Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC HÌNH‌


Hình 1. 1. Diễn biến phạm vi phân bố của rạn san hô tại Vịnh Hạ Long - Cát Bà từ năm 1995 đến năm 2011 26


Hình 3. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh 36

Hình 3. 2. Quảng Ninh trong Quy hoạch xây dựng vùng duyên hải Bắc Bộ 37

Hình 3. 3. Thông tin về KBTTN 79

Hình 3. 4. Số liệu về DL sinh thái 68

Hình 3. 5. Ý kiến khảo sát về những điểm không hài lòng khi đi thăm quan các khu bảo tồn thiên nhiên 69

Hình 3. 6. Kinh nghiệm công tác tại đơn vị đang công tác của người khảo sát 71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Hình 3. 7. Kết quả khảo sát về kinh nghiệm trong BTĐDSH 71

Hình 3. 8. Hình thức tiếp cận thông tin về bảo tồn ĐDSH 71

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh - 2

Hình 3. 9. Kết quả một số câu hỏi khảo sát liên quan đến bảo tồn ĐDSH 72

Hình 3. 10. Kết quả khảo sát hiểu biết về sinh vật ngoại lai 72

Hình 3. 11. Kết quả khảo sát về ý thức người dân đối với công tác bảo tồn ĐDSH Hình 3. 12 Kết quả khảo sát về việc tham gia đóng góp kinh phí, công sức trong BTĐDSH 73

Hình 3. 13. Kết quả khảo sát về công tác quản lý nhà nước về ĐDSH 74

Hình 3. 14. Kết quả khảo sát về hiện trạng ĐDSH tỉnh Quảng Ninh 74

Hình 3. 15. Kết quả điều tra về công tác truyền thông dễ tiếp cận 82

Hình 3. 16. Các cách thức người khảo sát tiếp cận thông tin liên quan đến bảo tồn Đa dạng sinh học 83

Hình 3. 17. Ý kiến về công tác quản lý tại các khu bảo tồn thiên nhiên 97

Hình 3. 18. Ý kiến về việc để người dân tại các KBT tham gia bảo tồn 85

Hình 3. 19. Kết quả khảo sát về sở thích thăm quan các 85

Hình 3. 20. Kết quả khảo sát về điều người thăm quan tìm kiếm khi thăm quan các KBTTB và du lịch sinh thái 86

Hình 3. 21. Kết quả khảo sát về việc nuôi trồng các loài sinh vật hoang dã 89 Hình 3. 22. Kết quả khảo sát về công tác quản lý SV ngoại lai xâm hại 89

MỞ ĐẦU


I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quảng Ninh là vùng đất có nhiều hệ sinh thái: đồi núi, đồng bằng, thủy vực nội địa, rừng ngập mặn,biển và hải đảo. Đây là cái nôi của nhiều loài thực, động vật bản địa phát triển.

Đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh là phong phú và có giá trị lớn về bảo tồn gen, bảo vệ môi trường, ngăn ngừa lũ lụt, biến đổi khí hậu, chống xói mòn đất, bảo tồn nguồn nước, cải thiện chất lượng môi trường và giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên do tốc độ gia tăng dân số nhanh; phát triển nông, công nghiệp, tốc độ đô thị hóa cao, sự phân hóa giàu nghèo rò rệt và quản lý tài nguyên còn hạn chế nên ĐDSH ở Quảng Ninh đã bị suy giảm đáng kể (giảm về diện tích các vùng sinh thái tự nhiên, số loài, mật độ loài) [46].

Hiện nay dưới áp lực của sự phát triển kinh tế xã hội và mở rộng hợp tác, tài nguyên sinh học của tỉnh Quảng Ninh đang bị suy thoái mà một trong những nguyên nhân là do công tác quản lý Nhà nước về ĐDSH còn nhiều bất cập:

- Chức năng quản lý, bảo vệ rừng do Cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì;

- Chức năng quản lý ĐDSH do sở Tài Nguyên và Môi trường chủ trì;

- Chức năng nghiên cứu về ĐDSH do sở Khoa học Công nghệ chủ trì;

- Chức năng quản lý, bảo vệ ĐDSH của Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn, Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử… do các Ban quản lý của các đơn vị này quản lý;

- Quản lý rừng và các loại tài nguyên sinh học trên địa bàn do Ủy ban nhân dân các cấp đảm nhận.

Giữa các đơn vị này chưa có sự phối hợp đồng bộ trong quản lý bảo tồn ĐDSH và tài nguyên sinh vật. Chính vì vậy, mặc dầu là tỉnh ven biển, vốn có diện tích rừng tự nhiên lớn, có các hệ sinh thái rừng ngập mặn quý giá, các hệ sinh thái trên cạn, các hệ sinh thái đất ngập nước, các hệ sinh thái đảo và biển có tính ĐDSH phong phú nhưng đến nay vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, chưa có một chiến lược sử dụng hợp lý tài nguyên sinh học, chưa có một Quy hoạch bảo tồn ĐDSH; một số

khu Bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia đã được thành lập nhưng thành tựu bảo tồn chưa được như mong muốn.

Đồng thời, với định hướng dịch chuyển từ “tăng trưởng nâu” sang “tăng trưởng xanh” của tỉnh Quảng Ninh, công tác phục hồi, phát triển và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn ĐDSH, bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết và cấp bách.

Với những ý nghĩa như vậy, xuất phát từ thực tiễn của tỉnh, tác giả chọn đề tài nguyên cứu: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh”.

II. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu

Mục tiêu chung: Tăng cường công tác bảo tồn ĐDSH nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững tại tỉnh Quảng Ninh.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá hiện trạng ĐDSH tỉnh Quảng Ninh.

- Xác định các nguyên nhân, mối đe dọa đối với ĐDSH

- Đánh giá hiện trạng công tác bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất các giải pháp tăng cường bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Đối tượng nghiên cứu:

- ĐDSH tỉnh Quảng Ninh (các hệ sinh thái, loài và nguồn gen).

- Công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh.

III. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

IV. Câu hỏi nghiên cứu

- Hiện trạng ĐDSH tại địa bàn nghiên cứu như thế nào?

- Những nguyên nhân làm suy giảm ĐDSH trên địa bàn nghiên cứu?

- Những hoạt động đã được thực hiện để bảo tồn đa dạng trên địa bàn tỉnh?

- Hiệu quả của các hoạt động đã được tiền hành?

- Những tồn tại, thánh thức trong quá trình triển khai các hoạt động bảo tồn?

- Những bài học kinh nghiệm nào để phát huy những hiệu quả đã đạt được?

- Những nguyên nhân cho những tồn tại, thách thức trong công tác bảo tồn là gì?

- Từ những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm xác định được ở trên, đề xuất một số giải pháp để tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc, thách thức và phát huy hiệu quả trong công tác bảo tồn.

V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của dự án là tài liệu cho các nhà quản lý nghiên cứu, quyết định áp dụng các phương án, đề xuất vào trong công tác bảo tồn tại địa phương. Qua đó bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù của Quảng Ninh, các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị đe doạ thu hẹp hay huỷ hoại do hoạt động kinh tế con người; Bảo vệ các bộ phận ĐDSH đang bị đe doạ do khai thác quá mức hay bị lãng quên; Phát huy và phát hiện các giá trị sử dụng của các bộ phận ĐDSH trên cơ sở phát triển bền vững các giá trị tài nguyên, phục vụ các mục tiêu kinh tế của đất nước.

- Các kết quả nghiên cứu chính: Hiện trạng ĐDSH; Hiện trạng công tác bảo tồn; Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn ĐDSH trên đạ bàn tỉnh Quảng Ninh.

V. Kết cấu luận văn

Luận văn được trình bày gồm có các phần: Mở đầu, 3 chương chính, kết luận

– khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, cụ thể như sau: Mở đầu

Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương II. Địa điểm, thời gian, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu luận văn

Chương III: Kết quả nghiên cứu Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo Phụ lục

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Tổng quan về ĐDSH

1.1.1.1 Khái niệm Đa dạng sinh học

Theo Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF (1989): Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường, theo đó Đa dạng sinh học bao gồm: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.

Theo Công ước về Đa dạng sinh học thì Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài, giữa các loài, và các hệ sinh thái [22].

Theo Luật đa dạng sinh học (2008): đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên [32].

Dù cách thức diễn đạt có khác nhau nhưng tựu chung lại 03 khái niệm trên đều xác định đa dạng sinh học bao gồm:

- Đa dạng hệ sinh thái: bao gồm sự khác biệt giữa các quần xã sinh vật, là sự phong phú về trạng thái và tần số của các hệ sinh thái khác nhau.

- Đa dạng loài: bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm.

- Đa dạng di truyền (hay còn gọi là đa dạng gen): bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.

Nói cách khác, ĐDSH là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất, là sự đa dạng của sự sống ở tất cả các dạng, các cấp độ và các tổ hợp giữa chúng. Đó không chỉ là tổng số của các hệ sinh thái, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau.

1.1.1.2 Giá trị của đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh học góp phần rất quan trọng trong duy trì sự sống trên trái đất, ổn định khí hậu, giảm nhẹ thiên tai. Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người. Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình sinh địa hoá, đảm bảo sự liên tục của chuỗi thức ăn trong tự nhiên, giảm các ảnh hưởng xấu do các tai biến thiên nhiên như lũ cuốn, mưa lốc... , góp phần ứng phó với biến đối khí hậu, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Các quần xã sinh vật trong tự nhiên cũng góp phần rất quan trọng trong việc phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, và các chất thải sinh hoạt...

- Đa dạng sinh học cung cấp giá trị sử dụng cho tiêu thụ: ĐDSH là yếu tố cơ bản để hình thành thực phẩm, dược phẩm, nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh…. Các hoạt động phát triển của con người, đặc biệt là tại các nước đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên. Việc phát huy, sử dụng, bảo tồn các giá trị của đa dạng sinh học đang ngày càng được quan tâm, nghiên cứu, phát triển.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp: ĐDSH cung cấp nguồn gen để nâng cao chất lượng vật nuôi cây trồng. Một trong những giá trị của ĐDSH được thể hiện rò ràng là đa dạng di truyền trong nông nghiệp. Năng suất đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật (các hợp chất hoá học và máy móc) và yếu tố di truyền (như sức chống chịu, chất lượng, năng suất...).

- Phục vụ đời sống tinh thần, nghệ thuật, thẩm mỹ và văn hoá: các yếu tố thiên nhiên, ĐDSH rất phổ biến trong các tác phẩm điêu khắc, văn học, thần thoại, tín ngưỡng và thể hiện những ý nghĩa thân thuộc, sâu sắc cũng như trong đời sống thường ngày của nhân dân [8, 11, 22].

Những giá trị kinh tế gián tiếp của ĐDSH như các quá trình xảy ra trong môi trường và các chức năng của hệ sinh thái là những mối lợi không đo đếm được và nhiều khi là vô giá. Do những lợi ích này không phải là hàng hoá hay là dịch vụ nên thường không tính đến trong quá trình tính toán giá trị GDP của quốc gia. Tuy vậy, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các sản phẩm tự nhiên mà nền kinh tế các nước không bị phụ thuộc.

1.1.1.3 Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học

Sự mất mát và suy giảm ĐDSH có thể được tổng hợp thành 4 nhóm nguyên nhân chính.

a. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư:

Các hoạt động phục vụ phát triển kinh tế xã hội của con người là nguyên nhân chính làm mất đi nơi sinh cư của các loài sinh vật, phá hủy các hệ sinh thái như chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác hủy diệt.... Ngoài ra còn phải kể đến các thảm họa thiên nhiên như bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh... cũng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của các loài sinh vật. Ví dụ như hệ sinh thái rừng. Đây là một hệ sinh thái lớn, là nơi cư trú cho hầu hết các loài sinh vật hoang dại, đặc biệt các loài có xương sống (thú, chim, bò sát). Những vùng bị mất rừng đã mất đi hoặc thu hẹp lại môi trường sống hay nơi cư trú của các loài.

b. Sự khai thác quá mức

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng tăng, cùng với áp lực lớn vì sự gia tăng dân số, số lượng sinh vật khai thác ngày càng nhiều, với tốc độ nhanh. Cùng với đó, việc khai thác, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên, khai thác trái phép, khai thác tận diệt cũng làm tài nguyên bị suy kiệt nhanh chóng.

c. Ô nhiễm môi trường

Các hoạt động phát triển của con người phát thải ra các chất thải vượt qua khả năng tự phân hủy của môi trường và làm ô nhiễm môi trường. Các hoạt động như khai khoáng, chất thải công nghiệp, chất thải đô thị, chất thải nông nghiệp... đã gây quá tải đối với môi trường, làm mất môi trường sống của các loài sinh vật, làm ảnh hưởng đến các quá trình, cơ chế phát triển của sinh vật và làm cho sinh vật không thể thích nghi hoặc đào thải, dẫn đến suy giảm, mất ĐDSH.

d. Ô nhiễm sinh học

Sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai mà không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng đến các loài khác như sự cạnh tranh, sự an mồi hoặc qua ký sinh

trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa. Có thể nêu ra đây một số ví dụ như sự du nhập của cây Trinh nữ hay còn gọi là cây Mai dương (Mimosa pigra), cây Dây leo (Centrosoma pubescen) thuộc họ Fabaceae; cỏ Lông tây (Brachiara mutica) thuộc họ Poaceae, cây Leo (Mikunia microcantha) thuộc họ Asleraceae... vào Việt Nam. Với tốc độ lan truyền nhanh, chúng lấn át các loài thực vật tại bản địa.

1.1.1.4. Tác động của việc mất, suy giảm đa dạng sinh học đến đời sống

Sự suy thoái ĐDSH trên Trái đất đang hàng ngày hàng giờ âm thầm phá huỷ khả năng phát triển của loài người.

- Cùng với sự suy giảm ĐDSH, chất lượng các nguồn tài nguyên bị suy thoái. Do việc mất thảm thực vật nên xói mòn đất, sạt lở đất xảy ra với tần suất lớn, mức độ nguy hại tăng đồng thời lũ quét cũng có mức độ tàn phá cao hơn. Việc đất màu bị rửa trôi khiến ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, tác động đến sinh vật thủy sinh do độ đục tăng cao, gây bồi lấp các hồ chứa, ảnh hướng đến hoạt động giao thông, sản xuất…

- Mất ĐDSH là tác nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu: nền nhiệt tại các đô thị có sự giao động lớn, các hiện tượng bão, lũ, hạn hán, thời tiết thay đổi thất thường xuất hiện ngày càng nhiều và với sức ảnh hưởng mạnh.

- Tăng chi phí để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đảm bảo cuộc sống của nhân dân. Thế hệ tương lai không được nhận những giá trị đa dạng đã bị mất [8, 11, 22].

1.1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học

1.1.2.1. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học

Theo Luật đa dạng sinh học của Việt Nam năm 2008, Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, môi trường; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ, bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền [32].

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí