hóa nguồn lực bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương; cải thiện kết quả bảo vệ rừng; cải thiện thu nhập, việc làm cho người dân sống trong vùng rừng và đóng góp cho giảm nghèo.

Để thực hiện hiệu quả các tiêu chí trên, ở huyện Quế Phong cẩn phải:

- Thiết lập hệ thống vận hành việc giám sát, báo cáo, đánh giá chi trả DVMTR trên địa bàn huyện phục vụ công tác báo cáo các cấp.

- Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị, địa phương trong việc quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR đảm bảo đúng quy định.

- Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt và Hạt Kiểm lâm Quế Phong cần tăng cường triển khai công tác giám sát, đánh giá chi trả DVMTR, tổ chức giám sát chuyên đề, giám sát định kỳ và đột xuất để kịp thời phát hiện nhằm biểu dương những người tốt việc tốt và uốn nắn những thiếu sót, bên cạnh đó xử lý nghiêm những vi phạm trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành trong thực hiện chính sách.


KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ‌

1. Kết luận

- Kết quả nghiên cứu đề tài đã phân tích đánh giá được thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Nghệ An. Có thể coi đây là một bức tranh toàn cảnh về tình hình tổ chức, vận hành Quỹ BV&PTR cấp tỉnh và thực hiện chính sách chi trả DVMTR của tỉnh. Theo đó, đến hết năm 2016 đã thu được 271.249 triệu đồng tiền chi trả DVMTR. Số tiền này đã được chi trả theo đúng các quy định hiện hành và có những tác động tốt tới việc làm giảm thiểu các vụ vi phạm lâm luật; tăng diện tích và độ che phủ rừng; cải thiện đời sống cho người dân tham gia bảo vệ rừng. Trong số đó, Quế Phong là một huyện lớn, có mức chi trả DVMTR hàng năm cao và cũng là huyện có nhiều thách thức cũng như bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách này của tỉnh.

- Đã đánh giá được thực trạng chi trả DVMTR tại huyện Quế Phong. Bình quân, mỗi năm huyện đã chi trả khoảng 20 tỷ đồng (chiếm trên 30% tổng thu Quỹ cả tỉnh). Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ được các đối tượng và diện tích rừng được chi trả và bằng phương pháp xác định công thức tính toán phù hợp được người dân và các tổ chức chấp nhận. Đồng thời, đã làm rõ được vai trò của các bên tham gia thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại địa phương.

Từ đó, đã đánh giá được hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR thông qua các tác động tới: i) Công tác bảo vệ và PTR, ii) Tạo nguồn tài chính ổn định, bền vững cho công tác BV&PTR, iii Tác động về mặt xã hội, cải thiện được sinh kế và thu nhập cho người dân và cộng đồng, iv Tác động tích cực đến môi trường, tăng cường nhận thức của người dân về giá trị môi trường rừng.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như những cơ hội và thách thức trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại Quế Phong đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn làm cơ sở đề xuất được 6 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách này tại địa phương. Đây là những đề xuất có giá trị tham khảo tốt không chỉ cho huyện Quế Phong mà còn là những đề xuất có giá trị tham khảo cho các địa phương khác trong tỉnh Nghệ An.

2. Tồn tại

- Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá hiệu quả của chính sách mới chỉ phản ánh định tính, chưa đánh giá phân tích sâu sắc định lượng về tác động, hiệu quả của chính sách trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường…


- Đề tài chưa nghiên cứu tính toán xác định hệ số K theo các kịch bản khác nhau phù hợp với các trạng thái rừng hiện có vì không đủ kinh phí, thời gian và nhân lực để điều tra, xác định cho từng lô trạng thái rừng, trữ lượng rừng làm cơ sở tính toán tiền chi trả DVMTR cho các chủ rừng.

- Chưa nghiên cứu, xác định được giá trị của DVMTR đối với đối tượng và loại dịch vụ phải trả tiền DVMTR đối với hạn chế xói mòn, bồi lắng hay dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Khoản 5, Điều 7, Nghị định 99/2010/NĐ-CP để làm tăng những giá trị dịch vụ môi trường của các hệ sinh thái rừng tại địa phương.

3. Kiến nghị

- Chi trả DVMTR là chính sách mới, lại có tính đặc thù nên cần được tiếp tục nghiên cứu, đút rút kinh nghiệm để bổ sung hoàn thiện những quy định khung pháp lý về cơ chế chi trả, việc quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR thuận lợi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Cần tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động thí điểm về quản lý và sử dụng hiệu quả tiền chi trả DVMTR để hỗ trợ phát triển sinh kế, cải thiện thu nhập trong cộng đồng tại các thôn/bản đã thực hiện làm cơ sở nhân rộng mô hình.

- Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, đánh giá các phương thức giao rừng, khoán rừng trong chi trả DVMTR nhằm phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào miền núi.

- Đối với việc nghiên cứu xác định hệ số K tại địa phương làm chậm quá trình triển khai chính sách chi trả DVMTR và làm giảm tính công bằng, vì vậy cần được nghiên cứu hệ số K ở tầm vĩ mô cấp quốc gia, bộ, ngành mới đủ nhân lực tài chính để thực hiện theo cách tính chung nhất, đơn giản, dễ sử dụng, có cơ sở khoa học và tính thuyết phục.

- Tiếp tục nghiên cứu những tác động của chính sách chi trả DVMTR trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần giảm nghèo và sinh kế đồng bào vùng cao, đồng thời xây dựng các giải pháp đồng bộ chiến lược lâu dài cho việc thực hiện chính sách phát huy tính hiệu quả và tiếp tục hoàn thiện hệ thống thống giám sát đánh giá quá trình thực thi chính sách chi trả DVMTR.

- Tiếp tục nghiên cứu lượng hóa được giá trị hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất theo các loại rừng tại lưu vực chi trả DVMTR.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 18/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí