Truyền Thông Nâng Cao Nhận Thức Của Người Dân Về Lmat


- Thành lập đơn nguyên sơ sinh ở các bệnh viện huyện để giảm tử vong sơ sinh

- Thành lập các bệnh viện Sản Nhi ở các tuyến.

- Thành lập khoa vị thành niên (VTN) và nam học ở Trung tâm CSSKSS tỉnh nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

Những văn bản chính sách hỗ trợ việc thực hiện CLCSSKSS có tác dụng tạo dựng hành lang pháp lý cho công tác CSSKS, thực hiện thành công Chiến lược CSSKSS 2001-2010. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế liên quan đến việc thực hiện các chính sách đã được ban hành. Nhiều chính sách đã được ban hành chưa được triển khai do thiếu nguồn lực (kinh phí, con người, cơ sở vật chất). Chương trình CSSKSS đã được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) một cách chính thức từ năm 2008 và bắt đầu có kinh phí chính thức để thực hiện một số chương trình có chính sách như SKSSVTN, phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản/ bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phân tích việc thực hiện cho thấy rằng đối với chính sách tăng cường SKSSVTN thì do không có kinh phí nên chưa triển khai được cung cấp dịch vụ trên diện rộng.

Các văn bản hướng dẫn thực hiện về CSSKSS đôi khi còn chưa thống nhất vớihướng dẫn của các vụ, cục khác nhau.Ví dụ,trong hướng dẫn CQG về CSSKSS cho phép sử dụng thuốc tiêm để giải quyết những trường hợp tiền sản giật, nhưng văn bản về sử dụng danh mục thuốc thiết yếu không có thuốc này được sử dụng ở tuyến xã. Do vậy, hiện nay Vụ SKBMTE đang có những rà soát để phối hợp với Cục QLKCB và Cục Quản lý Dược để đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp [20].

1.2.4. Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về LMAT

Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe có một ví trí đặc biệt trong công tác CSSK nói chung cũng như trong công tác CSSK cho bà mẹ và trẻ sơ


sinh nói riêng. Đó chính là lý do mà Tuyên ngôn Alma Ata từ năm 1978 của thế kỷ trước đã đặt công tác TTGDSK là công tác trọng tâm của CSSKBĐ. Đẩy mạnh và nâng cao công tác thông tin-giáo dục-truyền thông (TT-GD-TT) là một trong những giải pháp quan trọng trong Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản 2001-2010.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Tại Việt Nam, công tác TTGDSK đã được tiến hành từ lâu tuy nhiên kết quả vẫn còn nhiều hạn chế. Trong lĩnh vực CSSKSS, Bộ Y tế đã xây dựng “Tài liệu tuyên truyền vận động thực hiện Chiến lược quốc gia CSSKSS 2001-2010” [73].

Ở Trung ương tập trung vào TT-GD-TT trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhằm chuyển tải những thông điệp chủ chốt trong toàn quốc, đến cộng đồng với các hình thức:

Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 - 7

- Xây dựng và phát sóng trên truyền hình các phóng sự và thông điệp về

chăm sóc sức khỏe sinh sản như: chăm sóc trước, trong và sau khi sinh; phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản/ nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục; sử dụng các biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn, chăm sóc sức khỏe vị thành niên và thanh niên.

- Xây dựng những bộ phim cổ động tuyên truyền về nuôi con bằng sữa

mẹ.

- Tổ chức diễn đàn và phóng sự trên đài truyền hình Việt Nam về tầm quan trọng nuôi con bằng sữa mẹ

- Các bài viết về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, làm mẹ an toàn, chăm sóc

sức khỏe sơ sinh trên báo “Sức khỏe và đời sống”, đồng thời có chuyên mục riêng về làm mẹ an toàn trên mặt báo.

- Xây dựng và cung cấp trong toàn quốc các loại tài liệu giáo dục truyền

thông về làm mẹ an toàn, nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc trẻ sơ sinh,


phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; chăm sóc trẻ HIV/AIDS tại gia đình, phá thai an toàn [73].

Các trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản ngoài việc phổ biến các tài liệu, thông điệp do vụ SKSS (nay là vụ SKBMTE) cung cấp còn tổ chức các đợt chiến dịch tập trung truyền thông theo từng chủ đề nội dung CSSKSS. Bên cạnh các chiến dịch còn thường xuyên tổ chức TT-GD-TT trên các phương tiện truyền thông đại chúng của địa phương về các nội dung về chăm sóc thai nghén, KHHGĐ, sức khỏe vị thành niên, bệnh phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống suy dinh dưỡng…Một số trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh còn xây dựng tạp chí chuyên san về SKSS để phố biến kiến thức cho cộng đồng [72].

Một nghiên cứu vừa được triển khai năm 2008 tại một số tỉnh cũng cho thấy kết quả đáng mừng là hiểu biết của các cán bộ lãnh đạo các cấp gồm tỉnh, huyện và xã là tương đối tốt về một số chính sách SKSS nói chung, trong đó có Chiến lược quốc gia về CSSKKS. Đây là một tín hiệu tốt, bởi vì trong số cán bộ lãnh đạo được phỏng vấn của nghiên cứu này không chỉ có cán bộ quản lý trong ngành y tế - cơ quan chuyên môn trực tiếp chịu trách nhiệm mà còn có cả đại diện lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh – cơ quan chịu trách nhiệm thi hành pháp luật. Chính vì lẽ đó công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản đã nhận được sự quan tâm ủng hộ nhất định của các cán bộ lãnh đạo của cả cấp tỉnh và huyện.

TTGDTT luôn là một giải pháp được ưu tiên đưa lên hàng đầu để có thể tăng cường nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân. Trong giai đoạn qua, nội dung về SKSS đã được chuyển tải rộng rãi tới người dân như KHHGĐ, LMAT, phòng bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, vị thành niên, bình đẳng giới...thông qua nhiều kênh TTGDTT khác nhau. Các kênh TTGDTT được sử dụng nhiều như ti vi, đài, báo ở cấp quốc gia và địa


phương. Bên cạnh đó, rất nhiều các loại hình tài liệu mang nội dung về SKSS như tranh tuyên truyền, tờ rơi, băng đĩa đã được phát triển và phân phát cho các nhóm đối tượng đích. Hàng trăm ngàn người đã và đang tham gia truyền thông về SKSS/SKTD và bình đẳng giới tại Việt Nam. Ở những địa phương có điều kiện kinh tế, có điện thìti vivà radio là những kênh quan trọng. Bên cạnh đó những hình thức truyền thông khác như pano, áp phích hoặc photo dán ở nhà họp thôn, tư vấn tại cơ sở y tế là những hình thức cung cấp thông tin không kém phần quan trọng. Tại một số tỉnh thì những cuộc họp, thi hát về SKSS cũng đóng vai trò lớn trong các kênh truyền thông về SKSS.

Nhận thức được tầm quan trọng của TTGDTT, là yếu tố tạo nhu cầu và nâng cao chất lượng chương trình dân số, SKSS, Chiến lược TTGD chuyển đổi hành vi về dân số, SKSS, KHHGĐ đã được xây dựng và phê duyệt. Đây là một văn bản chính sách góp phần tạo môi trường pháp lý - xã hội và điều kiện thuận lợi trực tiếp thúc đẩy việc triển khai hiệu quả Chiến lược dân số và Chiến lược CSSKSS. Chính sách truyền thông chuyển đổi hành vi được thiết kế thành hai giai đoạn: Chiến lược truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về DS-SKSS, KHHGĐ giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006-2010.Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030 với mục tiêu là “Xây dựng hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành y tế, phát triển dịch vụ y tế đạt trình độ ngang tầm các nước trong khu vực, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống”.

Có những tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực SKSS nhưng chưa phải đã được phổ biến và biết rõ về Chiến lược ngay sau khi văn bản có hiệu lực mà phải một thời gian sau, thông qua làm việc trực tiếp với Bộ Y tế thì mới biết về Chiến lược này và cùng phối hợp với các bên liên quan để triển khai. Mọi người cho rằng cần hiểu được mối liên quan giữa những chỉ tiêu


đưa ra và mục tiêu của chiến lược. Rõ ràng là việc sử dụng các sản phẩm và các kênh truyền thông phù hợp để phổ biến về chính sách nhằm có được sự ủng hộ và cam kết thực hiện các mục tiêu của chiến lược ngay từ đầu và thường xuyên đặc biệt với các đối tượng quản lý ở tuyến cơ sở cần được quan tâm hơn và cải thiện trong thời gian tới… Có như vậy mới có thể huy động sự tham gia tích cực và thường xuyên của các bên liên quan khác nhau trong triển khai các hoạt động CSSKSS, vốn là một điều kiện không thể thiếu, để đảm bảo việc triển khai hiệu quả các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược.

Hiện nay chưa có sự khác biệt rõ rệt về nội dung tài liệu và hình thức truyền thông giữa các tỉnh đồng bằng và tỉnh miền núi.Nhiều sản phẩm truyền thông, như tờ rơi, áp phích, băng rôn, tranh lật, tranh gấp… được sản xuất từ Trung ương và chuyển xuống tuyến dưới, nhưng chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nội dung thông điệp, ngôn ngữ nhiều khi cũng chưa phù hợp với văn hóa địa phương và đặc điểm của đối tượng truyền thông.Trong khi đó năng lực chuyên môn và nguồn lực của tuyến dưới chưa đủ để có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc thù của địa phương.Vì vậy đã hạn chế hiệu quả sử dụng các sản phẩm truyền thông.

Tư vấn là hình thức được đánh giá là có hiệu quả vì vậy năm 2007 được tiếp tục quan tâm triển khai và nâng cao chất lượng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ CSSKSS. Việc tổ chức đào tạo và triển khai mô hình tư vấn lồng ghép KHHGĐ/nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục thông qua việc sử dụng tập tranh lật tư vấn đã hỗ trợ cán bộ y tế tăng cường kỹ năng tư vấn, cập nhật kiến thức về làm mẹ an toàn, KHHGĐ, tự tin khi thực hành tư vấn cho khách hàng, thông tin cung cấp toàn diện, chính xác, tin cậy đặc biệt là lồng ghép nội dung của các chương trình trong Chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản [13].


1.2.5. Mô hình chăm sóc liên tục bà mẹ và trẻ sơ sinh từ nhà đến bệnh viện Đây là một sáng kiến củaTổchức Cứu trợ Trẻ em Mỹ (Save the

Children, US) trước kia và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em quốc tế hiện nay trên toàn cầu trong đó có Việt Nam. Mô hình này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới cả ở châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, mô hình này đã được áp dụng tại 3 tỉnh Khánh Hòa, Đà Nẵng và Quảng Trị giai đoạn 2002-2005, sau đó được mở rộng thêm tại Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế và Vĩnh Long giai đoạn 2006-2010 và hiện nay đang được thực hiện ở Yên Bái, Đắc Lắc và Cà Mau [35].

Save the Children /USA đã phát triển một hình toàn diện nhằm nâng cao sức khỏe của trẻ sơ sinh và bà mẹ, hoạt độngtrong hệ thống chăm sóc sức khỏe sẵn có và huy động sự tham gia của cộng đồng trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Mô hình “Chăm sóc liên tục từnhà tới bệnh viện” (HHCC) đảm bảo sự sẵn có và tiếp cận chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh có chất lượng được cung cấp một cách liền mạch liên tục từ gia đình, cộng đồng, trung tâm chăm sóc sức khỏe và bệnh viện. Sự liên tục lưu tâm tới các dịch vụ sẵn có ngoài cộng đồng, giới thiệu hiệu quả, sự phát triển và chất lượng kỹ năng cán bộ được cải thiện,sử dụng những thực hành và thái độ của những hộ gia đình mẫu để cải thiện và đạt được một tình trạng sức khỏe tốt nhất cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Mô hình này đã được áp dụng thành công tại Khánh Hòa và Đà Nẵng 2005-2008 (giai đoạn 1) và tại Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long 2008-2011 (giai đoạn 2) [47].

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Mỹ đang được hỗ trợ bởi Athlantic Philanthropies cho việc triển khai những can thiệp và dự án nghiên cứu giai đoạn 3 (2012-2015) nhằm giảm tử vong ở bà mẹ và tử vong chu sinh trẻ sơ sinh ở các tỉnh Yên Bái, Đắc Lắc và Cà Mau. Mục tiêu của dự án này là:


(1) Tăng cường khả năng tiếp cận tới dịch vụ cơ bản sẵn có, các trang thiết bị và cung cấp cho bà mẹ và trẻ em ở tất cả các cơ sở y tế từ xã-huyện- tỉnh.

(2) Tăng cường chất lượng sự chăm sóc khẩn cấp và thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh ở các cơ sở y tế từ xã-huyện-tỉnh.

(3) Nâng cao kiến thức,kỹ năng và thực hành chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ sơ sinh tại nhà, cộng đồng và tăng yêu cầu đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

(4) Tăng cường quản lý, sự ủng hộ của xã hội và tạo môi trường sống cho bà mẹ và trẻ sơ sinh ở cả 3 tỉnh trên.

Kết quả của 2 giai đoạn đầu đã tỏ ra rất hiệu quả trong công tác LMAT ở 6 tỉnh, đã làm giảm tỷ số tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh. Đồng thời mô hình này đã thu hút được sự chú ý và đầu tư của Ngành Y tế Việt Nam cũng như các cấp chính quyền ở các tỉnh tham gia vào mô hình [35], [47].

Tóm lại: LMAT tập trung vào CSSKBM trước, trong và sau sinh là một trong những ưu tiên trong CSSKSS đã được TCYTTG xác định cho các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Việc cung cấp các dịch vụ LMAT giữa các quốc gia rất khác nhau cả về số lượng cũng như về chất lượng. Tại Việt Nam, việc cung cấp và sử dụng dịch vụ LMAT trong những năm gần đây đã có những tiến bộ nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn có sự chênh lệch quá lớn giữa các nhóm đối tượng dân số khác nhau, khác nhau giữa các vùng miền, giữa các nhóm dân tộc khác nhau.

Các mô hình can thiệp về LMAT đã được triển khai và có được những kết quả tốt ở một số địa điểm khác nhau trên thế giới cũng như trong toàn quốc. Các biện pháp can thiệp tập trung chủ yếu vào người cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ và môi trường chính sách thuận lợi cho cung cấp và sử dụng dịch vụ LMAT. Các biện pháp can thiệp bao gồm:


(1) nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị y tế và thuốc cần thiết nhằm nâng cao chất lượng và số lượng cơ sở LMAT

(2) đào tạo cán bộ y tế cung cấp dịch vụ LMAT và CSSKSS

(3) xây dựng và thực hiện nghiêm túc các chính sách và các hướng dẫn chuẩn quốc gia về SKSS và LMAT

(4) truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về LMAT và SKSS cùng các loại hình dịch vụ y tế cung cấp tại các cơ sở y tế địa phương

(5) Xây dựng, vận hành và duy trì hệ thống chuyển tuyến cộng đồng, đặc biệt cho những vùng xa xôi, có nhiều khó khăn trong vận chuyển bệnh nhân.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022