Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Cấp Cứu Sản Khoa Cơ Bản Và Toàn Diện


1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc cấp cứu sản khoa cơ bản và toàn diện

1.2.2.1 Nguồn nhân lực y tế:

Theo Bộ Y tế, đội ngũ bác sĩ trong những năm qua đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ 7 bác sĩ, 1 dược sĩ/ 1 vạn dân đã vượt chỉ tiêu trong quyết định số 153/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ đó còn thấp so với các nước trên thế giới.Ngoài ra còn có sự chênh lệch về số lượng, chất lượng và phân bố thiếu đồngđều cán bộ y tế giữa các vùng, miền. Những cán bộ có trình độ chuyên môncao thường tập trung tại các thành phố lớn. Bên cạnh đó cũng có sự mất cânđối về nhân lực y tế; nhất là bác sĩ, dược sĩ đại học, giữa các tuyến y tế. Tỷ lệcán bộ y tế ở tuyến xã và huyện vừa ít về số lượng, vừa hạn chế về trình độchuyên môn, nghiệp vụ; mất cân đối về nhân lực y tế giữa các chuyên ngành. Ðể làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe và đáp ứng nhu cầu triển khai các hoạt động của dự án thì việc đào tạo cán bộ y tế cơ sở là hết sức cần thiết.

Khó khăn lớn nhất của các chương trình can thiệp là thiếu nguồn nhân lực y tế tại địa phương. Do tình trạng thiếu nhân lực nên nhiều khi chương trình triển khai cũng không đủ bác sĩ đi xuống các địa bàn. Đây là tình hình chung của các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án đào tạo cán bộ cho các địa phương thuộc vùng khó khăn. Ðồng thời đề ra nhiều chính sách ưu tiên về giáo dục, đào tạo, tuyển dụng và sử dụng nhân lực y tế cho các chuyên khoa khó tuyển và vùng khó khăn y tế các tuyến huyện, xã. Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho cán bộ y tế của chuyên ngành khó tuyển, ở vùng khó khăn và y tế cơ sở.Duy trì các đề án bệnh viện tuyến trên, cử cán bộ chuyên môn luân phiên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.Ðây là giải pháp quan trọng trong thời gian hiện tại và có thể kéo dài


trong nhiều năm tới, khi mà nguồn nhân lực y tế cònthiếu về số lượng và hạn chế chất lượng giữa các tuyến y tế.

Bên cạnh đó cần có những giải pháp khắc phục tình trạng dịch chuyển cán bộ y tế có trình độ từ vùng khó khăn đến vùng thuận lợi; từ cơ sở y tế công lập sang dân lập; từ tuyến dưới lên tuyến trên. Ðồng thời điều chỉnh chế độ động viên, khuyến khích, tăng thu nhập và điều kiện sống, làm việc để giữ cán bộ y tế ở tuyến dưới, nhất là tuyến xã.

1.2.2.2. Cở sở vật chất:

Đối với một số quốc gia phát triển, ở đó các cơ sở y tế đã được trang bị tốt về cả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và thuốc thì biện pháp này không được đề cập nhiều. Ngược lại, với các quốc gia đang phát triển thì đây là một vấn đề hết sức cần thiết. Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ dân số liên hiệp quốc (UNFPA) cùng một số quốc gia đã qui định về các tiêu chí cho cơ sở cấp cứu sản khoa cơ bản và cơ sở cấp cứu sản khoa toàn diện. Bảng 1.1 dưới đây sẽ nêu rõ các tiêu chuẩn của 2 loại cơ sở này [117].

Bảng 1.1: Chức năng của Cấp cứu sản khoa cơ bản và Cấp cứu sản khoa toàn diện [117]

Chức năng của Cấp cứu sản khoa cơ bản (Được thực hiện tại các trung tâm y tế không có phòng mổ)

Chức năng của Cấp cứu sản khoa toàn diện (Yêu cầu có phòng mổ và thường được thực hiện tại

các bệnh viện huyện)

Thuốc Kháng sinh qua đường tĩnh mạch

Có tất cả 6 chức năng của

Thuốc co tử cung qua đường tĩnh mạch

EmOC cơ bản có bổ sung

Thuốc chống co giật qua đường tĩnh mạch

thêm

Bóc nhau thai bằng tay

Mổ đẻ

Loại bỏ (bằng cách hút) tổ chức thai còn lưu lại

Truyền máu

Đẻ có hỗ trợ đường dưới


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 - 5


Những chức năng của cấp cứu sản khoa cơ bản bao gồm điều trị thuốc bằng đường tiêm. Thường tiêm kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, thuốc chống co giật để điều trị co giật, hoặc thuốc làm tăng co tử cungngăn sự chảy máu ồ ạt bằng việc giúp cho tử cung co lại. Hỗ trợ đẻ đường dưới đề cập đến việc sử dụng dụng cụ hút chân không thay vì dùng phoóc-xép. Nhau thai không bong tự nhiên ra được có thể gây ra chảy máu ồ ạt hoặc nhiễm trùng. Hậu quả cũng xẩy ra tương tự nếu tổ chức thai còn lưu lại do sẩy thai hoặc nạo phá thai không hoàn toàn. Bóc nhau thai thường có thể thực hiện bằng tay. Loại bỏ các tổ chức thai còn lưu lại có thể tiến hành bằng gây mê và thường cần phải có thủ thuật tiểu phẫu như hút chân không bằng xi lanh. Tại Việt Nam, theo Chuẩn Quốc gia về Sức khỏe sinh sản thì cơ sở cấp cứu sản khoa cơ bản được coi là trạm y tế xã. Tuy nhiên, chức năng thứ 6 là chức năng đẻ có hỗ trợ đường dưới tuyến trạm y tế xã không được làm mà phải được làm ở cơ sở y tế tuyến trên. Điều cần thiết là phải đánh giá tính sẵn có của các cơ sở y tế cho một quần thể để xác định liệu có đủ các cơ sở y tế để phục vụ không. Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy 15% các trường hợp thai nghén có nguy cơ có những tai biến đe doạ tính mạng.Điều quan trọng hơn là tính chất của một cơ sở cấp cứu sản khoa thiết yếu: chăm sóc sản khoa cơ bản hay chăm sóc sản khoa toàn diện. Rõ ràng là một cơ sở y tế chỉ được coi là một “chăm sóc cơ bản” nếu tất cả 6 chức năng chính được thực hiện trong 3 tháng gần đây. Tương tự như vậy, một cơ sở chỉ được coi là “chăm sóc toàn diện” khi cả 6 chức năng trên và thêm 2 chức năng nữa như đã mô tả ở phần trên được thực hiện trong vòng 3 tháng trở lại đây. Đối chiếu với những quy định trong CQG, kết quả điều tra tại 12 tỉnh cho thấy các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và thuốc thiết yếu phục vụ CSSKSS còn chưa đầy đủ [63].

Tạituyến xã phần lớn các trạm y tế không có đủ 6 phòng, chỉ có 37% trạm y tế có ít nhất 4 phòng (trong đó chỉ có 10% số trạm y tế có 4 phòng theo CQG). Nhiều trạm y tế xã không có phòng khám phụ khoa và phòng


KHHGĐ.Trang thiết bị và dụng cụ thiết yếu cho CSSKSS ở các trạm y tế còn thiếu nhiều, trung bình số bộ dụng cụ đầy đủ (7 bộ) cho mỗi trạm y tế không quá 0,8 bộ, thấp hơn nhiều so với CQG. Tại tuyến tỉnh và huyện phần lớn các dụng cụ và trang thiết bị cho CSSKSS đều có nhưng số lượng các bộ phẫu thuật thiếu nghiêm trọng, trung bình không đủ 1 bộ/1 cơ sở y tế [63].

Trang thiết bị phòng chống nhiễm khuẩn: chỉ các cơ sở tuyến tỉnh có đầy đủ 6 loại trang thiết bị/dụng cụ và 5 loại văn bản hướng dẫn qui trình phòng chống nhiễm khuẩn. Ở tuyến huyện, đặc biệt là tuyến xã, phần lớn các cơ sở y tế thiếu 3 trong số 5 loại văn bản hướng dẫn và kính bảo hộ cho người cung cấp dịch vụ.

Thuốc thiết yếu phục vụ CSSKSS tại các trạm y tế không được cung cấp đầy đủ, phần lớn trạm y tế không đủ 10 nhóm thuốc thiết yếu, các loại thuốc trong mỗi nhóm cũng không đầy đủ hoặc quá hạn sử dụng. Phần lớn các trạm y tế xã không có thuốc giảm đau có opi và thuốc an thần.

Đây là một trong những khó khăn thách thức lớn vì việc cung cấp trang thiết bị phải dựa vào kế hoạch chỉ tiêu ngân sách hàng năm nên việc thực hiện không thể đồng bộ cùng mục tiêu chương trình dự án. Các tỉnh được trang bị theo chương trình dự án thì việc đánh giá trang bị cho phù hợp tình hình thực tiễn là cần thiết, tránh hiện tượng cơ sở được trang bị nhưng không có cán bộ sử dụng hoặc điều kiện bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị dẫn đến lãng phí và không hiệu quả.

1.2.2.3. Công tác theo dõi và giám sát:

Trong những năm vừa qua, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và nhà nước cùng với nỗ lực của toàn thể ngành y tế, hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản đã có những tiến bộ rõ rệt. Mạng lưới cung cấp dịch vụ được mở rộng và phát triển, chất lượng dịch vụ từng bước được nâng cao. Với mục đích góp phần tăng cường chất lượng dịch vụ, công tác theo dõi, giám sát, đánh giá trong ngành y tế nói chung và trong hệ thống CSSKSS nói riêng đã


được đầu tư nhiều hơn và có khá nhiều cải thiện. Hệ thống sổ sách, báo cáo đã cung cấp những thông tin chính xác và có giá trị để theo dõi, đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của các cơ sở cung cấp dịch vụ CSSKSS. Thông qua các cuộc giám sát, người cung cấp dịch vụ ở cơ sở cũng được hỗ trợ trực tiếp để họ có thể thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đúng theo Chuẩn quốc gia.

Mục đích chính của công tác TDGSĐG là góp phần đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp và tăng giá trị sử dụng các dịch vụ hiện có của CSSKSS. TDGSĐG sẽ cho biết chất lượng hiện đang ở mức độ nào so với quy định theo Chuẩn quốc gia về CSSKSS của Bộ Y tế, đồng thời cho biết đơn vị nào, tuyến nào, nơi nào đang làm tốt hay chưa tốt, và lý do tại sao. Tuy nhiên, các hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá hiện tại hầu hết mới cung cấp những thông tin để đánh giá việc hoàn thành chỉ tiêu về số lượng hơn là về chất lượng. Quá trình theo dõi, giám sát, đánh giá cũng chưa tuân thủ một quy trình thống nhất, đặc biệt là trong hệ thống cung cấp dịch vụ CSSKSS.

Trên cơ sở các qui định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc men và qui trình kỹ thuật chuyên môn được soạn thảo công phu trong Hướng dẫn Chuẩn Quốc gia về dịch vụ CSSKSS, Hướng dẫn theo dõi, đánh giá, giám sát hướng dẫn phát triển và sử dụng các bảng kiểm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, quy trình thực hiện các kỹ thuật chuyên môn. Hướng dẫn Chuẩn Quốc gia là căn cứ để phát triển các công cụ theo dõi, giám sát các dịch vụ CSSKSS, ngược lại phát triển và sử dụng các công cụ theo dõi, giám sát là động lực thúc đẩy các cơ sở y tế thực hiện nghiêm túc Chuẩn Quốc gia và giúp các nhà quản lý có đủ thông tin để quản lý chất lượng và đánh giá mức độ thực hiện Chuẩn Quốc gia, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời để chỉ đạo thực hiện thành công Chuẩn Quốc gia và Chiến lược CSSKSS.

Tuy nhiên, hiện nay công tác theo dõi, giám sát, đánh giá trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án đều còn nhiều khó khăn và cần phải khắc phục trong giai đoạn tới:


1. Hoạt động giám sát đã được tiến hành ở mọi tuyến, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có quy định rõ ràng về quy chế giám sát và hệ thống báo cáo kết quả hoạt động giám sát ở các tuyến. Kết quả giám sát chưa được sử dụng đầy đủ cho công tác quản lý nâng cao chất lượng dịch vụ. Các công cụ giám sát chưa được phát triển hoàn chỉnh và thống nhất. Giám sát là biện pháp thiết thực để quản lý chất lượng chuyên môn nhưng vẫn thiếu văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện giám sát cho các tuyến.

2. Trong những năm qua đánh giá thực hiện kế hoạch hàng năm được các cơ sở cung cấp dịch vụ CSSKSS tiến hành, nhưng đánh giá chưa theo bài bản, độ tin cậy của kết quả đánh giá chưa cao. Tập huấn về công tác đánh giá chưa được tổ chức đầy đủ cho cán bộ quản lý, các chỉ số đánh giá chưa thống nhất ở các tuyến. Nhiều nhà quản lý còn ít quan tâm đến lập kế hoạch và sử dụng nguồn lực cho đánh giá. Cũng như theo dõi và giám sát, chưa có đủ các văn bản pháp lý quy định và hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ đánh giá, cách tiến hành và sử dụng kết quả đánh giá vào quản lý chất lượng dịch vụ CSSKSS.

3. Trong hệ thống CSSKSS từ trước tới nay tuy chưa thực hiện được theo dõi, giám sát, đánh giá một cách thường xuyên và theo những hướng dẫn thống nhất, nhưng trên thực tế các công tác này cũng đã được thực hiện phối hợp dưới một hình thức quen thuộc gọi là: Công tác chỉ đạo tuyến. Công tác chỉ đạo tuyến được tiến hành từ tuyến trên xuống tuyến dưới. Chỉ đạo tuyến nhằm thống nhất và triển khai các hoạt động quản lý, chuyên môn, kỹ thuật trong ngành phù hợp với kế hoạch hoạt động ưu tiên trong từng giai đoạn. Các cán bộ được phân công chỉ đạo tuyến có nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ cán bộ tuyến dưới thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật, triển khai đúng các yêu cầu nhiệm vụ mới. Cán bộ chỉ đạo tuyến đồng thời cũng thu thập các thông tin và xem xét tiến độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của tuyến trước, tìm hiểu các khó khăn, đề xuất các


biện pháp giúp tuyến dưới giải quyết các vấn đề còn vướng mắc.

Mặc dù những năm gần đây công tác quản lý các dịch vụ CSSKSS đã được Bộ Y tế, Vụ SKBMTE và các cơ sở cung cấp dịch vụ CSSKSS quan tâm nhiều hơn, nhưng để thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia về CSSKSS, Qui định về nhiệm vụ kỹ thuật của các tuyến do Bộ Y tế ban hành và đặc biệt là thực hiện Chuẩn Quốc gia về CSSKSS thì cần có hướng dẫn thực hiện hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá một cách toàn diện và thống nhất cho các tuyến.

1.3. Một số can thiệp về làm mẹ an toàn

Mục tiêu của can thiệp về LMAT là hướng tới làm giảm các yếu tố cản trở các bà mẹ tiếp cận và nhận dịch vụchăm sóc sản khoa và chăm sóc sơ sinh (CSSS). Nhìn chung các giải pháp can thiệp LMAT trên thế giới và Việt nam đều tập trung vào một số giải pháp sau đây [8]:‌

- Hỗ trợ các cơ sở LMAT nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị

y tế và thuốc cần thiết nhằm nâng cao chất lượng và số lượng cơ sở LMAT.

- Đào tạo cán bộ y tế cung cấp dịch vụ LMAT và CSSKSS.

- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các chính sách và các hướng dẫn chuẩn quốc gia về SKSS và LMAT.

- Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về LMAT và SKSS

cùng các loại hình dịch vụ y tế cung cấp tại các cơ sở y tế địa phương.

- Xây dựng, vận hành và duy trì hệ thống chuyển tuyến cộng đồng, đặc biệt cho những vùng xa xôi, có nhiều khó khăn trong vận chuyển bệnh nhân.

1.2.1. Nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị và thuốc cần thiết Đối với một số quốc gia phát triển, ở đó các cơ sở y tế đã được trang bị

tốt về cả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và thuốc thì biện pháp này không


được đề cập nhiều. Ngược lại, với các quốc gia đang phát triển thì đây là một vấn đề hết sức cần thiết.

Tăng cường tính sẵn có của các dịch vụ là bước quan trọng đầu tiên để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ cấp cứu sản khoa. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần ít nguồn lực đầu vào cho việc mở rộng các cơ sở y tế hiện có và tạo điều kiện cho các cơ sở này cung cấp các dịch vụ cấp cứu sản khoa. Những can thiệp này bao gồm: cải tạo các phòng mổ hiện có, cung cấp các thiết bị cho các phòng mổ mới; sửa chữa hoặc mua sắm các trang thiết bị phẫu thuật và tiệt trùng; đào tạo các bác sĩ và điều dưỡng, hộ sinh về các kỹ năng hồi sức cấp cứu sản khoa và tăng cường năng lực quản lý các dịch vụ y tế. Nâng cao năng lực quản lý các dịch vụ y tế bao gồm tuyển đầy đủ nhân viên cho các cơ sở y tế, cung ứng thuốc và các loại vật tư , bảo trì các thiết bị và cơ sở hạ tầng của cơ sở y tế, hệ thống y tế lúc nào cũng sẵn sàng 24/ 24 giờ và chính sách công bằng về giá cả của các dịch vụ y tế. Nâng cao năng lực quản lý các dịch vụ y tế cũng có nghĩa là phải thực hiện theo dõi và đánh giá thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, ngành Y tế đã phối hợp với một số tổ chức quốc tế tiến hành can thiệp về LMAT trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Theo hướng dẫn Chuẩn Quốc gia (CQG), lý tưởng nhất là mỗi trạm y tế (TYT) xã có đủ 6 phòng riêng cho dịch vụ CSSKSS [9]. Ở những địa phương không đủ điều kiện nguồn lực thì ít nhất phải bố trí 4 phòng, bao gồm phòng khám thai + tư vấn, phòng đẻ + thủ thuật, phòng khám phụ khoa và phòng nằm của sản phụ[8].

Theo Hướng dẫn CQG về các dịch vụ CSSKSS, trang bị thiết yếu cho CSSKSS của một TYT xã gồm có 7 loại dụng cụ. Một TYT được coi là đạt CQG vềtrang thiết bịchăm sóc sức khỏe sinh sản (TTB CSSKSS) cần có đủ 3 bộ đỡ đẻ, 1 bộ cắt khâu tầng sinh môn, 1 bộ kiểm tra cổ tử cung, 1 bộ hồi sức

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí