Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp ngăn chặn, kiểm soát một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình

Trang

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí ô tiêu chuẩn (OTC) thực vật ngoại lai trên địa

bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang


24

Hình 2.2. Sơ đồ vị trí ô tiêu chuẩn (OTC) động vật ngoại lai trên địa

bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang


25

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Na Hang

27

Hình 3.2. Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata)

32

Hình 3.3. Các cá thể ốc bươu vàng trong khu vực ao cạn

33

Hình 3.4. Trứng ốc bươu vàng được đẻ lên một khúc gỗ trong ao

nước


34

Hình 3.5. Hình thái ngoài của ốc sên Châu Phi Achatina fulica

37

Hình 3.6. Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn)- Pterygoplichthys pardalis

38

Hình 3.7. Hình thái cây Bèo tây - Eichhornia crassipes

40

Hình 3.8 và 3.9: Cây ngũ sắc - Lantana camara

42

Hình 3.10. Cỏ lào Chromolaena odorata

43

Hình 3.11. Trinh nữ móc Mimosa diplotricha

45

Hình 3.12. Cây Trinh nữ thân gỗ (Mai dương) Mimosa pigra xâm lấn

48

Hình 3.13. Cá rô phi đen -Oreochromis mossambicus

49

Hình 3.14. Cây cứt lợn (Ageratum cornyzoides)

51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp ngăn chặn, kiểm soát một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang - 2


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Cùng với sự hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay, ngày càng có nhiều hơn những tác động mạnh mẽ và sự cố tiêu cực từ các hoạt động sản xuất của con người và từ thiên nhiên ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên. Trong đó việc suy giảm đa dạng sinh học (ĐDSH), sự biến đổi các hệ sinh thái (HST) được xem là một vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay. Một trong những nguyên nhân có sức ảnh hưởng nhất tới đa dạng sinh học chính là sự xâm nhập, lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Theo Công ước quốc tế Đa dạng sinh học (CBD) “xâm hại của các sinh vật ngoại lai chính là một trong những nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học, ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành kinh tế quan trọng như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và tới sức khỏe con người. Chúng tác động tiêu cực đến hệ động thực vật bản địa, gây hại môi trường và làm thiệt hại kinh tế địa phương”. Sinh vật ngoại lai xâm hại có mặt trong tất cả các nhóm phân loại chủ yếu, bao gồm các loài vi rút, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật cao, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú. Sự xâm lấn và lan rộng của sinh vật ngoại lai có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài, tác động tiêu cực tới hệ thống nông nghiệp, kinh tế - xã hội và sức khỏe của con người.

Ở Việt Nam, tuy chưa có đánh giá đầy đủ về tác động của sinh vật ngoại lai, nhưng SVNL đã và đang gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến tổn hại kinh tế và môi trường ở nhiều vùng trong cả nước. Hiện nay, các loài sinh vật ngoại lai (SVNL) vẫn tiếp tục được nhập vào nước ta qua nhiều con đường khác nhau nhưng không được kiểm soát một cách chặt chẽ. Chính vì vậy, sinh vật ngoại lai xâm hại đang đề ra những bài toán nan giải về cách thức quản lý và kiểm soát chúng một cách hiệu quả để đảm bảo các cam kết trong Công ước quốc tế Đa dạng sinh học(CBD), đảm bảo vốn đa dạng sinh học bền vững.

Thực hiện Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt


Nam đến năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện đánh giá sơ bộ về các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Qua thống kê, đánh giá cho thấy trên địa bàn các huyện, thành phố của tỉnh Tuyên Quang đã xuất hiện một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại, trong đó huyện Na Hang mới chỉ điều tra đánh giá được 1,2 điểm điển hình trên địa bàn huyện nên số liệu thống kê, đánh giá chưa được đầy đủ và chi tiết đến từng vùng của huyện Na Hang.

Na Hang là huyện miền núi, nằm về phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, tổng diện tích tự nhiên là 86.353,7 ha, trong đó đất lâm nghiệp có rừng 75.134ha chiếm 87,01% tổng diện tích tự nhiên , với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới gió mùa thường xanh đã mang lại cho huyện những lợi thế lớn về nghề rừng, chăn nuôi và trồng trọt. Với lợi thế địa hình, đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu, hệ sinh thái đa dạng, có nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu. Đồng thời với các điều kiện như vậy cũng tạo điều kiện cho các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn và phát triển. Chính vì vậy việc thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp ngăn chặn, kiểm soát một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội của địa phương.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu sự phân bố, ảnh hưởng của một số sinh vật ngoại lai xâm hại đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, đa dạng sinh học.

- Đề xuất các giải pháp để quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa và diệt trừ một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo an toàn sinh học.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.1. Ý nghĩa khoa học

- Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ công tác chuyên môn trong công tác quản lý tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học.


- Là tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý sinh vật ngoại lai.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là thông tin giúp cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương tham khảo, xây dựng kế hoạch, lồng ghép vào các chính sách về quản lý đa dạng sinh học, kiểm soát sinh vật ngoại lai.

- Các giải pháp đề xuất của đề tài là thông tin giúp địa phương áp dụng để quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa, diệt trừ một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở pháp lý


- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014.


- Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008.

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.


- Quyết định số 1250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/07/2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 17/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát SVNL xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020 định hướng đến năm 2030.

- Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 26/09/2013 quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại.

- Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại.

1.2. Cơ sở khoa học của đề tài


1.2.1. Sinh vật ngoại lai


Theo Công ước quốc tế về ĐDSH (CBD) cho rằng: “SVNL là loài, phân loài hay đơn vị phân loại thấp hơn được đưa ra khỏi vùng phân bố tự nhiên của chúng, kể cả các bộ phận bất kỳ của sinh vật như các giao tử (gametes), hạt thực vật, trứng động vật hay chồi mầm của những loài này có thể sống sót và sau đó sinh sản được”. Theo IUCN (2003), sinh vật ngoại lai là một loài, phân loài hoặc một taxon thấp hơn, kể cả


bất kỳ bộ phận, giao tử hoặc chồi mầm có khả năng sống sót và sinh sản, xuất hiện ngoài vùng phân bố tự nhiên trước đây và phạm vi phát tán tự nhiên của chúng.

Theo đó, tại khoản 18 điều 3 Luật đa dạng sinh học Việt Nam năm 2008 định nghĩa “Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng”.

Theo Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE), SVNL có nguồn gốc từ một khu vực, du nhập đến khu vực khác bằng nhiều con đường khác nhau, như: phát tán tự nhiên, du nhập có chủ đích (Du nhập có chủ đích được phép, du nhập có chủ đích không được phép), du nhập không chủ đích (ngẫu nhiên).

1.2.2. Loài xâm hại


Thuật ngữ này trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên những cách định nghĩa đều xuất phát từ các khía cạnh kinh tế, xã hội khác nhau. Có những định nghĩa chỉ dành cho thực vật như Crink và Fuller (1995): “Loài thực vật xâm hại là một loài thực vật ngoại lai phát tán một cách tự nhiên (không có sự hỗ trợ trực tiếp của con người) trong nơi ở tự nhiên hay bán tự nhiên và gây ra sự thay đổi đáng kể về thành phần, cấu trúc hay các quá trình sinh thái”; hay Richardson và nnk (2001): “Thực vật xâm hại là những loài thực vật tự nhiên sinh ra thế hệ con cái có khả năng tái sinh với số lượng lớn ở cách xa nơi ở của bố mẹ và có khả năng phát triển trên vùng rộng”.

Hay theo NARO (2009),“sinh vật xâm hại là những loài đã tạo lập quần thể và tự phân tán, hoặc có tiềm năng tạo lập quần thể và phát tán ở ngoài vùng phân bố tự nhiên và sau đó đe doạ các HST, nơi ở của các loài khác hoặc đe doạ loài khác, có tiềm năng gây hại về kinh tế và môi trường, có hại có sức khoẻ con người”. Nghĩa là những loài động thực vật du nhập vào vùng bản địa và nhanh chóng sinh sôi và phát triển một cách khó kiểm soát trở thành một hệ động thực vật thay thế và đe doạ nghiêm trọng đến hệ động thực vật bản địa và sự tồn tại của môi trường hệ sinh thái bản địa.

Theo các nghiên cứu, phần lớn các loài xâm hại là loài ngoại lai, nhưng không phải loài ngoại lai nào cũng là loài xâm hại. Mặt khác, loài bản địa cũng có thể trở thành loài xâm hại trong điều kiện có những sự thay đổi của môi trường (như sự chăn


thả quá mức, hoả hoạn, thay đổi chế độ dinh dưỡng, sự chiếm cứ nơi ở của một số loài xâm lấn,…), ví dụ như loài keo bản địa của Uganda là Acacia hockii, loài này đã trở thành loài xâm hại ở nhiều vùng đất đồng cỏ bởi khi số lượng các động vật lớn tại đây suy giảm đã là tác nhân tự nhiên kìm hãm đối với loài keo này (NARO, 2009).

1.2.3. Loài ngoại lai xâm hại


Trong số những loài du nhập được cho phép (như các loài sinh vật giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật, nấm,…) một số loài đã có tác động tích cực tại nơi ở mới và mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các quốc gia nhập nội chúng, ví dụ như các dòng rô phi, cá chép được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam nhằm đa dạng hoá giống loài và tăng sản lượng thuỷ sản làm thực phẩm. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số loài có tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học tại nơi chúng du nhập vào bởi lẽ chúng có các đặc tính cơ bản như sinh trưởng, sinh sản rất nhanh, khả năng sinh sản cao, biên độ sinh thái rộng, thích ứng dễ dàng với những thay đổi của môi trường tại nơi chúng du nhập đến, khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn và nơi cư trú lớn, và đặc biệt là khả năng phá tán rộng rãi; chúng để lại những hậu quả xấu cho nền kinh tế các nước nhập khẩu. Chúng lấn át, loại trừ và làm suy giảm các loài sinh vật và nguồn gen, phá vỡ cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, phá hoại mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng và vật nuôi, thậm chí ảnh hưởng đến sức khoẻ con người,… những loài đó được gọi là loài ngoại lai xâm hại.

Theo đó, các định nghĩa về loài ngoại lai xâm hại được nêu rò ràng hơn với Công ước quốc tế về ĐDSH (CBD) sinh vật ngoại lai xâm hại là loài sinh vật ngoại lai đã tạo lập được quần thể và phát tán, đe dọa các hệ sinh thái, nơi ở hoặc loài sinh vật khác, gây ra những tác hại về kinh tế và môi trường (CBD News, 2001). Hay theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) năm 2003, SVNL xâm hại là một loài SVNL đã thích nghi và phát triển trong một HST hoặc mơi ở mới (tự nhiên hoặc bán tự nhiên) và là nguyên nhân gây ra sự thay đổi, đe doạ ĐDSH bản địa”. Ở Việt Nam, Luật đa dạng sinh học năm 2008 định nghĩa “Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển”. Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định


loài ngoại lai xâm hại được xác định dựa trên các tiêu chí như sau:


- Đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn hoặc gây hại đối với các sinh vật bản địa, phát tán mạnh hoặc gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển ở Việt Nam;

- Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học và được ghi nhận là xâm hại ở khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm có biểu hiện xâm hại.

Sinh vật ngoại lai xâm hại gây ra những hậu quả lâu dài và khó kiểm soát không chỉ đối với việc phá vỡ cân bằng sinh thái, làm giảm ĐDSH, làm suy yếu các chức năng của HST, mà còn gây thiệt hại đáng kể về kinh tế xã hội, sức khoẻ con người. Theo nghiên cứu của IUCN/SSC/ISSG (2004), hàng năm những chi phí cho phòng chống các loài SVNL xâm hại ở trên thế giới ước tính giá trị đạt 400.000 triệu USD, chi phí kinh tế liên quan ước tính khoảng 400 tỷ USD.

1.2.4. Cơ sở phân mức độ xâm hại


Sinh vật ngoại lai có mặt trong tất cả các nhóm phân loại chủ yếu, bao gồm virus, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật bậc cao, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Một trong những nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học hiện nay là do các loài sinh vật xâm lấn. Tuy nhiên chưa có một tiêu chuẩn thống nhất nào để tính mức độ xâm hại của các SVNL xâm hại. Theo Kevin Heffernan Stewardship (2014), mức độ xâm hại (I-Ranks) chia làm 3 cấp: Mức xâm hại cao (H), gây hại nghiêm trọng đến các loài bản địa, quần xã tự nhiên hoặc khía cạnh kinh tế; Mức xâm hại trung bình (M), gây hại trung bình đến các loài bản địa, quần xã tự nhiên hoặc kinh tế; Mức xâm hại nguy hại thấp (L), gây hại thấp đến các loài bản địa, quần xã tự nhiên hoặc kinh tế.

Gần đây, các nhà khoa học khuyến nghị đưa ra 5 cấp độ xâm hại: Xâm hại nghiêm trọng(MA); Xâm hại cao (MR); Xâm hại vừa (MO); Ít xâm hại (MI); Rất ít xâm hại (ML) và thiếu dữ liệu (DD). Theo đó, mức xâm hại tăng dựa theo các tiêu chí như: Thay đổi quá trình tự nhiên như dòng chảy, tính chất hóa học của đất; xâm nhập vào các khu vực tự nhiên; gây tác động tiêu cực đến các loài bản địa quý hiếm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022